Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm C


CHÚA NHẬT II MÙA CHAY – NĂM C

13-3-2022

Kỷ niệm 9 năm Đức Phanxicô lên ngôi Giáo hoàng (13-3-2013)

CHẦU THÁNH THỂ

Giáo xứ Phú Thượng

GIÁO HUẤN SỐ 16

NGƯỜI TRẺ VỚI NHỮNG GỐC RỄ

Đừng để mình bị bật rễ

Đây là một vấn đề quan trọng, và tôi muốn dành một chương ngắn để thảo luận về nó. Nếu chúng ta trân trọng vấn đề này, chúng ta có thể phân biệt niềm vui của tuổi trẻ với một sự sùng bái tuổi trẻ đầy sai lầm vốn có thể được lợi dụng để lôi kéo và dẫn dụ người trẻ. Thử nghĩ, nếu có người nào đó bảo người trẻ phớt lờ lịch sử của họ, tẩy chay những kinh nghiệm của các bậc tiền bối, xem thường quá khứ và hướng tới một tương lai do y vẽ ra cho, thì như vậy há không dễ trở thành chuyện kẻ ấy lôi kéo giới trẻ để họ chỉ làm điều mà y bảo làm đó sao? Kẻ ấy muốn các bạn trẻ nông cạn, trốc rễ và nghi nan, để họ chỉ tin vào những lời hứa của y và hành động theo các kế hoạch của y. Đó là cách mà các ý thức hệ khác nhau vận hành; chúng tàn phá (hay làm phân rã)  mọi sự khác biệt để chúng có thể cai trị mà không bị phản kháng. Tuy nhiên để được vậy, chúng cần những người trẻ coi thường lịch sử, những người vứt bỏ các kho tàng nhân bản và thiêng liêng thừa hưởng từ các thế hệ đi trước, những người không ý thức gì về mọi sự xảy ra trước mình (Tông huấn Đức Ki-tô hằng sống, số 180 & 181).

 ———————

CN 2 MC NĂM C

(St 15,5-12.17-18. Pl 3,17-4,1; Lc 9,28b-36)

 

Cha Phạm Khắc Khoan

Vì kính trọng cha tuổi cao, lại có tướng người phúc hậu, một hôm quan mời ngài đến và nói :

  • Ta muốn kết thân với ông, ta chỉ muốn tìm cách cứu mạng ông thôi. Xin ông chịu khó chấp nhận bước qua Thập giá.

Cha trả lời :

    – Mấy tháng qua ở trong tù, tôi đã suy nghĩ kỹ lắm rồi; nhưng càng nghĩ tôi càng xác tín hơn, càng cương quyết giữ vững đức tin cho đến chết.

Cha kể lại chuyện năm 1802 :

“Khi đó, Thế tổ Gia Long, phụ thân của hoàng đế, ra Hà Nội, chúng tôi có đến chào. Ngài hứa cho chúng tôi được tự do giảng đạo, xây nhà thờ và các nhà bác ái. Ngài yêu cầu chúng tôi cổ động dân chúng sống thuận hòa và chăm chỉ làm ăn. Từ đó đến nay, tôi vẫn vâng lệnh vua, nhắc nhở bà con làm điều tốt, tránh điều xấu. Tôi thờ Vua trên trời và tuân phục vua dưới đất, tôi vẫn xin Vua trên trời ban ơn cho các quan, để thời các ngài được thái bình thịnh trị. Sao hôm nay quan lại bảo tôi bỏ lệnh tiên đế mà tôi đã thi hành biết bao năm nay ?

 Quan nói :

  • Thế ông không muốn sống à ?

Cha đáp :

  • Thưa quan, mọi sinh vật đều muốn sống, huống chi là con người có suy nghĩ. Ai biết giá trị cuộc sống mà chẳng ham sống. Thế nhưng với người Ki-tô hữu, chết là cách sống đời đời trên thiên đàng (Bùi Đức Sinh, Thiên Hồng Sừ,trang 79).

