Chương 1. Tôi tin Thiên Chúa Cha


Mục Lục Bài Viết

Chương 1. Tôi tin Thiên Chúa Cha

30. Tại sao chúng ta tin chỉ có Một Thiên Chúa?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúng ta tin chỉ có Một Thiên Chúa, vì theo chứng cớ Kinh Thánh, chỉ có một Thiên Chúa, và theo luật lý luận (logic) chỉ có thể có Một Thiên Chúa. (200-202, 228)” opened=”closed”]

Giả như có hai Chúa thì một trong hai sẽ là giới hạn của nhau, không ai là không giới hạn, không ai là hoàn hảo; do đó không ai trong hai là Thiên Chúa (Yahvê). Dân Israel đã diễn tả kinh nghiệm nền tảng của họ rằng: Hãy nghe hỡi Israel, Chúa của chúng ta là Chúa duy nhất (Đnl 6,4). Các tiên tri không ngừng kêu gọi dân từ bỏ các tà thần và quay về với Thiên Chúa duy nhất: chính Ta là Thiên Chúa, không có Chúa nào khác (Is 45, 22).

Chúa Giêsu trả lời, “Điều răn đứng đầu là, nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Mc 12,29-30

Độc thần: Giáo thuyết về Thiên Chúa là duy nhất, tuyệt đối và có ngôi vị, Người là nền móng cuối cùng của muôn vật. Các tôn giáo độc thần là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. [/otw_shortcode_content_toggle]

31. Tại sao Thiên Chúa tự cho mình một tên gọi?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa tự cho mình một tên gọi để ta được dễ dàng hơn khi kêu cầu đến Người. (203-213, 230-231)” opened=”closed”]

Thiên Chúa không muốn để không ai biết được mình. Người không muốn tôn kính như một “Đấng Tối cao” mà người ta chỉ cảm thấy hay đoán ra. Thiên Chúa muốn được nhận biết và kêu cầu như một Đấng hiện hữu thật và hoạt động. Trong bụi gai đang cháy Thiên Chúa cho ông Môsê biết tên của Người YHWH (Xh 3,14). Thiên Chúa tự làm cho dân có thể đến với Người, tuy nhiên Người vẫn là Thiên Chúa ẩn giấu, là mầu nhiệm đang có mặt. Ở Israel để tôn kính Thiên Chúa, người ta không đọc (và không bao giờ đọc) tên Thiên Chúa. Người ta thay thế bằng tiếng Adonai (Chúa). Tân ước dùng từ Chúa để tôn kính Đức Giêsu như Thiên Chúa thật: Giêsu là Chúa (Rm 10,9).

Ông Môsê nói với chúa: Tôi sẽ tìm đến dân Do Thái và nói với họ: “Thiên Chúa của cha ông các người sai tôi đến với các người”. Nhưng nếu họ hỏi: “Người tên là gì ?” “Tôi sẽ nói với họ thế nào?” Thiên Chúa bảo Môsê: “Ta là Đấng hiện hữu”. Rồi nói thêm: Ngươi sẽ nói cho dân Israel thế này: “Đấng hiện hữu” đã sai tôi đến với các ngươi. Người còn nói với Môsê: “Yahvê, Thiên Chúa của cha ông các ngươi, của Abraham, của Israel, của Jacob đã sai tôi đến với các ngươi. Đây là tên của Người cho đến muôn đời, người ta sẽ gọi Ta bằng tên đó từ đời nọ sang đời kia”. Xh 3, 13-15

YHWH/Yahvê: Là tên quan trọng nhất Cựu ước dùng để gọi tên Thiên Chúa (Xh 3,14). Có thể dịch là “Ta là”. Đối với dân Do Thái cũng như Kitô hữu, tên ấy có ý chỉ Thiên Chúa duy nhất của trái đất, Đấng sáng tạo, Đấng duy trì cho có thể hiện hữu, Đấng là đối tác của giao ước, Đấng giải thoát khỏi nô lệ Ai Cập, Đấng xét xử và cứu độ. [/otw_shortcode_content_toggle]

32. Khi nói Thiên Chúa là Đấng Chân thật có nghĩa là gì?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Nghĩa là Thiên Chúa là sự Sáng, trong Thiên Chúa không có tối tăm (1Ga 1, 5). Lời của Chúa là sự thật (Cn 8,7). Luật của Người là sự thật (Tv 119, 142). Chính Chúa Giêsu bảo đảm về sự thật của Thiên Chúa trước tòa Philatô ‘Ta sinh ra, Ta đến thế gian để làm chứng cho sự thật.’(Ga 18, 37). (214-217)” opened=”closed”]

Không đặt Thiên Chúa vào một tiến trình thử nghiệm vì khoa học không thể lấy Thiên Chúa như một đồ vật để khảo sát. Tuy nhiên chính Thiên Chúa cũng chịu đặt trong một tiến trình thử nghiệm riêng biệt. Ta biết rằng Thiên Chúa là sự thật, vì Chúa Giêsu là Đấng tuyệt đối đáng tin cậy. Người là con đường, là sự thật, là sự sống (Ga 14, 6). Tất cả những ai tin cậy vào người có thể khám phá ra Người và có kinh nghiệm về Người. Nếu Thiên Chúa không là “sự thật”, đức tin và lý trí không thể nào đối thoại được với Người. Tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận được vì Thiên Chúa là sự thật và sự thật là Thiên Chúa.

« Chúa Giêsu Kitô là sự thật làm Người, lôi kéo thế giới đến với Người. Ánh sáng từ Chúa Giêsu phát ra chính là sự huy hoàng của sự thật. Mọi thứ sự thật khác chỉ là một mảnh của sự thật là Chúa Giêsu và phải phản chiếu về Người. Đức Bênêđictô XVI, 18-02-2006 [/otw_shortcode_content_toggle]

33. Khi nói Thiên Chúa là Tình yêu có nghĩa là gì?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Nghĩa là Thiên Chúa dựng nên mọi sự, bao bọc mọi sự với lòng nhân từ vô biên của Người. Người không chỉ tuyên bố Người là Tình yêu mà còn làm chứng cho Tình yêu: ‘Không ai có Tình yêu lớn hơn người đã chết cho bạn mình’ (Ga 15,13). (218-221)” opened=”closed”]

Không một tôn giáo nào nói như Kitô giáo đã nói: Thiên Chúa là Tình Yêu (Ga 4, 8.16). Đức Tin quả quyết rất mạnh mẽ như thế đến nỗi kinh nghiệm về đau khổ và về sự dữ trên thế giới đã khiến người ta phải hồ nghi rằng thực sự Thiên Chúa có đúng là Tình Yêu không. Ngay trong Cựu ước Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Isaia nói với dân Chúa rằng: Vì ngươi có giá trước mắt Ta, có giá trị và Ta yêu mến ngươi, Ta lấy các dân thay mạng ngươi, Ta thế đất đai thay cho ngươi. Đừng sợ, vì có Ta ở với ngươi (Is 43, 4-5). Người còn nói rằng: Người mẹ nào lại quên con đẻ của mình, cạn lòng thương với con dạ nó đã mang? Cho dù chúng quên được nữa thì phần Ta, Ta sẽ không hề quên ngươi. Này ta đã khắc ngươi trên bàn tay ta (Is 49,14-15). Khi Chúa Giêsu hiến mình cho các bạn mình trên thập giá, Người chứng minh rằng những lời Người nói về tình yêu Thiên Chúa không phải không có ý nghĩa gì.

« Mẹ Têrêsa có kinh nghiệm rằng tình yêu đích thực là phải khổ. Nó luôn luôn phải làm khổ và cũng luôn phải đau khổ vì yêu một người nào đó; đau khổ vì phải bỏ nhau, người ta còn muốn chết cho người đó nữa. Khi người ta kết hôn, họ phải từ bỏ mọi sự để yêu nhau. Người mẹ khi sinh con phải đau khổ nhiều. Chữ “tình yêu” đã bị người ta hiểu sai quá nhiều và bị sử dụng sai quá nhiều. (Mẹ Têrêsa) [/otw_shortcode_content_toggle]

34. Bạn sẽ làm gì khi bạn đã nhận biết Thiên Chúa?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Khi đã nhận biết Thiên Chúa, bạn phải đặt Người lên chỗ nhất trong cuộc đời bạn. Được như thế, đời sống mới của bạn sẽ bắt đầu. Bạn phải làm cho người ta biết Kitô hữu còn yêu thương cả kẻ thù nghịch của mình. Nhận biết Thiên Chúa mà chỉ gật đầu một chút thì không đủ. Kitô hữu còn phải chấp nhận sống theo lối sống của Người. (222-227, 229)” opened=”closed”]

Nhận biết Thiên Chúa là nhận biết sự có mặt của Đấng đã tạo ra chúng ta, đã muốn ta có, đã nhìn ta với tình yêu mến từng giây phút, chúc phúc cho đời ta và gìn giữ đời ta, Đấng nắm trong tay trái đất và tất cả những gì ta yêu thích, dẫn ta đến chỗ hoàn thiện, chờ đợi ta nhẫn nại, muốn ta được mãn nguyện, ước mong ta luôn bên Người.

