Mồng Một Tết – Cầu Bình An Cho Năm Mới
Mùng Một – Năm B
CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
(Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48)
Cha Đắc Lộ, người Pháp, dòng Tên, đã sang truyền giáo ở VN năm 1624. Cha đã tổ chức ba ngày Tết thành ba ngày kính ba cha: Ngày mồng một kính Cha trên trời, ngày mồng hai kính cha đất nước (vua), ngày mồng ba kính cha gia đình. Cha Đắc Lộ viết :
“Ta phải biết là có ba đấng bề trên là ba cha.
Ta phải thờ đấng nào cho nên đấng ấy.
Đấng dưới là cha mẹ sinh ra thân xác,
đấng giữa là vua chúa trị nước,
đấng trên hết là Đức Chúa Trời.
Có ba đấng ấy ta mới sống được”.
Tết nguyên đán năm 1824, các thừa sai đến yết kiến và dâng nhiều lễ vật, nhà vua từ chối không nhận. Cũng dịp này, vua bắt một ông quan Công giáo trồng cây nêu trước nhà. Ông quan thưa :
Tâu hoàng thượng, đức tiên đế không bao giờ làm một cây nêu như thế. Thần bằng lòng chịu phạt, nhưng sẽ không bao giờ trồng cây nêu.
Trẫm mến khanh, vì thế trẫm không bao giờ trừng phạt khanh. Nhưng khanh nên biết rằng, từ nay các đạo trưởng châu Âu sẽ không vào nước ta nữa, những ông hiện đang ở trong nước thì không sao, nhưng trẫm không muốn các ông khác đến thêm. Hình như nước chúng ta không phải là một nước lớn, một nước có văn hóa sao ? Khanh làm ta hổ thẹn, lúc khanh đi tìm những đạo trưởng Tây Âu. (Bùi Đức Sinh,T.II,tr.15).
Bđ1 : Sách của Nhóm CGKPV cắt nghĩa như sau : “Trong các sách ngôn sứ đầu tiên, hạnh phúc thời Mê-si-a được phác họa như cuộc trở về địa đàng ban sơ (x. Is 11,6-7.9). Còn trong các đoạn thuộc loại khải huyền , tuy không hoàn toàn loại trừ quan niệm ấy (x.65,25), các ngôn sứ quan niệm một cuộc đổi mới toàn diện sau một cuộc xuất hành mới” (43,18-19; 66,22; cũng x. Kh 21,1 và 2Pr 3,13)- (Các Sách Ngôn Sứ 1996, tr.214).
BTM : Sách “Bốn Tin Mừng” của nhóm Kinh Thánh Công Giáo Canada năm 1986 viết : “Cựu Ước không bao giờ đòi hỏi ghét kẻ thù. Nhưng giải nghĩa Kinh Thánh quần chúng thì dẫn đến ghen ghét. Người lân cận là người anh em của mình (c.47); còn kẻ thù là người không thuộc cộng đoàn thiên sai It-ra-en (Lv 19,18; Lc 6,27).
Câu 45 là ý mạnh của đoạn 6. Phải noi gương Thiên Chúa là mẫu mực để noi gương hơn là noi theo những người khác.
Chỉ có một lựa chọn để bắt chước. Noi theo người ngoại (c.47), noi theo ngưới thu thuế bị tư lợi thúc đẩy (c.46, Mc 2,15), Hay là sống như một người con Thiên Chúa (c.45). Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng phải noi gương Thiên Chúa là Cha, để trở nên những con cài Thiên Chúa (cc.45-48) Những liên lạc tình yêu rõ nét hơn bao giờ hết nơi những liên lạc của các môn đệ của Chúa Giê-su với Chúa Cha” (trang 48).
Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành