Thường Huấn Linh Mục, Phó Tế Giáo Phận Đà Nẵng Năm 2018


Lúc 08g00 ngày 28/8/2018, tất cả các linh mục, phó tế trong toàn giáo phận tập trung về Trung Tâm Mục Vụ để tham dự thường huấn. Chương trình kéo dài trong ba ngày, từ thứ ba ngày 28/8/2018 đến thứ năm ngày 30/8/2018, với đề tài: ” MỘT VÀI KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ HIỆN NAY”.

Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận đã khai mạc chương trình thường huấn và giới thiệu đến các tham dự viên qúy Cha thuyết trình: Cha  Phê-rô Trn Mnh Hùng nguyên trước đây đã từng làm vic ti trung tâm Đo Đc Sinh Hc L. J. Goody ca Tng giáo phn Perth, Úc trong vòng 9 năm (2007-1016),  đng thi là giáo sư ging dy b môn Thn hc Luân lý và Đo đc Sinh hc tại Good Shepherd College tại Thành phố Auckland, New Zealand và Học viện DCCT. VN, cũng như tại Đại Chủng Viện Sao Biển, Giáo phận Nha Trang. Ngài s thuyết trình trong 3 ngày về ch đ Tế Bào Gốc, An Tử và Trợ Tử, cũng như việc thụ tinh trong ống nghiệm nhân dịp thưng hun của Giáo Phận Đà Nẵng. Và Cha Phê-rô Dương Thanh Liêm thuộc Tổng giáo phận Sydney, Úc.

Cùng với đề tài chính, xen vào đó Cha Phê-rô Dương Thanh Liêm cũng có hai bài chia sẻ mục vụ tại Tổng giáo phận Sydney, Úc nơi ngài đang làm việc “Về việc điều hành Giáo phận, Giáo xứ và những thách đố ngày nay”.

Trong suốt 03 ngày, Cha Phê-rô Trần Mạnh Hùng thuyết trình lần lượt qua các đề tài cụ thể:

Ngày 28/8/2018:  TẾ BÀO GỐC VÀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI VÀO NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI

Tế bào gốc trưởng thành hứa hẹn nhiều tiềm năng trong các nghiên cứu về sức khỏe và y học. Và nó giải quyết một số vấn đề nan y của y học như bệnh ung thư, Parkinson, bệnh mất trí nhớ, chấn thương tủy sống, đột quỵ, bệnh tim, tiểu đường loại 1… Vậy tế bào gốc là gì? và làm sao để các chuyên gia có thể thâu hoạch được tế bào gốc? Và lập trường của Giáo hội Công giáo về vấn đề này như thế nào? Cha Phê-rô đã trình bày cho các tham dự viên hiểu rõ về tế bào gốc và các chức năng chuyên biệt của nó, cũng như cách thức mà các nhà khoa học đã vận dụng, để có thể thâu hoạch các tế bào gốc như thế nào? Trong các phương cách thâu hoạch tế bào gốc hiện nay của các nhà khoa học, thì nó bao gồm hai phương pháp:

1-   Tế bào gốc phôi: được lấy từ các trứng đã thụ tinh, hay là từ các phôi đông lạnh, là phôi thặng dư trong chương trình thụ tinh trong ống nghiệm. Hay từ việc nhân bản vô tính phôi, rồi thâu hoạch tế bào gốc phôi, rồi sau đó, phôi bị hủy bỏ.

2-   Tế bào gốc trưởng thành: ngoài ra, các chuyên gia ngành y cũng đã tìm thấy tế bào gốc trưởng thành từ tủy xương, từ cuống rốn (umbilical cord) hoặc từ nhau thai (placenta) của các trẻ em sơ sinh. Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra, là tế bào gốc trưởng thành hiện hữu, ngay cả trong các răng sữa của trẻ em, cũng như ở trong nước màng ối (amniotic fluid).

Trong những năm gần đây , việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành trong y khoa trị liệu, đã đem lại những thành công rực rỡ. Các bác sĩ và chuyên gia ngành y, đã có thể tạo ra một khí quản mới, sử dụng tế bào gốc lấy từ tủy xương bệnh nhân, để sau đó dùng cái khí quản này nhằm thay thế cho cô Claudia, người bị ung thư khí quản (năm 2008).

Việc nuôi dưỡng các tế bào gốc vạn năng và đa năng trong các dĩa cấy, và kích thích để phát triển thành nhiều loại tế bào chuyên biệt, ví dụ như, tế bào tim, thận, tế bào máu, tế bào thần kinh v.v…, nhằm sử dụng trong y khoa trị liệu, đã mang lại nhiều hứa hẹn trong tương lai.

Việc sử dụng tế bào gốc, được thâu hoạch từ chính bệnh nhân, có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề hệ thống miễn nhiễm (miễn dịch) không chấp nhận. Tế bào gốc trưởng thành không gây ra khối u ác quái (teratomas). Tế bào gốc trưởng thành phân chia nhằm bổ sung, đổi mới và thay thế những tế bào sắp chết, đồng thời phục hồi những mô bị hủy hoại. Phương pháp sử dụng tế bào gốc trưởng thành trong y khoa trị liệu, rất phù hợp với giáo huấn luân lý của Giáo Hội Công Giáo, và GHCG không ngừng khuyến khích và động viên các bác sĩ và chuyên gia ngành y, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu này.

Từ cách trình bày và phân biệt rõ ràng về hai loại tế bào, người thuyết trình giúp cho các tham dự viên thấy được quan điểm của Giáo Hội là không ủng hộ phương pháp sử dụng tế bào gốc phôi: Bởi lẽ, phôi người, theo quan điểm và lập trường của GHCG được coi như là một “nhân vị”. Để kết thúc chuyên đề này, Cha Phê-rô đã trích dẫn lời của ĐGH Benedicto 16: Giáo Hội không phản đối khoa học, nhưng “không đồng tình với những hình thức nghiên cứu làm hại con người đang sống mặc dù, họ vẫn chưa được sinh ra” như trường hợp phôi dẫn đến phôi bị hủy diệt. Giáo Hoàng Benedicto 16 đã triển khai vấn đề này vào tháng 7, ngày 16 tháng 9 năm 2006 tại điện Castel Candolfo (Ý).

Ngày 29/8/2018: AN TỬ VÀ TRỢ TỬ

Hiện nay, một số nước trên thế giới đã ban hành luật An Tử (Chết êm dịu) và Trợ Tử (do các bác sĩ thực hiện). Vấn đề này gây rất nhiều tranh luận và bàn tán sôi nổi cả tôn giáo lẫn các cơ cấu chính quyền. Cha Phê-rô đã trình bày với các tham dự viên một cách khách quan và thực tế về vấn đề An tử và Trợ tử với những nguyên nhân và lý do đưa đến sự kiện trên. Tại sao người ta lại cổ võ và ủng hộ việc làm này, đâu là động lực chính. Bên cạnh đó, Cha Phê-rô cũng phân tích những mâu thuẫn tự nội tại của các lý lẽ ủng hộ cho việc An Tử và Trợ Tử. Từ đó làm sáng tỏ vấn đề về sự sai trái và lệch lạc trong cái nhìn của các nhóm ủng hộ và cổ võ việc cho phép các bác sĩ được quyền chích thuốc cho các bệnh nhân chết mà không bị trừng phạt theo luật pháp hiện hành. Cha nhắc lại các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề An Tử và Trợ Tử là một hành vi trái luân lý.

Ngày 30/8/2018:  KỸ THUẬT MỚI VỀ SINH SẢN VÀ Ý NGHĨA VAI TRÒ LÀM CHA MẸ

Ở chuyên đề này cha Phê-rô đã trình bày những kỹ thuật mới mang tính hiện đại về việc sinh sản. Tính hiện đại ở đây tập trung chú ý vào những can thiệp y học và những kỹ thuật tiên tiến nhằm khắc phục điều kiện vô sinh hoặc gia tăng cơ hội thụ thai. Đó chính là việc cy tinh nhân to, th tinh trong ng nghim, và vn đ mang thai h. Cha Phê-rô cũng nêu lên những hệ lụy tiêu cực về mặt đạo đức xã hội thực tế đã xảy ra từ những vấn đề này. Sau đó, Cha Phê-rô đối chiếu vấn đề sinh sản trong Kinh Thánh và cùng với những giáo huấn luân lý mà Giáo Hội Công Giáo đã chỉ dạy.

Để kết luận xuyên suốt về chủ đề của chương trình thường huấn, Cha Phê-rô đã kết luận bằng việc trích từ Huấn Thị “Donum Vitae” (Quà Tặng Sự Sống) do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22/02/1987. Như sau:

“Con người phải được đối xử như một nhân vị kể từ khi thụ tinh, và vì vậy cũng từ lúc đó nhân quyền của nó phải được thừa nhận, trước hết là quyền sống bất khả xâm phạm của một con người vô tội.”

Sau mỗi chuyên đề là thời gian các tham dự viên trao đổi với cha thuyết trình về các trường hợp cụ thể trong quá trình mục vụ mà các cha gặp phải, những suy tư liên quan giữa thần học và luân lý để cùng nhau trao đổi và làm sáng tỏ vấn đề.

Trước khi kết thúc chương trình thường huấn, Cha Tổng Đại Diện Bonaventura Mai Thái đã thay mặt linh mục đoàn giáo phận Đà Nẵng cảm ơn cha Phê-rô Trần Mạnh Hùng, Cha Phê-rô Dương Thanh Liêm đã chia sẽ những hiểu biết và kinh nghiệm mục vụ trong 03 ngày thường huấn này.

Ban MVTT/GP

 
Failed to get data. Error:
Invalid album ID.