« Thiên Chúa thật là mẹ ta cũng như thật là cha của ta vậy. Chân phước Juliana de Norwich (1342–1413 nhà thần bí Anh)

« Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, hãy loại bỏ khỏi con những gì làm con xa cách Chúa. Lạy Chúa là Chúa con, xin ban cho con tất cả những gì lôi kéo con tới Chúa. Lạy Chúa là Chúa con, xin giữ lấy con cho con và hãy ban cho con hoàn toàn cho Chúa. Thánh Nicôlas de Flice (14171487, nhà thần bí, ẩn tu Thụy sĩ)

« Từ khi tôi biết là có Thiên Chúa, tôi không thể làm gì khác hơn là chỉ sống cho Chúa. Chân Phước Charles de Foucault (1858-1916, Kitô hữu ẩn tu trong sa mạc Sahara) [/otw_shortcode_content_toggle]

35. Chúng ta tin vào 1 Thiên Chúa hay 3 Thiên Chúa?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúng ta tin vào Một Thiên Chúa, trong Ba Ngôi. “Thiên Chúa không đơn độc, nhưng hiệp thông trọn vẹn với nhau” Đức Bênêđictô XVI, 22/5/2005. (232-236, 249-256, 261, 265-266)” opened=”closed”]

Kitô hữu không cầu nguyện với Ba Chúa khác nhau nhưng chỉ một Chúa duy nhất thôi, Người là Ba Ngôi và chỉ là một Chúa thôi. Ta biết được Thiên Chúa là Ba Ngôi nhờ Chúa Giêsu Kitô, Người là Con và nói về Cha Người ở trên trời (Tôi với Cha chỉ là một, Ga 10,30). Người cầu nguyện Cha và ban cho ta Thánh Thần là Tình Yêu giữa Cha và Con. Vì thế chúng ta được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. (Mt 28,19)

Ba ngôi: Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất nhưng Người lại là ba ngôi. Khi muốn chú ý đến việc chỉ có một Chúa, ta dùng Thiên Chúa ba ngôi; khi muốn nói đến ba ngôi vị khác nhau, ta dùng Thiên Chúa là ba ngôi vị chứ không phải Thiên Chúa có ba ngôi. Ta thấy khó có thể diễn tả mầu nhiệm này.

« Khi nói đến tình yêu là nói đến Thiên Chúa ba ngôi, một ngôi yêu, một ngôi được yêu và một ngôi là nguồn mạch của tình yêu. Thánh Augustinô [/otw_shortcode_content_toggle]

36. Chúng ta có thể nhờ suy đoán mà kết luận rằng Thiên Chúa là Ba ngôi không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Không. Thiên Chúa Ba ngôi là một mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của trí khôn ta. Ta chỉ biết được nhờ Chúa Kitô dạy cho. (237)” opened=”closed”]

Chỉ dùng trí khôn mà thôi con người không thể kết luận là có Thiên Chúa Ba Ngôi được. Tuy nhiên mầu nhiệm này không tuột khỏi lý trí khi con người đón nhận Mặc Khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Nếu Thiên Chúa là cô đơn và cô độc thì Thiên Chúa không thể yêu thương từ thuở đời đời được. Nhờ Chúa Giêsu soi sáng, ta có thể thấy những dấu vết của Thiên Chúa Ba Ngôi ngay trong Cựu ước (chẳng hạn St 1,2; 18,2; 2S 23,2) và ngay cả trong vạn vật. [/otw_shortcode_content_toggle]

37. Tại sao lại gọi Thiên Chúa là “Cha “?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Ta tôn vinh Thiên Chúa là Cha, trước hết vì Người là Đấng Sáng Tạo, và hằng yêu thương săn sóc các thụ tạo của Người. Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đã dạy ta điều đó, hơn nữa, còn coi Cha Người như là Cha chúng ta, và dạy ta thưa với Người ‘Lạy Cha chúng con.’ (238-240)” opened=”closed”]

Nhiều tôn giáo có trước Kitô giáo đã gọi Thiên Chúa là “Cha”. Ở Israel, trước Chúa Giêsu, người ta đã thưa với Thiên Chúa là Cha (Đnl 32,6; Ml 2,10) và biết rằng Thiên Chúa cũng là Mẹ (Is 66,13). Theo kinh nghiệm loài người, cha mẹ được coi như nguồn gốc và quyền bính để con cái được nương tựa và nâng đỡ. Chúa Giêsu Kitô biết Thiên Chúa là Cha thật như thế nào: Ai thấy Ta là thấy Cha (Ga 14,9). Trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, Chúa Giêsu thể hiện những khát vọng sâu xa nhất của con người đối với Cha hay thương xót. -> 511-527

« Việc nhớ đến người cha soi sáng căn tính sâu xa nhất của con người: ta bởi đâu mà ra, ta là ai và phẩm giá cao quý của ta. Chắc chắn ta bởi cha mẹ mà có và ta là con của các ngài, nhưng ta cũng bởi Chúa mà có, Chúa đã tạo dựng ta theo hình ảnh của Người và cũng đã kêu gọi ta là con của Chúa. Vì thế, nguồn gốc của mọi con người không do bất ngờ hoặc tình cờ, mà do dự định của tình yêu Thiên Chúa. Đó là một điều mà Chúa Giêsu Kitô Đấng là Thiên Chúa và là người hoàn hảo đã mặc khải cho ta. Người biết Người bởi ai mà có và bởi ai mà tất cả chúng ta có: bởi tình yêu của Cha Người và Cha của chúng ta. Đức Bênêđictô XVI, 09-07-2006 [/otw_shortcode_content_toggle]

38. Chúa Thánh Thần là Ai?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba trong Ba Ngôi. Người là Thiên Chúa và chia sẻ cùng một uy quyền như Ngôi Cha và Ngôi Con. (243-248, 263-264)” opened=”closed”]

Khi ta khám phá ra thực tại về Thiên Chúa trong ta, là ta nhờ ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa đã sai Thần khí của con mình đến trong lòng ta (Gl 4, 6) để nghe lời ta đầy đủ. Trong Chúa Thánh Thần, một Kitô hữu được một niềm vui sâu xa, một sự bình an bên trong và tự do. Thần khí mà anh em đã lãnh nhận được đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Abba! Cha ơi!” (Rm 8, 15). Trong Chúa Thánh Thần mà ta lãnh nhận khi được rửa tội và thêm sức, ta có thể nói với Thiên Chúa: “Cha ơi”. -> 113-120, 203-207, 310-311.

« Xin Chúa Thánh Thần Đấng sáng tạo đến thăm chúng con. Xin soi sáng tâm hồn con cái của Người. Xin đổ tràn đầy lòng chúng con ân sủng và ánh sáng. Người là Đấng tạo dựng mọi sự bằng tình yêu. Thánh Raban Mawr, Ca vịnh Veni Greator, thế kỷ IX [/otw_shortcode_content_toggle]

39. Chúa Giêsu có phải là Thiên Chúa không? Người có thuộc về Ba Ngôi không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Đức Giêsu Nazaret là Ngôi Con, Ngôi thứ Hai trong Ba Ngôi mà chúng ta kể tới khi làm dấu Thánh giá: ‘Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần’ (Mt 28,19). (243-260)” opened=”closed”]

Hoặc Chúa Giêsu là kẻ lừa bịp khi Người tự giới thiệu là Chủ ngày Sabbat và cho phép người ta gọi Người là Chúa; hoặc Người là Thiên Chúa thật. Giả sử Chúa Giêsu không phải là Thiên Chúa, thì Người đã mắc tội phạm thánh khi Người tha thứ tội lỗi. Tội này là tội đáng phải chết, trước mắt những người đương thời. Nhờ các phép lạ và các dấu hiệu, đặc biệt là Người đã sống lại, mà các môn đệ khám phá ra ai thật sự là Chúa Giê su và họ tôn thờ Người như Chúa. Đó là Đức tin của Hội Thánh.

Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm vì quả thật Thầy là Thầy, là Chúa. Ga 13,13

Vì dưới gầm trời này không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ. Cv 4,12 [/otw_shortcode_content_toggle]

40. Thiên Chúa có thể làm bất cứ việc gì không? Người có Toàn năng không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Đối với Thiên Chúa, không có gì Người không làm được (Lc 1,37). Người là Đấng toàn năng. (268-278)” opened=”closed”]

Ta tin là Thiên Chúa Toàn năng nên mới kêu cầu Người khi cần thiết. Người đã từ không mà tạo dựng vũ trụ. Người là chủ lịch sử, điều khiển mọi loài. Nhưng cách Người tự do sử dụng quyền toàn năng của Người là một mầu nhiệm. Người ta thường đặt câu hỏi: “Vậy Thiên Chúa ở đâu”? Người dùng tiên tri Isaia để trả lời: Tư tưởng của Ta không phải tư tưởng các ngươi, và đường lối của Ta không phải đường lối các ngươi (Is 55,8). Có khi Người chỉ tỏ quyền toàn năng khi nào con người đã hết hy vọng. Người bất lực vào thứ Sáu Tuần Thánh là để Người sống lại vinh hiển. -> 51, 478, 506-507

Tôi biết Chúa của chúng ta Người thật lớn lao, vượt trên mọi thần. Hễ muốn gì Người làm nấy, trên trời dưới đất, trong biển và tất cả các vực thẳm. Tv 135, 5-6

Abba, Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự. Mc 24,36

Quả thế, những gì có trong vạn vật, Người đều yêu mến, Người không nhờm tởm sự gì Người đã làm ra, vì Người nắn nên gì, Người không ghét bỏ. St 11, 24 [/otw_shortcode_content_toggle]

 41. Khoa học có làm cho Đấng Tạo thành ra dư thừa không?

[otw_shortcode_content_toggle title=’Không. Nói rằng “Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ” không phải là một câu nói dựa vào một thứ khoa học đã lỗi thời. Đó là câu nói theo thần học, nghĩa là câu nói xác định địa vị của vũ trụ trước Thiên Chúa và xác định vũ trụ có nguồn gốc do Thiên Chúa. (282-289)’ opened=”closed”]

Tường thuật về cuộc sáng tạo không phải để giải nghĩa theo khoa học về khởi đầu của thế giới. “Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới” đó là một quả quyết thần học trong đó nói đến vấn đề tương quan giữa thế giới và Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn có thế giới, người theo dõi thế giới và muốn đưa thế giới đến chỗ hoàn thành. Được sáng tạo đó là một đặc tính gắn liền với mọi vật và là một chân lý sơ đẳng về mọi vật. [/otw_shortcode_content_toggle]

42. Có thể vừa chấp nhận thuyết tiến hóa, vừa tin vào Đấng Tạo thành không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Được. Dù nó khác nhau trong nhận thức. Đức tin mở rộng cho khoa học đưa ra những tìm kiếm và những giả thuyết. (282-289)” opened=”closed”]

Thần học không có thẩm quyền về khoa học, cũng như khoa học không có thẩm quyền về thần học. Khoa học không thể dứt khoát từ chối về chủ đích có trong quá trình tiến hóa của vạn vật. Ngược lại, đức tin không thể xác định về phương pháp mà quá trình tiến hóa của thiên nhiên được thực hiện cụ thể. Một Kitô hữu có thể tán thành lý thuyết khoa học về tiến hóa xét như là lý thuyết giải nghĩa hữu ích, nhưng trong giới hạn lý thuyết đó không rơi vào sai lầm của chủ nghĩa tiến hóa cho rằng con người là sản phẩm ngẫu nhiên do quá trình sinh học tạo ra. Lý thuyết tiến hóa chỉ đưa ra trước “một cái gì đó” đang tiến hóa, nhưng không nói chút nào về cái gì đó “do đâu mà có”. Không thể dùng cách khéo léo của khoa học để trả lời những vấn đề liên quan đến ý nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ, của con người. Cũng như người theo thuyết “duy tiến hóa lý tưởng”, người theo lý thuyết duy sáng tạo cũng vượt ra khỏi giới hạn có thể được chấp nhận. Người theo thuyết duy sáng tạo hiểu các con số và các niên hiệu mà Kinh thánh nói đến theo nghĩa đen một cách ngây ngô (chẳng hạn tuổi của trái đất hoặc việc sáng tạo trong sáu ngày).

Thuyết duy sáng tạo: Thuyết này cho rằng Thiên Chúa đã can thiệp vào một lúc rõ rệt để sáng tạo thế giới một cách trực tiếp và chỉ cần một lần, theo nghĩa đen của bài tường thuật về sáng tạo của sách Sáng thế.

Tiến hóa là sự tăng trưởng của các cơ nâng tiến đến hình thức nhất định của chúng trong thời gian hàng triệu năm. Theo quan điểm của Kitô giáo, ta có thể coi tiến hóa như sự sáng tạo liên tục của Thiên Chúa có mặt trong tiến trình của thiên nhiên.

« Không nhà bác học nào có được dù chỉ là một lý lẽ để có thể phản biện lại các quan niệm về một Đấng sáng tạo như thế. Hoimar von Ditfurth (1921-1989, chuyên viên Đức về khoa học). [/otw_shortcode_content_toggle]

43.  Thế giới này có phải là sản phẩm của “ngẫu nhiên” không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Không. Chính Thiên Chúa chứ không phải ngẫu nhiên, là nguồn gốc của thế giới. Dù trong nguồn gốc, dù trong trật tự nội tại, dù trong cùng đích, thế giới không phải là kết quả của những lực tác động ‘không có định hướng’. (295-301, 317-318, 320)” opened=”closed”]

Các Kitô hữu tin rằng có thể đọc được ở cuộc sáng tạo như đọc ở sách viết tay của Thiên Chúa. Với các nhà khoa học trình bày toàn bộ vũ trụ như phát sinh do ngẫu nhiên chứ không có ý nghĩa, không có mục đích gì, Đức Gioan Phaolô II đã trả lời vào năm 1985 rằng: “Nói là do tình cờ đã phát sinh ra một vũ trụ có tổ chức bao gồm nhiều yếu tố rất phức tạp và có một chủ đích tuyệt vời trong sinh hoạt của nó, nói như thế có nghĩa là từ chối đi tìm một giải nghĩa về vũ trụ như vũ trụ xuất hiện trước chúng ta. Thực sự nói như vậy không khác gì là chấp nhận rằng có hiệu quả mà không có nguyên nhân. Nó chứng tỏ trí tuệ loài người đã đầu hàng khi từ chối suy tư để tìm ra giải đáp cho các vấn đề của mình.” -> 49

« Sự chính xác phi thường của tiến trình “big bang” có thật là kết quả của ngẫu nhiên không ? Ý tưởng thật vô lý ! Walter Thirring (1927-, nhà vật lý học Áo).

