Sự quan tâm của Toà Thánh đối với Đông Âu và Đông Phương


Nội dung bài phỏng vấn ĐHY Pietrro Parolin, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, về sự quan tâm của Toà Thánh đối với Đông Âu và Đông Phương

Sau hai chuyến viếng thăm Bielorussia năm 2015 và Ucraina năm 2016, vào cuối tháng 8 tới đây ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh sẽ viếng thăm Nga. Qua các chuyến viếng thăm này Toà Thánh khẳng định sự chú ý của mình đối với Đông Âu và các thế quân bình mới nảy sinh sau khi đế quốc Liên Xô sụp đổ và đặc biệt là nước Nga. Đó là điều chúng ta đã nhận ra trong các sứ điệp mà ĐTC Phanxicô đã gửi cho tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiều dịp khác nhau, và trên một bình diện khác không kém ảnh hưởng, là bình diện đối thoại đại kết kể từ cuộc gặp gỡ giữa Giám Mục Roma với Đức Thượng Phụ Mátscơva Kirill I tại thủ đô La Habana của Cuba hồi năm ngoái 2016.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh đã dành cho nhật báo “Mặt trời 24 giờ” về vấn đề này.

Hỏi: Thưa ĐHY chuyến viếng thăm của ĐHY được tháp vào lộ trình này như thế nào?

Đáp: Sự chú ý của Toà Thánh đối với Đông Âu không phải mới có ngày nay, nhưng đã có từ lâu đời rồi và đã không thuyên giảm, kể cả trong những năm đen tối nhất. Toà Thánh đã luôn luôn coi là quan trọng các tương quan với  Đông Âu và với nước Nga trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Có hai biến cố ý nghĩa thật đáng nhớ nhưng ít người biết tới. Trong chuyến viếng thăm Roma hồi năm 1845 Nga hoàng Nicola I đã hội kiến với ĐGH Gregorio XVI hai lần.

Hai năm sau Nga hoàng đã ký một thỏa hiệp với Đức Pio XI. Các Giáo Hội địa phương đã sát cánh với các dân tộc của mình cả trong những lúc thê thảm nhất  của các cuộc bách hại. Không phải chỉ có sự kiện nó gần biên giới Âu châu khiến cho Đông Phương quan trọng, mà cả địa vị lịch sử của nó trong bối cảnh của nền văn minh , của nền văn hoá và niềm tin kitô của nó nữa. Có người nhận xét rẳng khi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tưởng tượng một Âu châu trải dài từ Đại Tây Dương tới vùng Ural, ngài đã không nghĩ tới một “chủ trương bành trướng tây âu, nhưng nghĩ tới một sự gần gũi hiệp nhất hơn của toàn đại lục.

Hỏi: Sau các năm khó khăn tiếp nối sự sụp đổ của Liên Xô, ngày nay chúng ta đang chứng kiến việc Matscơva trở lại chính trường quốc tế. Đây là một việc trở lại hiếu chiến. Chỉ cần nghĩ tới Ucraina và Siria thì đủ biết. ĐHY nghĩ thế nào?

Đáp: Đương nhiên là đã có một giai đoạn không chắc chắn liên quan tới lập trường của nước Nga đối với nhiều vấn đề khác nhau, nhưng tôi không nghĩ rằng có thể nói là quốc gia này cả trong những lúc khó khăn nhất, đã ra khỏi sân khấu quốc tế. Ngày nay người ta thường nhấn mạnh trên các khác biệt giữa các nước tây âu và Nga, làm như thể chúng là hai thế giới khác biệt, mỗi bên với các giá trị riêng, lợi lộc, sự kiêu hãnh quốc gia hay liên quốc gia của mình, và cả đến một quan niệm về quyền quốc tế chống lại các nước khác nữa. Trong một bối cảnh như thế thách đố là việc góp phần hiểu biết nhau hơn giữa các nước có nguy cơ trình diện mình như hai cực đối kháng nhau.

Cố gắng tìm hiểu nhau không có nghĩa là bên này nhượng bộ lập trường của bên kia, nhưng có nghĩa là một cuộc đối thoại kiên nhẫn, xây dựng và tôn trọng. Cuộc đối thoại này càng quan trọng hơn liên quan tới nguồn gốc của các cuộc xung đột thường xuyên xảy ra và liên quan tới các vấn đề có nguy cơ gây ra việc gia tăng căng thẳng. Trong nghĩa đó vấn đề hoà bình và tìm kiếm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng  khác nhau đang xảy ra phải được đặt lên trên bất cứ lợi lộc quốc gia hay thiên vị nào. Ở đây không thể có các kẻ thắng người thua. Nhân nhượng trên các lợi lộc riêng rẽ là một trong các đặc tính trong thời trở lại của các khuynh hướng quốc gia này khiến cho người ta không nhìn thấy khả thể của một tai ương có thể xảy ra. Tôi xác tín rằng nhấn mạnh trên điểm này thuộc sứ mệnh của Toà Thánh.

Hỏi: Liên quan tới các xung đột đang xảy ra ĐTC Phanxicô đã mạnh mẽ nhắc tới việc sử dụng đồi bại tôn giáo, khi Ngài phát biểu trước Quốc Hội Hoa Kỳ, có đúng thế không thưa ĐHY?

Đáp: Vâng, đúng thế. ĐTC đã nói rằng thế giới chúng ta luôn ngày càng là một nơi của các xung khắc bạo lực, thù hận và bạo lực tàn ác, bị vi phạm nhân danh cả Thiên Chúa và tôn giáo nữa và ngài nói tiếp: Chúng ta biết rằng không có tôn giáo nào được miễn khỏi các hình thức lừa dối cá nhân hay quá khích ý thức hệ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải đặc biệt chú ý tới mọi hình thức cuồng tín tôn giáo cũng như mọi thứ khác. Cần có một thế quân bình tế nhị để chống lại bạo lực nhân danh một tôn giáo, một ý thức hệ, hay một hệ thống kinh tế, trong khi đồng thời phải cứu vãn tự do tôn giáo, tự do trí thức và các quyền tự do cá nhân. Nó là một sự quân bình khó khăn trong đó cũng có việc bảo vệ các cộng đoàn kitô và mọi cộng đoàn có nguy cơ bị thù hận đảo lộn.

Hỏi: Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ĐTC Phanxicô và các lời ngài phát biểu trước Quốc Hội giờ đây được đọc lại, với chính quyền mới, ĐHY có thấy rằng xem ra chúng xa vời không?

Đáp: Cần có thời gian để phán đoán. Không thể vội vã được. Một chính quyền mới, khác và đặc biệt như vậy, và không phải chỉ vì các lý do chính trị, các biến cố xảy ra lần đầu tiên, sẽ cần thời gian để tìm ra thế quân bình của nó. Mọi phán đoán vội vã, cả khi có thể gây kinh ngạc việc phơi bầy của sự không chắc chắn. Chúng tôi cầu mong Hoa Kỳ và các tác nhân khác của sân khấu quốc tế không xa rời trách nhiệm quốc tế của họ liên quan tới các đề tài khác nhau mà họ đã thực thi cho tới nay trong lịch sử. Chúng tôi đặc biệt nghĩ tới các thách đố mới của khí hậu: giảm việc hâm nóng trái đất có nghĩa là cứu vãn căn nhà chung trong đó chúng ta sống, và giảm thiểu ngay lập tức các bất bình đẳng và cảnh nghèo túng mà việc hâm nóng trái đất tiếp tục gây ra. Chúng tôi cũng nghĩ tới các cuộc xung đột đang xảy ra nữa.

Hỏi: ĐHY không sợ rằng sự lo lắng của Giáo Hội đối với nền hoà bình duới con mắt và trong lỗ tai của nhiều người trở thành giảm thiểu hay cả hùng biện trước vấn đề sự hữu hiệu của nó hay sao?

Đáp: Ngoại giao của Giáo Hội  công giáo là một ngoại giao của hoà bình. Nó không có các lợi lộc quyền bính: chính trị, kinh tế hay ý thức hệ. Chính vì vậy nên nó có thể trình bầy với sự tự do lớn hơn cho các người này biết các lý do của các người khác, và tố cáo cho từng bên biết các nguy hiểm mà một quan niệm tự quy chiếu có thể có đối với tất cả mọi người.

