Đức Hồng Y Mueller: Khủng Hoảng Trong Giáo Hội Là Do Rời Bỏ Thiên Chúa

Ngày 01/01, Đức Hồng y Mueller đã chủ sự Thánh lễ kính trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, với các tham dự viên của Hội nghị. Ngài nói: “Cuộc khủng hoảng trong Giáo hội là do con người tạo nên và nó xuất hiện bởi vì chúng ta đã tự mình thích nghi với tinh thần của một cuộc sống không có Chúa.”

Đọc tiếp

Lễ Chúa Hiển Linh

Ngày lễ hôm nay được gọi là lễ “Hiển Linh”. Hiển Linh là việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người. Trong Cựu ước, Thiên Chúa thường “hiển linh” tức là tỏ mình cho con người thấy vinh quanh và quyền năng của Ngài, đồng thời Ngài gửi một thông điệp, một giáo huấn để giúp con người sống đạo đức và ngay lành. Với việc ba nhà đạo sĩ đến Belem theo chỉ dẫn của ngôi sao lạ, Thiên Chúa tỏ mình ra, không chỉ với người Do Thái, mà cho muôn dân. Ba nhà đạo sĩ từ phương Đông là tượng trưng cho cả nhân loại đang tìm kiếm Chúa. Họ đã tìm đến với Hài Nhi Giêsu và đã dâng của lễ. Những lễ vật họ dâng là vàng, nhũ hương, mộc dược là những biểu tượng nhằm tôn vinh Đức Giêsu là Thiên Chúa (hương), là Vua (vàng) và là Đấng Cứu độ (mộc dược để xức xác theo thủ tục của người Trung đông).

Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân, và con người đón nhận Chúa bằng nhiều cách khác nhau.

Đọc tiếp

Từ 01/02/2020 Áp Dụng Các Qui Luật Hành Chánh Mới Về Tôn Giáo Tại Trung Quốc

Hôm 31/12/2019 vừa qua, hãng tin Công Giáo Á châu Asia News đưa tin: từ ngày 01/02/2020 tới đây các qui luật mới về hành chánh điều hành các nhóm tôn giáo tại Trung Quốc sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Một linh mục Công Giáo Trung Quốc bình luận rằng, với các qui luật này, “trong thực tế, tôn giáo của bạn chẳng đáng kể gì nữa, dù bạn là Phật tử, tín đồ Lão giáo, Hồi giáo hay Kitô giáo: Tôn giáo duy nhất được chấp nhận là niềm tin nơi đảng cộng sản Trung Quốc”.

Đọc tiếp

Tại Sao Người Công Giáo Cúi Đầu Mỗi Khi Nghe Danh Thánh Chúa Giêsu

WGPSG / Aleteia — Tập tục này lấy cảm hứng từ Kinh Thánh và được Đức Giáo hoàng Grêgôriô X thiết lập vào thế kỷ 13. Người Công giáo thực hiện rất nhiều cử chỉ tôn kính trong Thánh lễ, và một trong những cử chỉ được thực hành rộng rãi trong nhiều thế kỷ – đó là cúi đầu mỗi khi Danh thánh của Chúa Giêsu được nhắc đến. Ngay cả khi không được nhấn mạnh nhiều trong vài thập kỷ qua, việc cúi đầu vẫn được nhiều giáo dân cũng như một số linh mục tôn giữ. Nguồn

Đọc tiếp

Những Thách Đố Của Lời Khấn Vâng Phục

Dẫu rằng cả ba lời khuyên Phúc âm đều nhằm mục đích để làm vinh danh Chúa, thánh hóa bản thân và mưu ích cho các linh hồn, nhưng theo Thánh Tôma, trong ba lời khấn thì ngài coi lời khấn vâng phục là “lời khấn cao trọng nhất” (maximumest), bởi qua lời khấn vâng phục, người tu sĩ dâng cho Thiên Chúa điều cao quý nhất là ý chí tự do và quyền định đoạt về đời sống.

Đọc tiếp

Kinh Nguyện Giới Trẻ: Chúa Ở Lại Với Chúng Con

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô,/ là Thầy và là Bạn của giới trẻ chúng con,/ Chúa đã xuống thế làm người,/ chịu đau khổ, chịu chết vì chúng con./ Sau khi sống lại,/ Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Em-mau/ và soi trí mở lòng cho họ hiểu biết Lời Chúa./ Chúa đã Bẻ Bánh cho họ tham dự sự sống của Chúa/ và làm cho mắt họ sáng ra để họ nhận biết Chúa./ Nhờ ơn Chúa giúp,/ họ trở thành những chứng nhân trung tín của Chúa cho mọi người./

Đọc tiếp