« Chúng ta không phải là sản phẩm của tình cờ ngẫu nhiên và không được định hướng đến tiến hóa. Mỗi người chúng ta là kết quả của tư tưởng thần linh. Mỗi người được muốn, được yêu, mỗi người đều có ích. Đức Bênêđictô XVI, 28-04-2005 [/otw_shortcode_content_toggle]

44. Ai sáng tạo thế giới ?

[otw_shortcode_content_toggle title=’Một mình Thiên Chúa, Đấng không lệ thuộc thời gian và không gian, đã sáng tạo thế giới từ “không”, và đã cho mọi sự được hiện hữu. Mọi vật hiện hữu đều lệ thuộc vào Thiên Chúa, chúng chỉ tiếp tục được hiện hữu vì Thiên Chúa muốn chúng như vậy. (290-292, 316)’ opened=”closed”]

Việc sáng tạo thế giới có thể gọi là “công trình chung” của Ba Ngôi. Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Đấng Toàn Năng. Chúa con cho thế giới có một ý nghĩa, Người là trái tim của thế giới. Mọi sự được dựng nên bởi Người và cho Người (Cl 1, 16). Chỉ học biết Chúa Kitô ta mới hiểu tại sao thế giới là tốt lành. Ta hiểu rằng thế giới tiến tới một mục đích: là sự thật, sự tốt, sự đẹp của Chúa. Chúa Thánh Thần đảm bảo cho tất cả được gắn bó với nhau; Người là Thần khí làm cho sống (Ga 6, 63). Chính Chúa dựng nên vũ trụ; và do ý Người muốn mọi loài liền có và được dựng nên. Kn 4,11

« Nhờ quan sát và suy nghĩ về sự sắp đặt hoàn hảo của vũ trụ do khôn ngoan của Chúa tổ chức, có ai mà không ca ngợi Đấng toàn năng làm chủ công trình đó. Nhà khoa học Nicolas Copernic (1473-1543)

« Các cây cối và các vì sao dạy cho bạn điều mà không thầy dạy nào có thể dạy cho bạn. Thánh Bernard de Clairveaux (1090-1153, sáng lập viên thứ hai của dòng Cisterciens) [/otw_shortcode_content_toggle]

45. Luật tự nhiên và hệ thống tự nhiên của mọi vật cũng do bởi Thiên Chúa sao ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Đúng. Luật tự nhiên và hệ thống tự nhiên của mọi vật cũng do Thiên Chúa sáng tạo. (339-346, 354)” opened=”closed”]

Con người không phải là hoàn toàn muốn làm sao cũng được. Con người được dựng nên theo trật tự và theo các luật tự nhiên mà Chúa đã ghi khắc trong tạo vật. Một Kitô hữu không chỉ làm “cái gì mình muốn” mà thôi. Họ biết rằng họ sẽ làm hại chính mình và mọi người chung quanh khi họ không tuân giữ các luật tự nhiên, khi họ sử dụng mọi sự trái với những gì đã dự liệu trước và khi họ muốn tự coi mình khôn ngoan hơn Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả. Muốn tự mình cho rằng mọi sự khởi đi từ số không, đó là vượt quá sức lực của con người. [/otw_shortcode_content_toggle]

46. Tại sao sách Sáng thế mô tả sự sáng tạo như là “công trình 6 ngày”?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Đây là cách nói nhằm đề cao ngày nghỉ cuối tuần sau 6 ngày làm việc (St 1-2,3). Nó còn diễn tả rằng sự sáng tạo thật là tốt lành, đẹp đẽ, và được sắp xếp thật khôn ngoan. (337-342)” opened=”closed”]

Từ cách nói tượng trưng là Chúa tạo dựng trong 6 ngày, ta có thể rút ra những yếu tố căn bản sau đây:

1/ Mọi vật đang hiện hữu là do Đấng Tạo Hóa ban cho hiện hữu.

2/ Mỗi thụ tạo có cái tốt lành của nó.

3/ Cả những gì đã trở nên xấu cũng đều có một cái nhân tốt lành.

4/ Tất cả mọi thụ tạo đều tùy thuộc vào nhau, và hiện hữu cho nhau.

5/ Trật tự và hòa hợp nơi vạn vật là phản ánh sự tốt đẹp của Chúa.

6/ Có một cấp bậc nơi vạn vật: con người vượt trên con vật, con vật vượt trên cây cối, cây cối vượt trên các vật vô sinh.

7/ Tạo vật đang tiến bước tới ngày đại lễ, khi Chúa Kitô sẽ đến chinh phục vũ trụ, và Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi sự. -> 362

Sáng thế là sách đầu tiên của Kinh thánh diễn tả việc sáng tạo thế giới và sáng tạo loài người.

« Đừng tưởng rằng Thiên Chúa muốn cấm ta yêu thế giới. Không, ta phải yêu thế giới vì tất cả những gì trong thế giới đều đáng ta yêu mến. Thánh Catarina Sienna (1347-1380, nhà thần bí và tiến sĩ Hội Thánh [/otw_shortcode_content_toggle]

47. Tại sao Thiên Chúa lại nghỉ việc vào ngày thứ Bảy?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa nghỉ việc vào ngày thứ Bảy để ta chú ý rằng việc sáng tạo đã hoàn thành, nó vượt xa mọi cố gắng của loài người. (349)” opened=”closed”]

Dù con người là đối tác trưởng thành hơn của Đấng Sáng Tạo (St 2,15) con người không thể nào cứu vãn thế giới nhờ sự khéo léo của sức lực riêng mình. Mục tiêu của tạo vật là tiến tới một trời mới đất mới (Is 65,17) nhờ công cuộc cứu chuộc đã ban cho chúng ta. Việc nghỉ ngày Chúa nhật cho ta được nếm trước cuộc nghỉ ngơi trên trời, nó vượt thắng thời kỳ phải lao động là thời kỳ chuẩn bị cho cuộc nghỉ đó. -> 362 [/otw_shortcode_content_toggle]

48. Thiên Chúa có ý định gì khi sáng tạo thế giới?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa dựng nên thế giới vì vinh danh Người (Công đồng Vatican I). (293-294, 319)” opened=”closed”]

Lý do của sáng tạo không phải là gì khác ngoài tình yêu. Từ việc sáng tạo này phản chiếu lên vinh quang và danh dự của Thiên Chúa. Ca tụng Thiên Chúa không cốt tại vỗ tay hoan hô Chúa. Dù sao con người không phải là khán giả xem công trình sáng tạo. Ca tụng Thiên Chúa đối với họ là hiệp cùng với tất cả vạn vật để chấp nhận sự có mặt của mình với lòng biết ơn. -> 489

« Đấng đã làm nên bạn cũng biết rằng Người làm nên bạn để làm gì. Thánh Augustinô

« Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, mà con người được sống là để có thể nhìn thấy Thiên Chúa. Thánh Irênê thành Lyon [/otw_shortcode_content_toggle]

Thiên Chúa quan phòng
49. Thiên Chúa có điều khiển thế giới và đời sống tôi không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Có, nhưng cách mầu nhiệm; Thiên Chúa điều khiển mọi sự trong trời đất cho đến khi chúng hoàn thành theo đường lối của Người mà chỉ mình Người biết. Không lúc nào, Người để cho các tạo vật Người đã dựng nên lại vượt ra khỏi bàn tay Người. (302-305)” opened=”closed”]

Thiên Chúa tác động lên các biến cố lớn của lịch sử cũng như trên các biến cố nhỏ của cuộc đời riêng ta, mà không hạn chế tự do của ta hoặc coi ta như những con rối bù nhìn trong kế hoạch đời đời của Người. “Chính ở nơi Người mà ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17, 28). Thiên Chúa có mặt nơi tất cả mọi thăng trầm của đời ta, dầu trong biến cố đau khổ hay trong những số phận có vẻ điên rồ. Thiên Chúa cũng muốn viết thẳng trên những đường cong của đời ta. Có cái Người lấy mất và có cái Người ban cho ta, có cái Người dùng để tăng sức cho ta, có cái Người thử thách ta, tất cả đều là hậu quả của việc Chúa Quan Phòng và là những dấu hiệu của ý Chúa muốn. -> 43.

Đối với anh em, ngay tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Mt 10,30

« Niềm trông cậy vào việc Chúa Quan Phòng là niềm tin vững chắc và sống động mà Thiên Chúa có thể giúp ta và Người sẽ làm cho ta. Người có thể giúp ta, đó là chuyện hiển nhiên vì Người là toàn năng. Người giúp ta chắc chắn đạt hiệu quả vì Người đã hứa trong nhiều đoạn Kinh thánh và Người là Đấng giữ đúng mọi lời hứa. Mẹ Têrêsa [/otw_shortcode_content_toggle]

50. Con người đóng vai trò nào trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa mời gọi con người cộng tác vào sự hoàn thành việc sáng tạo. Con người có thể từ chối ý định tốt lành này của Thiên Chúa. Nhưng thật tốt đẹp biết bao khi ta trở thành khí cụ của tình yêu Thiên Chúa. (307-308)” opened=”closed”]

Con người có thể từ chối ý muốn của Chúa. Nhưng nếu họ trở thành dụng cụ của tình yêu Chúa thì tốt hơn cho họ. Mẹ Têrêsa nói rằng: “Tôi chỉ là cái bút chì nhỏ trong tay Chúa. Mong ước Chúa luôn luôn có thể viết hoặc vẽ những gì Người muốn, và ở những chỗ Người muốn. Khi những gì Người viết hoặc vẽ là tốt đẹp, ta không coi đó là do công của cái bút chì hay do vật liệu được dùng, nhưng là do chính Đấng đã sử dụng nó”. Dù Chúa có hoạt động với ta hoặc nhờ ta, không bao giờ ta được lẫn lộn tư tưởng riêng của ta, chương trình và hành động riêng của ta, với hoạt động của Chúa. Chúa không cần việc làm của ta, đến nỗi nếu ta không làm thì Chúa phải chịu thất bại.

« Có cái không đi vào chương trình của tôi cũng vẫn có chỗ trong chương trình của Thiên Chúa. Và tôi càng ý thức về điều đó, tôi thấy xác tín mạnh mẽ về đức tin càng lớn hơn: theo quan điểm của Thiên Chúa, không có gì là tình cờ cả. Thánh nữ Edith Stein (1891–1942, Kitô hữu Do Thái, triết gia và nữ tu dòng kín, nạn nhân trại tập trung). [/otw_shortcode_content_toggle]

51. Nếu Thiên Chúa biết mọi sự và có thể làm được mọi sự, tại sao Người không ngăn cản được sự dữ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa vẫn luôn có thể rút ra những điều tốt lành từ những sự dữ. Chẳng một đau khổ nào ta có thể giải mã được. Nhưng nó vẫn luôn đặt nền tảng trên sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa (Thánh Tôma Aquinô). (309-314, 324)” opened=”closed”]

Sự dữ trong thế gian là một mầu nhiệm vừa đen tối vừa khổ đau. Đấng chịu đóng đinh thập giá đã xin với Cha Người: Lạy Cha, sao Cha bỏ con? (Mt 27,36). Nhiều chuyện trong lãnh vực này vẫn còn khó hiểu. Nhưng ta biết được một điều chắc chắn: Thiên Chúa luôn tốt lành một trăm phần trăm. Không khi nào Người có thể là tác giả của những cái xấu. Chúa đã dựng nên một thế giới tốt, nhưng chưa được hoàn thành. Thế giới đi tới chỗ hoàn thành phải trải qua những xáo trộn dữ dội và những quá trình đau khổ. Ta cần phân biệt cho tốt hơn cái mà Hội Thánh gọi là sự dữ thể lý, chẳng hạn khuyết tật bẩm sinh, hoặc thiên tai lũ lụt, với cái gọi là sự dữ luân lý phát xuất do con người sử dụng tự do sai lầm trong thế gian. “Hỏa ngục trần gian” – trẻ em làm lính, mưu sát – tự sát, trại tập trung – hầu hết đều là do con người. Vấn đề quyết định không phải là: “Làm sao có thể tin được là Thiên Chúa tốt lành đang khi có biết bao sự dữ như vậy?”, nhưng là: “Làm sao con người có trái tim và lý trí lại có thể đành chịu sống trong thế giới như vậy, nếu không có Thiên Chúa?”. Cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu chứng tỏ cho ta rằng sự dữ không có tiếng nói đầu tiên và nó sẽ không có tiếng nói cuối cùng (nghĩa là nó không phải tuyệt đối mà còn có cái khác nữa). Bởi vì Thiên Chúa làm cho từ sự dữ xấu xa nhất nảy sinh ra sự tốt lành tuyệt đối. Kitô hữu tin rằng đến ngày phán xét chung Thiên Chúa sẽ chấm dứt mọi bất công. Trong đời sống mai sau, sự dữ không còn nữa và đau khổ sẽ chấm dứt. -> 40, 286-287

Tôi nghĩ rằng những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta. Rm 8,18

Thiên Chúa thấy mọi sự Người sáng tạo: mọi sự đều rất tốt đẹp. St 1,31

« Không đau khổ nào mà không mang một ý nghĩa. Đau khổ luôn luôn có nền móng nơi sự khôn ngoan của Chúa. Thánh Tôma Aquinô

« Thiên Chúa thì thầm trong những lúc ta vui, Người thì thầm trong lương tâm ta. Nhưng Người nói lớn và mạnh trong những đau khổ của ta. Những đau khổ đó là cái loa tăng âm để làm thức tỉnh một thế giới mê ngủ. Clive Staples Lewis (1898–1963, văn sĩ Anh, tác giả cuốn Ký sự Namia) [/otw_shortcode_content_toggle]

Thiên Chúa tạo dựng Trời đất và những vật vô hình
52. Trời là gì ?

[otw_shortcode_content_toggle title=’Trời là nơi Thiên Chúa ngự, là chỗ ở của các Thiên thần và các thánh, là đích điểm của việc sáng tạo. Thuật ngữ “trời đất” nói đến toàn thể những thực tại được Thiên Chúa dựng nên.’ opened=”closed”]

Trời không phải là một nơi nhất định nào đó trong vũ trụ. Trời là một tình trạng trong cuộc sống mai sau. Trời là nơi Chúa thực thi ý muốn của Người mà không có gì chống đối. Trời là nơi có cuộc sống mãnh liệt nhất, hạnh phúc nhất, một cuộc sống không thể có được ở trần gian. Khi nhờ ơn Chúa giúp ta được về trời, ta chờ đợi ở đó điều mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng chưa hề cảm biết, tất cả những gì Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người (1Cr 2,9). -> 158, 285

(Chú thích của người dịch: Cựu ước chỉ nói về vườn địa đàng (St 2,15); Tin Mừng chỉ nói về trời với nghĩa nơi có Thiên Chúa và các Thánh, và một lần nói về “người trộm lành được ở trên Thiên Đường” (Lc 23,42). Thiên Đường ở đây có nghĩa “Nước của Người, Nước Trời, hay Trời”).

« Tất cả những gì không vĩnh cửu đều không có giá trị gì trong nơi vĩnh cửu cả. C.S. Lewis

« Chúng ta luôn nhớ đến niềm vui trên trời, nơi Thiên Chúa ngự. Chúng ta có khả năng ngay từ bây giờ ở với Chúa trên trời, và ngay lúc này được hưởng hạnh phúc với Chúa. Tuy nhiên hưởng hạnh phúc với Chúa ngay lúc này có nghĩa là: giúp đỡ như Người giúp đỡ, cho đi như Người cho đi, phục vụ như Người phục vụ, cứu vớt như Người cứu vớt, yêu thương như Người yêu thương, ở với Người suốt 24/24 tiếng đồng hồ và gặp gỡ Người dưới tấm áo kinh khủng nhất. Vì Người đã nói với ta: Điều mà bạn đã làm cho người bé nhỏ nhất của Ta, đó là đã làm cho chính ta vậy. Mẹ Têrêsa

« Chúa Giêsu đã đến để cho ta biết rằng Người muốn mọi người được ở thiên đường, và hỏa ngục mà ngày nay người ta ít nói đến là có thật, và hỏa ngục là vô tận cho những ai đóng của lòng mình với tình yêu của Người. Đức Bênêđictô XVI, 8-5-2007 [/otw_shortcode_content_toggle]

52. Hỏa ngục là gì?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Hỏa ngục, theo đức tin của chúng ta, là tình trạng con người phải dứt khoát chia cách với Thiên Chúa. Khi ai thấy rõ tình yêu nhờ đối mặt với Thiên Chúa, nhưng họ lại từ chối, không muốn được ở trong Tình yêu ấy, đó là họ đã chọn hỏa ngục. (1033-1036)” opened=”closed”]

Chúa Giêsu biết hỏa ngục và nói về nó như những nơi tối tăm bên ngoài (Mt 8,12). Theo quan niệm thời nay người ta nói đến một hỏa ngục lạnh hơn là nóng. Dựa vào sự rùng mình vì rét lạnh người ta gợi đến một tình trạng hoàn toàn tê cóng đờ đẫn và hoàn toàn tuyệt vọng không còn mong được ai giúp đỡ, làm giảm nhẹ, đem niềm vui và an ủi trong suốt đời. -> 161-162

« Cuối cùng sẽ chỉ còn hai nhóm người đứng trước mặt Thiên Chúa, những người thưa với Chúa rằng: “Vâng ý Cha”; và những người mà Chúa bảo rằng: “Ý con được vâng theo”. Tất cả những ai ở hỏa ngục là do họ tự ý chọn lựa chỉ theo ý mình. C.S. Lewis [/otw_shortcode_content_toggle]

54. Thiên thần là ai vậy?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên thần là các thụ tạo linh thiêng thuần túy của Thiên Chúa, các ngài có trí khôn và lòng muốn như ta, nhưng không có xác như ta, các ngài không thể chết, và thường không ai thấy được. Các Thiên thần hằng sống trước mặt Thiên Chúa, thông truyền cho loài người ý muốn và sự che chở của Thiên Chúa. (328-333, 350-351)” opened=”closed”]

Đức Hồng y Ratzinger viết rằng “Thiên thần là như tư tưởng riêng của Thiên Chúa đối với tôi”. Các Thiên thần đồng thời hoàn toàn hướng về Đấng Sáng tạo của các ngài. Các ngài cháy lửa yêu mến và phụng sự Chúa ngày đêm. Lời ca hát ngợi khen của các ngài không bao giờ ngừng. Trong Kinh Thánh, các Thiên thần đã sa ngã được gọi là thần dữ hay ma quỷ.