Chuyến viếng thăm Bielorussia đã được làm vào thời các nước tây âu cấm vận, và chuyến viếng thăm Ucraina đã được thực hiện khi đang có chiến tranh.  Chuyến viếng thăm này đã là dịp để đem tình liên đới của Giáo Hội và của ĐTC đến cho toàn dân Ucraina bị lôi cuốn vào cuộc xung đột. Và để cho mọi người đều thấy, chúng tôi đã tới gần vùng Donbass, có đầy người tỵ nạn, bằng cách sử dụng tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực mà không hỏi căn tính địa lý hay chính trị của họ.

ĐTC Phanxicô đã mở ra con đường với việc thăng tiến một cuộc thu nhận các trợ giúp của các Giáo Hội Âu châu và với phần đóng góp nhiều của riêng ngài. Nếu người ta bênh vực nhân phẩm của tất cả mọi người, chứ không phải chống lại ai đó, thì khi ấy một con đường khác là điều có thể.

Toà Thánh không tìm kiếm gì cho chính mình cả. Toà Thánh không hiện diện khi nơi này khi nơi khác để không mất đi phần nào hết. Cố gắng của Toà Thánh là một cố gắng khó khăn nói một cách nhân loại, nhưng lại không thể khước từ trên bình diện tin mừng, để cho các thế giới gần nhau trở lại,  đối thoại với nhau và ngừng xâu xé nhau vì thù hận trước khi xâu xé nhau vì bom đạn.

Hỏi: Thưa ĐHY Quốc Vụ Khanh, trong điều này ĐTC Phanxicô tiếp tục một truyền thống đã nổi lên trong thế kỷ XX và được củng cố từ thời ĐTC Gioan XXIII: sự ngoại giao của các cử chỉ, các dấu hiệu gần gũi chú ý trước hết tới phẩm giá của người đối thoại, có phải vậy không?

Đáp: Chúng tôi không chỉ là các lời nói, nhưng cũng là các cử chỉ nữa. Các hành động của chúng tôi cụ thể, nhất là khi các lời nói xem ra không có hiệu quả, bởi vì chúng đã bị soi mòn hay không thể nghe được nữa. Có một ngôn ngữ đại đồng bao gồm trong các cử chỉ: Giáo Hội học nó mỗi ngày từ việc loan báo Tin Mừng có thể trợ giúp ngừng lại, và thay đổi một hướng đi sai lầm, trong những lúc khó khăn. Viễn tượng của chúng tôi chỉ có thể là viễn tượng đã được ngôn sứ Isaia nhắc tới và được Phúc Âm lấy lại: “Trong việc trả tự do cho người bị áp bức”, và “bẻ gẫy mọi gông cùm”, “chia sẻ bánh ăn với người đói, rước vào nhà những người bần cùng không nhà cửa.. không lơ là với những người cùng nhà” (Is 58,6-7). Điều quan trọng là việc chữa lành, giải thoát, luôn luôn tái xây dựng con người từ các tình trạng cụ thể của họ. Vì thế chúng ta phải có các cử chỉ cụ thể, các dấu chỉ rằng chúng ở ngọn nguồn của khả thể chung sống cùng nhau. Có các cử chỉ và xin các cử chỉ.

Hỏi: Nếu chúng ta nhìn vào các biểu tượng, thì khi đó cả từ một quan điểm chính trị, cũng nổi lên vài biểu tượng có ý nghĩa tới độ rộng mở cho niềm hy vọng, tới độ bắt đầu từ các biến cố buồn thương. Chẳng hạn ĐHY không thấy rằng đám táng của ông Kohl có thể được coi như các đám táng âu châu đầu tiên của một vị lãnh đạo âu châu hay sao?

