Bộ Giám Mục Và Việc Chọn Và Bổ Nhiệm Giám Mục

Trong cuộc phỏng vấn giới thiệu về Bộ Giám mục, Đức Hồng y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục nói rằng tiêu chí tìm kiếm các ứng viên giám mục không phải là tìm kiếm sự hoàn hảo, tìm kiếm những “vị thánh” để trên bệ thờ, mà là những người chắc chắn sở hữu những đức tính nhân bản và các nhân đức hướng thần. Nhiệm vụ chọn giám mục của Bộ Giám mục là một nhiệm vụ được thực hiện cách tập thể với tinh thần đức tin, chứ không phải với sự tính toán.

Đọc tiếp

8 Triệu Euro Hỗ Trợ Các Quốc Gia Bị Bạo Lực

Ông Thomas Heine-Geldern, Chủ tịch điều hành của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ cho biết, trong năm 2020, châu Phi đã phải chịu đựng nhiều đau khổ do bạo lực và trở thành “lục địa của các vị tử đạo”. Bạo lực, cưỡng bức di dời và giết hại các Kitô hữu đã gia tăng đáng kể. Ông hy vọng, sự giúp đỡ của Tổ chức Giáo hoàng có thể giúp giảm bớt đau khổ cho người dân ở châu lục này.

Đọc tiếp

Chương Trình “4 Triệu Khẩu Trang Cho Phnom Penh” Của Caritas TGP Sài Gòn

Đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ tại Campuchia. Từ ngày 17/3 các sinh hoạt tập trung và cử hành tôn giáo bị tạm ngưng. Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã gửi thư cho Đức cha Olivier Schmitthaeusler để chia sẻ, hiệp thông và mong ước được cùng san sẻ với Giáo hội tại Phnom Penh cách cụ thể.

Đọc tiếp

ĐTC Nói Với Các Nữ Tu Dòng Kín Thánh Clara: Đừng Mỏi Mệt Trở Thành Sự Hiện Diện Cầu Nguyện Và An Ủi

Trong buổi tiếp kiến dành cho các nữ tu dòng kín thánh Clara ở Paganica, thành phố Aquila của Ý, nơi xảy ra trận động đất kinh hoàng vào năm 2009, với những thiệt hại lớn lao, Đức Thánh Cha khuyến khích các chị luôn tin tưởng vào tình yêu quan phòng của Chúa và sống tình chị em trong cộng đoàn, và đừng mỏi mệt trở thành sự hiện diện cầu nguyện và an ủi.

Đọc tiếp

ĐTC Tuyên Thánh Cho Một Tín Hữu Dòng Ba Đa Minh Bị Mù Vào Thế Kỷ XIV

Ngày 24/4 Đức Thánh Cha đã tuyên phong chân phước Margherita di Castello, một nữ giáo dân Dòng Ba Đa Minh người Ý bị mù và khuyết tật, sống vào thế kỷ XIV, lên hàng hiển thánh, theo quy trình được gọi là phong thánh “tương đương”, nghĩa là không cần phép lạ để một chân phước được tuyên phong hiển thánh.

Đọc tiếp