Câu chuyện “sống đời đời trên thiên đàng”của cha Phạm Khắc Khoan giúp chúng ta hiểu Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay. Bđ1 Chúa giao ước với ông Ap-ra-ham :

đất mà ông nghe Chúa, bỏ quê đến, đất Pa-lestin là đất Chúa ban, đất của ông. BTM nói sự hiển dung của Chúa là kết quả của thập giá, của những khốn khổ. Bđ2 thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Phi-lip-phê đừng sống đối nghịch với thập giá, để được quê hương trên trời.

Bài đọc 1 (St 15,5-12.17-18) : Bđ1 đọc sách Sáng Thế. Sách kể chuyện ông Ap-ra-ham vâng lệnh Chúa bỏ thành Ur (nước I-rak ngày nay) đến xứ Pa-les-tin. Thiên Chúa phán : “Ta là Đức Chúa đã đưa ngươi ra khỏi thành Ur của người Can-đê, để ban cho ngươi đất này làm sở hữu (St 15, 7). Ông thưa: “Lạy Đức Chúa làm sao con biết là con sẽ được đất này làm sở hữu” (St 15,8). Thiên Chúa đã lập giao ước với ông. Sách Kinh Thánh “Lời Chúa cho mọi người” viết: “Thiên Chúa lập giao ước với ông Áp-ra-ham theo đúng tập quán thời bấy giờ. Khi ký hiệp ước, hai người phải đi ngang qua giữa hai phần của một con vật đã được sát tế và xẻ đôi (Gr 34,18). Ông Áp-ra-ham giữ đúng nghi thức này; Thiên Chúa cam kết giữ đúng các lời hứa với ông Áp-ra-ham bằng cách đi qua giữa các con vật đã bị xẻ đôi, dưới hình thức một lò nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực” (trang 55).  

Bài Tin Mừng (Lc 9,28b-36): Trước 8 ngày Hiển Dung, Chúa Giê-su tuyên bố : “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc 9,22). “Rời Đức Giê-su nói với mọi người : Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).

Đức cha Ba-tô-lo-mê-ô Nguyễn Sơn Lâm viết : “Như vậy, câu chuyện Chúa biến hình hôm nay là để thi hành lời Người đã hứa. Ba môn đệ sẽ đưc xem thấy vinh quang của Người, để bù lại những lời tiên tri tuyên báo việc Người sẽ bị nộp, bị giết. Phải chăng đây không phải là khía cạnh vinh quang của mầu nhiệm thập giá. Đó là mầu nhiệm phục sinh phải đi liền với mầu nhiệm tử nạn. Các môn đệ được thấy trước ánh sáng Phục sinh để họ khỏi nao núng khi thấy Người chịu đau khổ. Và chúng ta được phấn khởi đi vào con đường Mùa Chay mà hôm khai mạc chúng ta đã thấy là con đường phấn đấu.

Nhưng vì sao biến hình lại xảy ra khoảng 8 ngày sau hôm Chúa nói về cuộc tử nạn ? Chúng ta có được phép  nghĩ rằng ngày thứ 8 là ngày thứ nhất trong tuần lễ của người Ki-tô hữu không ? Do đó cả việc tử nạn và việc phục sinh đước loan báo trong cùng một ngày, ngày Chúa nhật, ngày của Chúa, ngày cử hành các mầu nhiệm cứu thế trọng đại của Chúa chúng ta” (Lời Chúa Các Ngày Chủa Nhật Năm C, trang 69-70).

Bài đọc 2 (Pl 3,17-4,1) : Đức cha Ba-tô-lô-mê-ô viết về bđ2 : “Thánh Tông đồ khuyên hết mọi người bắt chước Người và bắt chước những kẻ sống theo gương mẫu của Người, vì Người tin tưởng và hoàn toàn sống theo mầu nhiệm Thánh Giá. Đang khi có lắm kẻ sống như thù địch với thập giá của Đức Ki-tô. Họ lấy cái bụng làm chúa và chỉ nghe đến những sự dưới đất . Họ đặt vinh quang  nơi những điều đáng phải xấu hổ” (Sđd trang 75-76).

Lời ngunyện

Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con

phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa;

xin lấy Lời hằng sống

nuôi dưỡng đức tin của chúng con

nhờ vậy cặp mắt tâm hồn của chúng con sẽ trong sáng

để nhìn thấy vinh quang Con Chúa tỏ hiện

trong cuộc đời chúng con.

Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành