Đức Tổng Giám Mục Celli: Hiệp Định Với Trung Quốc Sẽ Được Gia Hạn

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng giám mục Celli không phủ nhận có những vụ phá đổ thánh đường và thánh giá Công giáo tại Trung Quốc, nhưng Đức Tổng giám mục nói rằng “mặc dù có những khúc gồ ghề trên đường, Tòa Thánh tiếp tục hành trình và muốn đạt tới một tình trạng bình thường, trong đó Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc có thể hoàn toàn biểu lộ lòng trung thành với Tin mừng và đồng thời là Trung Hoa”.

Đọc tiếp

Những Đóng Góp Của Kitô Giáo Việt Nam Cho Nền Văn Hóa Và Văn Học Dân Tộc

Đó là tên của cuộc trưng bày về sách Công giáo do Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết, – Cha sở Giáo xứ Tân Sa Châu, kiêm Trưởng ban Văn Hóa Tổng giáo phận Sàigòn – Tp. Hồ Chí Minh, phụ trách Nhà Truyền thống  của Tổng giáo phận -, cùng với một số anh chị em tu sĩ và giáo dân, tổ chức tại số 6 Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, từ ngày 15/01/2019 đến ngày 01/05/2019. Cuộc trưng bày nhằm giới thiệu một số sách, chủ yếu là “sách đạo”, được xuất bản tại Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau.

Đọc tiếp

Giám Mục “Hầm Trú” Thứ Ba Được Trung Quốc Nhìn Nhận

Hôm 09/06, nghi lễ nhận giáo phận của một giám mục Trung Quốc “hầm trú” 83 tuổi đã được cử hành. Đây là vị giám mục thứ ba của Giáo hội hầm trú được chế độ cộng sản Trung Quốc công nhận kể từ khi Vatican và Trung Quốc ký một thỏa thuận vào năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục.

Đức cha Phêrô Lâm Giai Thiện đã chính thức được đặt làm người đứng đầu giáo phận Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Từ năm 1997, Đức cha Lâm đã từ chối đăng ký với chính phủ và do đó không được chính quyền Trung Quốc công nhận.

Đọc tiếp

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa KiTô – Năm A

Giáo lý Công giáo dạy chúng ta: khi linh mục chủ sự thánh lễ lặp lại lời Chúa Giêsu đã nói trong bữa tiệc ly: Này là Mình Thày, này là Máu Thày…. thì Chúa Thánh Thần tác động làm cho bánh thành Mình Thánh Chúa và rượu thành Máu Thánh Chúa. Tuy vậy, nếu nhìn bằng con mắt thể lý, trước và sau lời “truyền phép” này, bánh và rượu vẫn y nguyên, không có gì thay đổi. Thánh Thể là mầu nhiệm của đức tin, nghĩa là chỉ cảm nhận bằng đức tin, như chúng ta vẫn hát trong bài Ca Thánh Thể (Tantum ergo): “Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì”. Sau lời truyền phép, linh mục chủ sự thánh lễ cũng tuyên bố với cộng đoàn phụng vụ: “Đây là mầu nhiệm đức tin”, như lời khẳng định: chỉ có đức tin mới nhận ra sự biến đổi tự bản thể của bánh và rượu. Thánh Thể chính là sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa trần gian. Tấm bánh đơn sơ là thế, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, trở nên Tấm Bánh Nhiệm Màu đối với các Kitô hữu.

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô: Vật Lộn Với Thiên Chúa Là Một Ẩn Dụ Của Việc Cầu Nguyện

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung được truyền chiếu trực tiếp tại Thư viện Dinh Tông Tòa vào sáng thứ Tư 10/06/2020, khi suy tư về cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã giải thích về cách cầu nguyện của tổ phụ Gia-cóp khi ông “vật lộn” với Thiên Chúa cả đêm và sau đó đã thay đổi: từ con người tinh ranh, tự tin, không biết đến ân sủng và lòng thương xót, ông đã khám phá ra sự mỏng dòn yếu đuối của mình và khám phá mình được bao bọc bởi lòng thương xót của Chúa.

Đọc tiếp

ĐHY Comastri: Kinh Mân Côi Giữa Đại Dịch Đã Thay Đổi Tâm Hồn Nhiều Người

Các chứng từ khám phá đức tin và tìm lại đức tin đến từ khắp nước Ý, kể về một hiện tượng phi thường xoay quanh ước muốn cầu nguyện, thậm chí bởi những người ở xa thế giới của Giáo hội: những người bạn gặp gỡ nhau đúng giờ để cùng nhau tham dự buổi đọc kinh; một người vô thần, sau khi bật khóc, đã quỳ xuống và bắt đầu cầu nguyện lần đầu tiên trong đời; một chàng trai trẻ yêu cầu tiếp tục việc lần hạt Mân Côi và nói rằng anh ta đã nhiều lần xúc động trong những khoảnh khắc đó; một bà cụ trong một nhà dưỡng lão, thường hay lầm lì, đã tìm lại niềm vui nói chuyện chia sẻ.

Đọc tiếp