Vì ngươi Người ra lệnh cho các Thiên thần để gìn giữ ngươi trên mọi lối ngươi đi, các ngài sẽ nâng ngươi lên kẻo chân ngươi vấp nhầm phải đá. Tv 91, 11-12

« Mỗi tín hữu có một Thiên thần ở bên cạnh để che chở và dẫn dắt trên đường dẫn tới sự sống đời đời. Thánh Basiliô cả (330-379, tiến sĩ Hội thánh) [/otw_shortcode_content_toggle]

55. Ta có thể giao tiếp với các thiên thần không ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Có. Chúng ta có thể kêu xin các Thiên thần giúp đỡ và xin các ngài chuyển cầu cho ta trước mặt Thiên Chúa. (334-336, 352)” opened=”closed”]

Chúa còn ban cho mỗi người một thiên thần bản mệnh hay hộ thủ nữa. Cầu nguyện các thiên thần bản mệnh cho mình và cho người khác là việc tốt lành và hợp lý. Các thiên thần cũng có thể tự làm cho ta nhận ra sự có mặt của ngài trong đời ta là một Kitô hữu bằng cách theo giúp đỡ ta, hoặc báo tin cho ta. Các thứ tà thần bí hiểm thì không liên can gì tới đức tin cả. [/otw_shortcode_content_toggle]

Thiên Chúa dựng nên con người
56. Con người có một chỗ đặc biệt trong việc sáng tạo của Thiên Chúa không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Có. Con người là chóp đỉnh của việc sáng tạo, vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27). (343-344, 353)” opened=”closed”]

Việc tạo dựng con người khác biệt rõ ràng với việc tạo dựng các sinh vật khác. Con người là một ngôi vị, nghĩa là có ý muốn và trí khôn có thể quyết định yêu hay không yêu.

Khi tôi trông lên trời, ngón tay Người đã làm ra, trăng sao vằng vặc Người đã định chỗ. Thì phàm nhân là gì để Người nhớ đến, hay con người là gì để Người phải bận tâm. So với Thần linh Người không để thua mấy tí, vinh dự huy hoàng là triều thiên Người ban tặng. Tv 8, 4-6

« Mọi tạo vật trên trái đất đều cảm giác như ta. Mọi vật đều khát khao hạnh phúc như ta. Mọi vật cũng yêu, đau khổ và chết như ta, tất cả đều là công trình của Đấng sáng tạo toàn năng, cũng giống như ta, tất cả là chị em của ta. Thánh Phanxicô Atxidi [/otw_shortcode_content_toggle]

57. Con người phải đối xử với loài vật và các vật khác thế nào?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Con người cần tôn vinh Thiên Chúa nơi các thụ tạo của Người, và cư xử với chúng cách ân cần và có trách nhiệm. Con người, con vật, và cây cỏ, có cùng một Đấng Tạo hóa, Người đã dựng nên mọi loài bởi Tình yêu Người. Vì vậy, yêu thương các loài vật là tình cảm rất thâm sâu của con người. (344-354)” opened=”closed”]

Con người được phép dùng cây cỏ và loài vật để nuôi sống mình. Tuy nhiên không được phép hành hạ và ngược đãi chúng. Khai thác trái đất một cách mù quáng là đối nghịch với phẩm giá của thụ tạo.[/otw_shortcode_content_toggle]

58. Con người được dựng nên theo “hình ảnh Thiên Chúa” nghĩa là gì?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Nghĩa là, con người không như các loài vô hồn, đất đá, cây cỏ, con vật. Con người có phần linh thiêng. Nhờ đặc tính linh thiêng, con người được gần gũi với Thiên Chúa hơn các thụ tạo hữu hình khác, và chỉ riêng con người có thể nhận biết Đấng Tạo dựng nên họ và có thể yêu mến Người. (355-357, 380)” opened=”closed”]

Con người không phải một sự vật, mà là một người. Cũng như ta nói Thiên Chúa là một ngôi vị thì Ta cũng nói con người là ngôi vị. Một người có thể suy tư vượt ra khỏi phạm vi sát kề mình, và đo kích thước bao la của mọi vật hiện hữu. Họ cũng có thể lùi lại để đánh giá nghiêm chỉnh và tác động trên chính họ. Họ có thể coi người khác như những ngôi vị, khám phá phẩm giá của họ và yêu thương họ. Trong các thụ tạo hữu hình, chỉ một mình con người là có thể nhận biết và yêu mến Đấng tạo dựng nên mình (Vatican II, Gaudium et Spes 12,3). Vì thế, con người được dựng nên để sống tình nghĩa với Thiên Chúa (Ga 15,15).

Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra và họ biết Thiên Chúa. 1Ga 4,7

« Hãy nhìn nhận rằng bạn là hình ảnh của Thiên Chúa và hãy xấu hổ vì đã bao bọc nó bằng một hình ảnh xa lạ. Thánh Bernard de Clairvaux [/otw_shortcode_content_toggle]

59. Tại sao Thiên Chúa dựng nên con người ?

[otw_shortcode_content_toggle title=’Thiên Chúa dựng nên tất cả là vì con người, con người là “tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ” (Gaudium et Spes 24,3), Người dựng nên họ để họ được hạnh phúc nếu họ nhận biết, yêu mến, phục vụ Thiên Chúa, sống trong niềm biết ơn Đấng dựng nên mình. (358)’ opened=”closed”]

Lòng biết ơn là ghi nhớ về tình yêu của Thiên Chúa. Người biết ơn thì tự nguyện quay về với người ban ơn và đi vào trong hiệp thông mới và sâu sắc hơn với người ban ơn. Thiên Chúa muốn ta ghi nhớ tình yêu của Người, và ngay bây giờ ta sống đời ta trong hiệp thông với Thiên Chúa, mãi mãi.

« Bạn hãy canh chừng tất cả những niềm vui nào không đồng thời là lòng biết ơn. Theodor Haecker (1879–1945, văn sĩ Đức)

« Nếu lời kinh duy nhất của đời bạn cốt tại thưa rằng: “Con xin cám ơn Chúa” chắc như thế là đủ rồi. Maître Eckhart (1260–1328, dòng Đaminh, nhà thần bí)

« Việc cám ơn được nâng đỡ bởi đức tin có thể đi sâu vào cả những gì là nặng nhọc đau buồn và chừng nào được như vậy thì mọi sự có thể biến đổi. Romano Guardini (1885–1968, công giáo Đức, gốc Ý, triết gia về tôn giáo) [/otw_shortcode_content_toggle]

60. Tại sao Chúa Giêsu lại là mẫu gương tuyệt vời nhất thế giới?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng duy nhất không những đã tỏ cho chúng ta biết bản tính thật của Thiên Chúa, mà còn tỏ ra lý tưởng đích thật của con người. (358-359, 381)” opened=”closed”]

Chúa Giêsu còn hơn là một con người lý tưởng rất nhiều. Ngay cả những người khác thường thì bề ngoài cũng là tội nhân. Do đó, không ai có thể là gương mẫu tuyệt đối cho con người. Còn Chúa Giêsu không có tội lỗi. Thân phận loài người là gì và cái làm cho con người vô cùng đáng yêu theo đúng nghĩa của nó, ta chỉ thấy nơi Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Người đã gặp mọi thử thách trừ tội lỗi (Dt 4,15),

Chúa Giêsu con Thiên Chúa, là một người chính hiệu và có thật. Nơi Người, ta khám phá được Thiên Chúa đã muốn con người thế nào. Chúa Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, Con đầu lòng của mọi tạo vật vì nhờ Người mà mọi vật được tạo thành… tất cả đều được tạo dựng bởi Người và cho Người. Cl 1,15-16

“Ecce Homo”, Đây là người (Ga 19,5). Philatô dùng những lời đó để giới thiệu Chúa Giêsu đã bị tra tấn hành hạ và đội mũ gai, cho dân chúng.

