Chương 1. Con người hướng mở về Thiên Chúa


3. Tại sao chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì Thiên Chúa đã đặt trong lòng ta ước mong tìm Người và gặp được Người. Thánh Augustinô nói: ‘Thiên Chúa đã dựng nên chúng con cho Thiên Chúa, và lòng chúng con không nghỉ yên cho tới khi được nghỉ yên trong Thiên Chúa.’ Sự ước mong tìm Thiên Chúa đó ta gọi là tôn giáo. (27-30)” opened=”closed” icon_type=”general foundicon-settings”]

Con người đi tìm Thiên Chúa là chuyện tự nhiên. Mọi khát vọng sự thật và hạnh phúc rốt cuộc chỉ là đi tìm đến Đấng chứa đựng nó một cách tuyệt đối, đến thỏa mãn nó một cách tuyệt đối, và Đấng có trách nhiệm về nó một cách tuyệt đối. Một người chỉ hoàn toàn là chính mình khi họ đã tìm được Thiên Chúa. “Ai tìm sự thật là tìm Thiên Chúa, dù họ có ý thức hay không” Thánh Edith Stein. -> 5, 281-285

Tôn giáo. Nói đến “tôn giáo” ta thường hiểu rằng đó là chuyện quan hệ với thần linh. Một người có tôn giáo nhận biết rằng trong sức mạnh đã tạo dựng họ và tạo dựng thế giới có một cái gì là thần linh, một sức mạnh mà họ phải lệ thuộc vào và họ phải hướng tới. Trong lối sống của họ, họ sẽ tìm cách làm đẹp lòng thần linh và tỏ lòng tôn kính thần linh.

« Nguồn vui của Kitô hữu là biết chắc rằng họ được Thiên Chúa yêu thương, yêu thương thân mật bởi Đấng Tạo hóa… yêu thương bằng một tình yêu đam mê và trung tín, một tình yêu lớn hơn là những bất trung và tội lỗi của ta, một tình yêu luôn tha thứ. Đức Bênêđictô XVI, 01- 06- 2006[/otw_shortcode_content_toggle]

4. Ta có thể biết được Thiên Chúa hiện hữu nhờ lý trí không ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Có, nhờ lý trí, ta có thể nhận biết Thiên Chúa cách chắc chắn. (vd. Con cái bởi cha mẹ, cha mẹ bởi ông bà… ông bà đầu tiên phải có Ai sinh ra, làm ra ?). (31-36, 44-47)” opened=”closed”]

Thế giới không thể nào tự mình mà có một nguồn gốc hay mục đích. Trong tất cả mọi hiện hữu, vẫn còn những gì mà người ta không thấy được. Trật tự, sự tốt đẹp và sự phát triển của thế giới hướng cái nhìn đến một cái gì đó vượt quá chúng ta. Chúng hướng ta tới Thiên Chúa. Mọi con người đều mở ra cho sự thật, sự tốt, sự đẹp. Họ nghe tiếng lương tâm trong lòng, tiếng này thúc đẩy họ đến sự lành và ngăn ngừa họ khỏi sự dữ. Ai có khôn ngoan để theo dấu vết đó là tìm được Thiên Chúa.

Thiên Chúa tạo dựng con người để họ tìm cách hết mình dò dẫm sao cho có thể tìm thấy Người; tuy rằng Thiên Chúa không xa mỗi người chúng ta. Vì chính ở nơi Thiên Chúa mà ta sống, cử động và hiện hữu. Cv 17, 27- 28

« Sức mạnh chính của con người là lý trí. Mục đích tối cao của lý trí là nhận biết Thiên Chúa. Thánh Albertô Cả (1200-1280, dòng Đôminicô, giảng dạy nhiều môn, tiến sĩ Hội thánh và nhà thần học lớn)[/otw_shortcode_content_toggle]

5. Tại sao có người lại từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa, đang khi người ta có thể nhận biết Người bằng lý trí ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì nhận biết Thiên Chúa vô hình là một thách đố lớn đối với tâm trí con người, khiến cho không ít người đã tháo lui. Đàng khác, một số người không muốn biết Thiên Chúa, vì họ không muốn thay đổi cuộc sống. Bất cứ ai nói rằng đặt vấn đề Thiên Chúa là vô nghĩa lý, đó là kiểu nói vội vã cho qua chuyện, họ không muốn bàn tới. (Vd. người vô thần chính cống không tin nhận Thiên Chúa) (37-38) và 357″ opened=”closed”]

« Có những người đã đích thân đi đến chỗ thấu triệt một cách dễ dàng cái nguyên tắc cho rằng, trong lãnh vực thần học, tất cả những gì họ không muốn nó là sự thật đều là sai lạc và ít là đáng hồ nghi. Đức Piô XII, Humani Generis[/otw_shortcode_content_toggle]

 

6. Ta có thể thực sự hiểu biết và có thể nói đúng về Thiên Chúa không ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Với trí khôn hữu hạn, con người không thể hiểu thấu sự cao cả vô cùng của Thiên Chúa. Nhưng ta vẫn có thể nói đúng về Thiên Chúa. (39-43, 48)” opened=”closed”]

Để có thể nói đúng về Thiên Chúa, ta cần ý thức rằng ngôn ngữ của ta không thể thích đáng với sự cao cả của Thiên Chúa. Vì thế cần phải thanh tẩy và cải tiến không ngừng ngôn ngữ của ta về Thiên Chúa.

« Tất cả những gì không thể hiểu được ít nhằm để người ta không hiểu được, cho bằng nhằm để người ta hiểu nhiều hơn. Blaise Pascal[/otw_shortcode_content_toggle]