Những Sinh Hoạt Cuối Cùng Của Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazzonia

Đức Thánh Cha nói: “Trước tiên, vì điều này xảy ra ở Roma, nên trong tư cách là giám mục giáo phận, tôi xin lỗi những người bị xúc phạm vì hành động này”. Ngài cũng cho biết là hiến binh Italia đã tìm lại được các pho tượng không bị hư hại và giữ ở trụ sở Hiến binh gần Vatican. Ngài chào mừng tin này và cho biết đã ủy quyền cho Đức Hồng y Quốc vụ khanh cứu xét xem có nên trưng các pho tượng này trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục Amazzonia sáng Chúa nhật 27/10 này tại Vatican hay không.”

Đọc tiếp

ĐHY Gracias: Chia Sẻ Linh Mục Trên Toàn Cầu Cũng Là Giải Pháp Cho Vấn Đề Thiếu Linh Mục

“Tôi tin chúng ta phải chia sẻ linh mục trên toàn cầu”, đó là ý kiến của ĐHY Gracias liên quan đến những giải pháp cho tình trạng thiếu linh mục ở miền Amazon.

Một giải pháp được ĐHY Gracias đề nghị: “Chúng ta cũng cần có sự chia sẻ linh mục toàn cầu. Việt Nam có rất nhiều ơn gọi… Họ có thể gửi và huấn luyện các linh mục để đi đến Amazon. Ấn Độ không có dư nhưng có khá nhiều linh mục. Chúng tôi có thể gửi các linh mục đến đó. Và có lẽ Philippines cũng vậy, và có khả năng là Hàn Quốc…

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXX TN – Năm C

“Phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Đó là giáo huấn rút ra từ câu chuyện hai người lên Đền thờ cầu nguyện. Đó cũng là bài học Lời Chúa dạy chúng ta hôm nay. Cuộc sống đầy bạo lực, xung đột và chia rẽ do con người thiếu khiêm nhường, và sẵn sàng được thua mà không nghĩ đến đạo lý làm người. Trong những ngày cuối tháng Mười này, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria, mẫu gương của sự khiêm nhường. Chính từ sự khiêm nhường mà Mẹ được tôn vinh: “Muôn thế hệ sẽ khen rằng tôi có phúc”. Xin Mẹ giúp chúng ta biết thưa “Xin vâng” như Mẹ. Đó là lời xin vâng có phó thác, cậy trông và khiêm tốn. Từ lời xin vâng tuyệt diệu ấy, đất trời được nối kết, Thiên Chúa làm người và ở cùng chúng ta.

Đọc tiếp

Hội thảo Văn hóa: Bốn Trăm Năm Hình Thành Và Phát Triển Chữ Quốc Ngữ Trong Lịch Sử Loan Báo Tin Mừng Tại Việt Nam

Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly – Tiến sĩ ngành Khoa học Ngôn ngữ tại Đại học Sorbonne Nouvelle, thuyết trình đề tài: NHÀ BIÊN SOẠN THỰC SỰ CỦA MANUDUCTIO AD LINGUAM TUKINENSEM (VĂN PHẠM VIỆT NGỮ THẾ KỶ 17-18) – LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ từ 1615 – 1919 trong buổi hội thảo: BỐN TRĂM NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ TRONG LỊCH SỬ LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM, do Ủy ban Văn Hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức ngày 25-26/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.

Đọc tiếp

Đức Hồng Y Hollerich Lên Án Vụ 39 Người Thiệt Mạng Trong Xe Thùng

Tuyên bố hôm 23/10/2019 vừa qua trong cuộc họp của các Giám mục đại biểu các nước thuộc Liên hiệp Âu Châu, Đức Hồng y Hollerich dòng Tên, nói rằng: “Tại Âu Châu, chúng ta nói về căn tính Kitô, nhưng tôi tự hỏi làm sao có thể nói về căn tính Âu Châu khi con người còn tiếp tục chết như thế và thảm trạng này không đánh động chúng ta nhiều hơn. Chúng ta phải làm sao để mọi người cảm thấy được đón nhận. Những người nam nữ này trốn chạy những tình trạng chiến tranh, nghèo đói, bất công, và chúng ta biết rằng họ không cần phải đi theo những con đường lén lút như thế để vào đất nước chúng ta…”.

Đọc tiếp

Người Công Giáo Việt Nam Tại Nhật Mong Chờ Đức Thánh Cha

Theo ước tính, trong số 300 nghìn người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản, có khoảng 30 nghìn người Công giáo. Hòa mình vào Giáo hội Nhật Bản, người Việt háo hức đón chờ ngày diện kiến Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng cuối tháng 11/2019.

Theo thống kê chính thức, năm 2018 số tín hữu Công giáo Nhật Bản là 440.893, chiến 0,3% dân số. Tuy nhiên, một số giáo phận tại đây có số tín hữu ngoại quốc nhiều hơn số tín hữu Nhật Bản. Vì vậy, số tín hữu Công giáo tại Nhật có thể lên đến hơn 800 nghìn. “Đó là lý do mà thuật ngữ “Giáo hội tại Nhật” (The Church in Japan) được thay thế cho “Giáo hội Nhật” (Japanese Church)”, Linh mục Giuse Nguyễn Thanh Nhã, S.J – đặc trách giới trẻ Việt Nam tại Nhật cho hay.

Đọc tiếp

300 Triệu Kitô Hữu Bị Bách Hại

“Bị bách hại hơn bao giờ hết. Tập trung vào cuộc đàn áp chống Kitô giáo giữa các năm 2017 và 2019”, là tên tài liệu nghiên cứu của tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ”, được trình bày hôm 24/10, tại nhà thờ thánh Bartolomeo ở Roma, là nơi mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II muốn là nơi tưởng niệm các vị tử đạo mới của thế kỷ XX và XXI.

Theo tài liệu nghiên cứu, cứ 7 Kitô hữu thì có một người bị bách hại vì đức tin của mình; gần 300 triệu Kitô hữu sống tại các miền đất bị bách hại. Ngày nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị ảnh hưởng nhiều nhất và là trung tâm của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, đang chuyển từ Trung Đông sang châu Phi, Nam Á và Đông Á.

Đọc tiếp