« Chúa đã trở nên người như ta để có thể làm cho ta giống như Người. Thánh Atanasiô cả (295-393, giáo phụ) [/otw_shortcode_content_toggle]

61. Do đâu mọi người bình đẳng với nhau?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Mọi người đều bình đẳng với nhau, vì họ có cùng một nguồn gốc, trong Tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa. Mọi người đều có cùng một Đấng Cứu chuộc là Chúa Giêsu Kitô. Mọi người đều có thể tìm kiếm và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong Thiên Chúa. (360-361) ” opened=”closed”]

Mọi người đều là anh chị em với nhau. Kitô hữu không được chỉ liên đới với các Kitô hữu khác nhưng với tất cả mọi người để chiến đấu mạnh mẽ chống các thứ chia rẽ vì kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị kinh tế trong gia đình nhân loại. -> 280, 517

Hãy mở miệng bênh vực người câm, vì quyền lợi của mọi kẻ bị bỏ rơi. Cn 31,8 [/otw_shortcode_content_toggle]

62. Linh hồn là gì vậy ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người. Linh hồn làm cho thể xác vật chất trở nên thân xác sống động của con người. Nhờ linh hồn, con người có thể xác nhận cái ‘Tôi’ của mình, và đứng trước Thiên Chúa như một cá thể không ai thay thế được. (362-365, 382) ” opened=”closed”]

Con người là một hữu thể có xác và hồn. Hồn con người có phận vụ khác hơn phận vụ xác và không thể cắt nghĩa được dựa theo cấu tạo sinh lý của họ. Trí khôn nói cho ta rằng: “phải có một nguyên lý linh thiêng nối kết với xác, mà không vì thế cũng giống y như xác. Ta gọi là «hồn». Mặc dù không thể dùng khoa học để chứng minh là có linh hồn, tuy nhiên nếu không đếm xỉa tới cái yếu tố linh thiêng làm chủ vật chất này, ta không thể hiểu được rằng con người là một hữu thể linh thiêng. -> 153-154,163

« Hãy làm điều gì tốt cho xác bạn, để hồn bạn được vui vẻ ở trong xác. Thánh Têrêsa Avila (1515-1582, nhà thần bí Tây Ban Nha, tiến sĩ Hội thánh)

« Con người trở nên thực sự là con người khi hồn và xác hiệp nhất sâu xa với nhau… Nếu con người chỉ muốn là tinh thần và muốn từ bỏ thể xác vì là di sản của sinh vật, thì cả tinh thần lẫn thể xác đều mất hết phẩm giá. Đàng khác, nếu họ muốn từ bỏ tinh thần và coi vật chất, coi thân xác như thực tại duy nhất của mình thôi, thì họ cũng mất giá trị cao cả của mình. Đức Bênêđictô XVI, Deus Caritas est

« Con người không phải con vật cũng không phải thiên thần, và con người muốn làm thiên thần thì rủi thay con người sẽ là con vật (trèo cao té đau). Blaise Pascal [/otw_shortcode_content_toggle]

63. Do đâu con người có linh hồn ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Linh hồn người ta do Thiên Chúa trực tiếp dựng nên, chứ không phải là ‘sản phẩm’ bởi cha mẹ. (366-368, 382)” opened=”closed”]

Hồn của con người không thể là sản phẩm do tiến trình biến hóa của vật chất, cũng không phải là kết quả của cha mẹ sinh ra. Mỗi con người sinh ra là một ngôi vị độc nhất và linh thiêng, Hội Thánh giải nghĩa mầu nhiệm này như sau: Thiên Chúa ban cho ta một linh hồn không thể chết được, dù khi ta chết ta phải lìa khỏi xác để chờ khi sống lại xác được nhập lại với ta. Nói “Tôi có linh hồn” có nghĩa là: “Thiên Chúa không tạo dựng tôi như một sự vật, nhưng như một ngôi vị và mời gọi tôi có quan hệ không ngừng với Người”.

« Nhờ có nguồn gốc từ trái đất, con người được liên kết với mọi sinh vật, nhưng chỉ nhờ có linh hồn do Thiên Chúa “thổi vào” họ mới là người. Điều đó ban cho họ một phẩm giá độc nhất, nhưng đồng thời cũng trao một trách nhiệm độc nhất. Hồng y Christoph Schönborn (1945, Tổng giám mục Áo) [/otw_shortcode_content_toggle]

64. Tại sao Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa là Tình yêu và là khuôn mẫu lý tưởng của đời sống hiệp thông, Người đã dựng nên con người có nam có nữ, để cả hai cùng là hình ảnh của bản tính Người. (369-373, 383)” opened=”closed”]

Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ để mỗi người ước ao hoàn thành chính mình và đạt tới sung mãn trong việc gặp gỡ với một người khác giới với mình. Người nam và người nữ bình đẳng tuyệt đối với nhau trong phẩm giá, nhưng Đấng Sáng Tạo đã có ý dựng nên có nam có nữ để mỗi bên biểu lộ ra những phương diện khác nhau của sự hoàn hảo của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là nam, không phải là nữ nhưng Người đã tỏ mình ra với những phương diện là Cha (Lc 6,36) và những phương diện là Mẹ (Is 66,13) của Người. Trong tình yêu của người nam và người nữ, nhất là trong hôn nhân đã làm cho cả hai nên một thân xác (Kn 2,24), ta có thể tưởng tượng ra đôi chút về hạnh phúc của sự hiệp nhất với Thiên Chúa, trong đó mỗi người trong chúng ta sẽ thấy trạng thái đầy đủ trọn vẹn cuối cùng của mình. Cũng như tình yêu Thiên Chúa luôn trung thành thì tình yêu con người luôn phải chung thủy, theo hình ảnh tình yêu của Chúa, tình yêu đó cũng sáng tạo, vì từ hôn nhân sẽ phát sinh những con người mới. -> 260, 400-401, 416-417

Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Người, theo hình ảnh Thiên Chúa, Người tạo dựng họ có nam và nữ. St 1,27

Thiên Chúa phán: “Nếu người chỉ có một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó có người trợ giúp xứng đôi với nó”. St 2,18

« Ta cũng đọc thấy rằng con người không thể ở “một mình” (St 2,18) nó chỉ có thể sống như “một của hai”, nghĩa là có quan hệ với một ngôi vị nữa. Đây là quan hệ hỗ tương, đàn ông đối với đàn bà, và đàn bà đối với đàn ông. Là một ngôi vị giống hình ảnh Thiên Chúa cũng đòi hỏi phải sống có quan hệ, sống tương quan với một “cái tôi khác”. Đây là báo trước về mặc khải sau này đó là Một Chúa Ba Ngôi, là sự hiệp nhất sống động trong hiệp thông giữa Chúa Cha Chúa con và Chúa Thánh Thần.  Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005, Giáo hoàng sáng lập ngày giới trẻ thế giới, Tông thư Mulieris Dignitalem) [/otw_shortcode_content_toggle]

65. Người có khuynh hướng đồng tính luyến ái thì sao ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Hội Thánh tin rằng, trong trật tự tạo dựng, Thiên Chúa đặt để cho người nam và người nữ cần đến nhau, bổ túc cho nhau, liên kết với nhau để sinh sản con cái. Vì vậy, Hội Thánh không thể chuẩn nhận những thực hành đồng tính luyến ái. Tuy nhiên các Kitô hữu phải tôn trọng và yêu thương mọi người, không xét đến khuynh hướng tính dục của họ, vì tất cả mọi người đều được Thiên Chúa tôn trọng và yêu thương. (2358-2359)” opened=”closed”]

Không một người nào trên trần gian không phải là kết quả của mối quan hệ giữa một người mẹ với một người cha. Thật là kinh nghiệm đau khổ cho một số người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, họ không cảm thấy được lôi cuốn bởi người khác giới, và phải từ chối việc thụ thai theo thể lý bằng quan hệ tình dục phù hợp với bản tính con người và trật tự do Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng những đường lối của Chúa thì không biết trước được: một sự thiếu sót, một mất mát hay một vết thương được chấp nhận và đảm nhận có thể trở thành một bàn đạp để gieo mình vào tay Chúa, Đấng luôn làm cho mọi sự tốt hơn và Người còn tự mặc khải như Đấng cứu độ lớn hơn là Đấng tạo hóa. -> 415 [/otw_shortcode_content_toggle]

66. Trong kế hoạch, Thiên Chúa có định cho con người phải đau khổ và phải chết không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa không muốn cho con người phải đau khổ và phải chết. Từ khởi thủy Thiên Chúa đã muốn cho con người sống nơi địa đàng, được sống mãi mãi, bình an giữa Thiên Chúa, mọi người, và vạn vật chung quanh. Bình an giữa nam và nữ. (374-379, 384, 400)” opened=”closed”]

Đôi khi ta cảm thấy làm thế nào cuộc đời được như thế và làm thế nào ta được như thế. Nhưng thực ra, ta sống trong xung đột với chính ta, ta bị thống trị bởi sợ hãi và các đam mê ta không kiểm soát nổi, và ta đã mất sự hòa hợp nguyên thủy với thế giới và cuối cùng với Thiên Chúa. Trong Kinh thánh, kinh nghiệm về sự “tha hóa” này được diễn tả trong câu truyện “sa ngã”. Bởi vì tội lỗi đã lọt vào địa đàng nơi Adam và Eva đang sinh sống hòa hợp với nhau và với Thiên Chúa, nên họ phải ra khỏi địa đàng. Phải vất vả lao động, phải khổ, phải chết và bị cám dỗ bởi tội lỗi, đó là dấu chỉ họ đã mất địa đàng.

« Người ta mất địa đàng, nhưng đã được Thiên đàng, vì vậy được nhiều hơn mất. Thánh Gioan Kim Khẩu « Lạy Chúa, quay đi khỏi Chúa sẽ ngã, quay lại với Chúa sẽ đứng vững, ở lại trong Chúa sẽ chắc chắn được an toàn. Thánh Augustinô [/otw_shortcode_content_toggle]

Con người sa ngã
67. Tội là gì?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Tội là hoàn toàn từ bỏ Thiên Chúa, từ chối không đón nhận Tình yêu Thiên Chúa, khinh thường không giữ giới răn của Thiên Chúa. ” opened=”closed”]

Tội còn hơn là một thái độ lầm lỡ, và cũng không phải chỉ là một yếu đuối tâm lý. Thực ra mọi từ bỏ hoặc phá hủy điều gì là tốt, xét cho cùng đều là bỏ tốt để chọn xấu, loại bỏ Thiên Chúa vậy. Trong kích thước sâu xa và kinh khủng nhất, tội là xa lìa Thiên Chúa, xa lìa nguồn sống. Vì thế, chết là hậu quả tất nhiên do tội lỗi. Chỉ nhờ Chúa Giêsu ta mới hiểu được kích thước không thể đo được của tội, vì muốn liên đới với loài người đã phạm tội bỏ Chúa, Chúa Giêsu đã chịu đau khổ vì các hậu quả của tội nơi chính thân xác Người. Người đã phải gánh lấy sức mạnh gây chết của tội, để nó không làm hại ta. Đó là tất cả ý nghĩa của “cứu chuộc”. -> 224-237, 315-318, 348-468

Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội. Rm 5,20

« Điều xấu hơn không phải là phạm tội ác mà là đã không làm những điều tốt mà mình có thể làm. Chính tội bỏ xót không làm chẳng qua là tội không yêu mến, và thường không ai xưng thú tội đó. Léon Bloy (1846-1917, văn sĩ Pháp) [/otw_shortcode_content_toggle]

68. Tội Tổ tông truyền là gì? Tội Tổ tông Ađam Evà có liên hệ gì với chúng ta?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Theo nghĩa hẹp, tội là một lỗi liên can đến trách nhiệm cá nhân mỗi người. Khi nói “Tội Tổ tông truyền” không có ý nói đến tội của cá nhân nhưng muốn đề cập đến tình trạng thê thảm mà mỗi người khi vừa được sinh ra thì đã vướng mắc rồi, dù họ chưa hề tự ý phạm một tội nào, nhưng do tổ tông truyền lại. Việc truyền lại này vẫn còn là một mầu nhiệm không thể hiểu trọn vẹn. (388-389, 402-404)” opened=”closed”]

Con rắn đối đáp lại với bà “ngày nào bà ăn trái đó mắt bà sẽ mở ra và bà sẽ nên như những Thiên Chúa.” St 3, 4-5 « Trong sa ngã của Adam và Eva ta phải hiểu rằng mọi người chúng ta đều mang trong mình cái giọt nọc độc của lối suy nghĩ được minh họa bằng các hình ảnh trong sách Sáng thế….Con người không tin ở Thiên Chúa. Bị lời lẽ của ma quỷ cám dỗ, họ nuôi nghi ngờ…Thiên Chúa là người cạnh tranh muốn hạn chế tự do của ta và ta sẽ chỉ là con người đầy đủ khi loại bỏ Chúa ra. Con người không muốn đón nhận sự hiện hữu của mình và đời sống sung mãn của mình từ Thiên Chúa…Hành động như vậy họ tin vào sự dối trá hơn là sự thật, và như thế họ nhận chìm đời sống mình vào hư không và vào cái chết. Đức Bênêđictô XVI, 8-12-2005 « Một thái độ luân lý trong thế giới chỉ có thể có và đáng khuyến khích khi mà người ta đảm nhận những bẩn thỉu của cuộc đời, đảm nhận trách nhiệm tập thể trong cái chết và tội lỗi. Tóm lại, là đảm nhận toán bộ tội tổ tông truyền và dứt khoát từ bỏ việc chỉ thấy lỗi nơi những người khác. Herman Hesse (1877-1962, văn sĩ Đức) [/otw_shortcode_content_toggle]

69. Vì mắc tội Tổ tông, chúng ta có bị bó buộc phải phạm tội không?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Không. Con người dù bị tổn thương nặng bởi tội Tổ tông, và có khuynh hướng nghiêng chiều về tội lỗi, nhưng với ơn Chúa giúp, con người có thể làm điều tốt. (405)” opened=”closed”]

Không khi nào bị bó buộc phải phạm tội. Nhưng thực ra, ta không ngừng phạm tội được là vì ta yếu đuối, không hiểu biết, nên dễ sa chước cám dỗ. Bị bó buộc phải phạm tội thì không có tội, vì chỉ có tội khi ta tự ý phạm. [/otw_shortcode_content_toggle]

70. Thiên Chúa kéo chúng ta ra khỏi vòng xoáy của sự dữ thế nào?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa không đành nhìn con người dần dần hủy hoại mình và những gì chung quanh mình, do hiệu ứng dây chuyền của tội lỗi. Người gửi đến cho ta Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu rỗi và Đấng Chuộc tội, Người cứu chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi. (410-412, 420-421)” opened=”closed”]

“Không ai có thể giúp tôi.” Câu này xuất phát từ kinh nghiệm loài người nhưng không đúng nữa. Bất cứ nơi đâu mà con người vì tội lỗi của mình đã phiêu lưu vào, Thiên Chúa Cha đã sai Con của Người đến. Hậu quả của tội lỗi là cái chết (Rm 6,23). Nhưng hậu quả của tội lỗi cũng là sự liên đới kỳ diệu của Thiên Chúa với ta, Người sai Chúa Giêsu đến với ta như người bạn và Đấng cứu độ. Vì thế, có thể nói tội tổ tông là “tội hồng phúc”: “Ôi tội hồng phúc, tội đã đem lại Đấng cứu độ như thế.” (Phụng vụ đêm Phục sinh)

« Một trong những lý do khiến tôi trở thành Kitô giáo: đó là một tôn giáo không do con người sáng chế ra. C.S Lewis

« Khi bàn tay Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, Người đã đóng đinh cả tội lỗi ta vào thập giá nữa. Bernard de Clairvaux [/otw_shortcode_content_toggle]