Đáp: Ông Kohl đã có công lịch sử tin vào lý tưởng âu châu như lý tưởng chính trị cụ thể. Biến cố bức tường Berlini sụp đổ và việc tái hiệp nhất nước Đức đối với ông đã không chỉ là một vấn đề nội bộ của nước Đức và lịch sử thảm khốc của nó, nhưng là dấu chỉ của sự phát triển  của Âu châu trong đó một nước lớn như nước Đức đã có thể hoạt động một cách hợp pháp và phong phú. Không phải là một Âu châu bị đức hoá, nhưng là một nước Đức được âu châu hoá. Ông Kohl đã hiểu  rằng cả việc sát nhập âu châu trong một mức độ nào đó cũng đã là con đẻ của nền chính trị hai khối Đông Tây. Và khi hai khối được vượt thắng Âu châu phải hiện hữu như là chủ thể chính trị chứ không phải chỉ như chủ thể kinh tế mà thôi. Ngày nay người ta thường có cảm tưởng rằng ý tưởng Âu châu xem ra trở lại sau một thời gian dài của phản ứng chống âu châu trong dư luận công cộng và chiến thắng của ý tưởng này của các vị lãnh đạo trong các quốc gia khác nhau đã ngưng khá sớm. Nó đã có một sự hăng hái ngắn, như dụng cụ hơn là lý tưởng.

Nguy cơ đó là ngưòi ta dừng lại nơi việc sử dụng Âu châu trong chià khoá quốc gia. Như thể là nhiều người nói rằng sau thí dụ Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu thì tốt hơn là nên ở trong căn nhà chung âu châu, mỗi người tuỳ theo ý của mình. Khuynh hướng duy quốc gia, kể cả việc trở lại  như việc khởi đầu có các gốc rễ riêng trong cuộc khủng hoảng văn hoá và tôn giáo của Âu châu và rốt cuộc nó khiến cho Âu châu trống rỗng các giá trị và các lý lẽ của mình. Âu châu có một trách nhiệm không thể thay thế được. Và khi nó tỏ ra thờ ơ, như trong trường hợp đối với hiện tượng di cư, thì nó khước từ thiện ích có thể có.

Hỏi: Chúng ta hãy hướng sang Đông Phương: từ Việt Nam cho tới Trung Quốc. Viễn Đông có một con đường đối thoại của nó với Giáo Hội hay không?

Đáp: Viễn Đông là một vùng của thế giới khá rộng, phức tạp và khác nhau. Từ bao thế kỷ qua phần đất rộng rãi đó của nhân loại đã tiếp xúc với Kitô giáo và hậu quả với Giáo Hội công giáo, nhờ các con đường và các hình thức riêng biệt khác nhau từ nước này sang nước khác. Các tiếp xúc văn hoá và tôn giáo cổ xưa với thế giới á châu ngày nay cũng cống hiến nhiều điểm quan trọng cho cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hoá. Chỉ cần nghĩ tới các tiếp xúc đã xảy ra bên Ấn Độ nơi các kitô hữu đầu tiên, hay với đế quốc trung gian qua con đường tơ lụa hay các tiếp xúc với các khám phá địa lý của các thế kỷ XV và XVI cho tới các tiếp xúc với Nhật Bản và Philippines. Chắc chắn so sánh với quá khứ ngày nay có các thách đố mới đang chờ các câu trả lời chưa từng có và sáng tạo, nhưng nói cho cùng mục đích của Giáo Hội vẫn luôn luôn như thế và nó thuộc bản chất mục vụ: đem Thiên Chúa đến cho con người và đem con người đến với Thiên  Chúa. Trong cụ thể Giáo Hội công giáo xin được bảo đảm quyền tự do tuyên xưng đức tin lợi ích cho tất cả mọi người và cho sự hoà hợp của xã hội. Các tín hữu công giáo ước mong sống đức tin trong thanh bình tại các quốc gia của họ như là các công dân tốt, dấn thân cho việc phát triển tích cực cộng đoàn quốc gia.

Trong khung cảnh đó tôi nghĩ cần tiếp nhận con đường đối thoại đã bắt đầu từ lâu với các chính quyền của các nước trong vùng, trong đó có Cộng hoà nhân dân Trung Quốc. Cuộc đối thoại tự nó đã là một sự kiện tích cực rồi, mở ra cho cuộc gặp gỡ  và làm cho sự tin tưởng lớn lên. Chúng tôi đương đầu với nó với tinh thần của một khuynh hướng thực tiễn lành mạnh, vì biết rằng các số phận của nhân loại truớc hết nằm trong tay Thiên Chúa.

Linh Tiến Khải

Nguồn: Đài Vatican