Chúa Nhật II Thường Niên – Năm B

Tin Mừng Thánh Gioan kể lại, hai môn đệ của ông Gioan Tẩy giả nghe thày mình giới thiệu về Đức Giêsu, liền đi theo. Khi Chúa Giêsu hỏi các ông: “Các anh tìm gì?”, thì các ông lại trả lời bằng một câu hỏi khác: “Thưa Thày, Thày ở đâu?”. Câu hỏi này vừa thay cho câu trả lời: “Chúng tôi muốn tìm Thày”, vừa diễn tả một cuộc tìm kiếm.

Nếu con người nỗ lực khôn nguôi tìm kiếm Chúa, thì chính Thiên Chúa cũng đi tìm kiếm con người. Bởi lẽ Thiên Chúa là Đấng vô hình và thiêng liêng cao cả, chỉ nguyên nỗ lực từ phía con người mà thôi thì sẽ rơi vào bế tắc. Lịch sử Cứu độ chứng minh, nhiều lần Thiên Chúa có sáng kiến ra tay cứu giúp và cải hoá con người. Để thực sự gặp gỡ Chúa, người tín hữu cần có đời sống nội tâm sâu xa. Bởi lẽ cuộc sống ồn ào bon chen và đầy tham vọng dễ làm chúng ta quên Chúa. Hãy tìm những giây phút lắng đọng tâm hồn để gặp gỡ Chúa, để nghe Ngài khuyên nhủ và giáo huấn chúng ta.

Đọc tiếp

Lưu Ý Việc Xức Tro Trong Thời Gian Đại Dịch

Trong tình trạng đại dịch tại nhiều quốc gia vẫn có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng dân cư như hiện nay, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã lưu ý về cử hành phụng vụ Thứ tư Lễ Tro. Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chuyển ngữ và trân trọng phổ biến.

Đọc tiếp

Mỗi Ngày Có 13 Ki-Tô Hữu Trên Thế Giới Bị Sát Hại Vì Đức Tin

Theo báo cáo hàng năm “Danh sách theo dõi thế giới” năm 2021 của tổ chức phi lợi nhuận Open Doors – Những cánh cửa mở, trong đó liệt kê 50 quốc gia hàng đầu nơi các Ki-tô hữu bị bách hại nhiều nhất vì đức tin của họ, trung bình mỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tin, 12 nhà thờ hay cơ sở Ki-tô giáo bị tấn công, 12 Ki-tô hữu bị bắt hay bị giam tù cách bất công, và 5 người bị bắt cóc.

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô và Đức Biển Đức XVI Đã Chích Ngừa Covid-19

Đức Thánh Cha Phanxicô đã được chích ngừa như ngài đã nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý rằng ngài đã đăng ký chích ngừa virus corona. Ngài nói: “Tôi tin rằng, về phương diện đạo đức, mọi người phải chích ngừa. Nó là một chọn lựa đạo đức bởi vì nó liên quan đến sự sống của bạn và cả của người khác.” Ngài không hiểu tại sao một số người lại nói đây có thể là một loại vắc-xin nguy hiểm. “Nếu các bác sĩ giới thiệu nó với bạn như một thứ gì đó có thể tốt và không có nguy hiểm đặc biệt, tại sao lại không nhận nó?”

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô: Hãy Ngợi Khen Chúa Cả Khi Gặp Khó Khăn Vì Chúa Luôn Trung Thành Và Yêu Thương Chúng Ta

Tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư 12/01/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về “lời cầu nguyện ngợi khen”, điều có thể thực hiện được trong mọi hoàn cảnh vì Thiên Chúa luôn thành tín.

Sáng thứ Tư 12/01, như thường lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi tiếp kiến chung trực tuyến và trong bài giáo lý ngài đã suy tư về khía canh ngợi khen trong cầu nguyện.

Đọc tiếp

Do Đại Dịch, Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích Sửa Đổi Cách Thức Xức Tro

Theo đó, sau khi làm phép tro và rảy nước thánh, linh mục hướng đến các tín hữu đang hiện diện và đọc “một lần công thức như trong Sách lễ Roma: ‘Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng’, hoặc ‘Hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về tro bụi’”. Tiếp theo, “linh mục lau tay và đeo khẩu trang, rồi xức tro cho các tín hữu tiến đến với linh mục, hoặc chính linh mục đến chỗ của các tín hữu để xức tro cho họ”. Ghi chú kết luận: “Linh mục xức tro lên đầu mỗi người và không đọc gì thêm”.

Đọc tiếp

Kỷ Niệm 350 Năm “Sấm Truyền Ca”

Tại Việt Nam, ít ai biết được rằng 150 năm trước khi thi hào Nguyễn Du qua đời (1820), văn chương Công giáo đã có một tác phẩm lục bát bằng chữ Nôm đạt mức tuyệt tác: Tác phẩm Sấm Truyền Ca (1670), diễn ca 5 quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của địa phận Đàng Trong. Cũng chính năm 1820 tác phẩm được phiên âm sang chữ quốc ngữ. Cha Lữ Y Đoan không những để lại một thành tựu của Thế kỷ XVII về thơ lục bát tự sự rất hồn nhiên trong sáng mà còn đi trước thời đại chúng ta 300 năm trên bước đường Việt hóa và hội nhập văn hóa cả về phong tục và triết học.

Đọc tiếp