ĐTC Phanxicô: Không Dửng Dưng Trước Tiếng Kêu Đói Của Dân Chúng

Hôm nay một lần nữa thánh Gioan cho chúng ta thấy Chúa Giêsu quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Sự kiện xuất phát từ một thực tế cụ thể: dân chúng đang đói và Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải bận tâm đến vấn đề này của Ngài để cơn đói của dân chúng được thỏa mãn. Đối với đám đông, Chúa Giêsu trao ban một cách nhưng không, không có giới hạn. Ngài đã trao ban Lời của Ngài, sự au ủi, ơn cứu độ, và cuối cùng là sự sống của Ngài; nhưng một điều chắc chắn là Ngài quan tâm đến lương thực của thân xác.

Đọc tiếp

Ngày 30/07: Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục-Tiến sĩ Hội Thánh

Thánh Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô (kim ngôn) bởi tài hùng biện đặc biệt của Ngài. Ngài sinh vào khoảng năm 405, tại miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục giáo phận Imola là Cornêliô phong chức phó tế cho Ngài. Dưới sự hướng dẫn của Đức Giám mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ lùng trên con đường trong tu viện. Năm 430, Đức Tổng Giám mục Gioan của giáo phận Ravenna từ trần. Trong khi tìm vị chủ chăn mới, hàng giáo sĩ và giáo dân đã xin Đức Giám mục Imola nhập đoàn, họ phải

Đọc tiếp

Đền Thánh La Vang – Và Văn Hoá Đình Làng

Cũng như các đình làng, Đền Thánh La Vang sừng sững cây đa (bằng đá) nơi linh đài Mẹ hiện ra, nhắc nhớ chuyện Mẹ đến an ủi và hứa che chở, ban bình an cho con cái của mình trong cuộc bách hại đạo khốc liệt năm 1798, thời vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn. Hình ảnh tượng trưng ba cây đa này thật gần gũi với tâm hồn Việt : trọng sự linh thiêng, tin tưởng ơn trên phù trợ, chở che, cứu vớt. Trên Đất Thánh, gần cổng ra vào giống cổng Tam quan.

Đọc tiếp

Ngày 29/7: Thánh nữ Mácta

Đức Giêsu yêu quý Mácta, Maria và Lagiarô.” Câu nói độc đáo này trong Phúc Âm của Thánh Gioan cho chúng ta biết về sự tương giao đặc biệt giữa Ðức Giêsu và Mácta, người em Maria, và người anh Lagiarô của thánh nữ. Hiển nhiên, Ðức Giêsu là khách thường xuyên đến nhà Mácta ở Bêtania, một ngôi làng nhỏ bé cách Giêrusalem chừng hai dặm. Chúng ta thấy ba lần đến thăm của Ðức Giêsu được nhắc đến trong Phúc Âm Luca 10:38-42, Gioan 11:1-53, và Gioan 12:1-9. Nhiều người dễ nhận ra Mácta qua câu chuyện của

Đọc tiếp

Tự Do Tôn Giáo Cần Thiết Cho Hòa Bình Của Các Quốc Gia

Tự do tôn giáo cần thiết cho nền hòa bình và sự ổn định của các quốc gia và giữa các quốc gia. Đó là khẳng định của tuyên ngôn chung kết hội nghị quốc tế lần đầu tiên về tự do tôn giáo diễn ra tại New York trong các ngày từ 24 tới 26 tháng 7 vừa qua.

Tham dự hội nghị có 200 vị lãnh đạo tôn giáo, dân sự và chính trị thuộc 80 quốc gia. Tuyên ngôn có tên gọi là Tuyên ngôn Potomac, là tên con sông chảy qua New York.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVII Thường Niên – Năm B

Tin Mừng Gioan chương 6 thuật lại dấu lạ “hóa bánh ra nhiều cho đám đông ăn no”. Cha Nguyễn Công Đoan viết: “Chúa bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, họ thú nhận bất lực thì Chúa trao bánh cho họ để họ trao cho dân. Đó là nhiệm vụ mà các tông đồ sẽ thi hành ngay sau khi nhận được quyền năng Thánh Thần : phục vụ Lời và bàn ăn, cử hành lễ Bẻ Bánh. Bữa ăn này đã thành hình ảnh vừa gợi lại dân của Cựu Ước được Thiên Chúa nuôi dưỡng trong hoang địa, vừa loan báo bữa ăn Lời Chúa và Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận ngày nay với tư cách là dân của Giao Ước Mới” (Tự Đáy Lòng – Tĩnh Tâm Với Sách Tin Mừng Mát-thêu, trang 123).

Phép lạ bánh trong BTM chẳng những nuôi phần xác, khỏi đói, mà còn nuôi phần hồn, phần thiêng liêng. Nói theo ba thầy Bầu Nọ, Sơn Tây :  “Xin tạ ơn Chúa đã viếng thăm và làm vơi nhẹ những xiềng xích của chúng con”.

Đọc tiếp

Giáo Phận Đà Nẵng Hành Hương Đền Thánh Phước Kiều Dịp Lễ Giỗ Lần Thứ 374 Của Chân Phước Anrê Phú Yên – 26/7/2018

Ngày 26/7/1644, tại vùng dinh trấn Thanh Chiêm (giáo họ Phước Kiều hiện nay), vị Chứng nhân đức tin đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là Thầy Giảng trẻ tuổi An-rê Phú Yên đã đổ máu đào (chịu xử trảm) để tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa và Đạo Thánh. Truyền thống đạo đức của tín hữu giáo phận Đà Nẵng luôn hướng về linh địa Phước Kiều thắm máu đào anh dũng của vị Chứng nhân đức tin trẻ tuổi để cử hành lễ giỗ hằng năm tôn vinh gương tử đạo của Người. Đặc biệt, từ năm thánh 2000, khi Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II tôn phong Thầy giảng Anrê Phú Yên lên bậc Chân Phước, ngày 26/7 thường xuyên được cử hành trọng thể cùng với tước hiệu được giáo phận Đà Nẵng tôn vinh Người là vị Quan Thầy của Giáo lý viên giáo phận và chọn ngày 26/7 hằng năm làm ngày hành hương về linh địa Phước Kiều. Từ năm 2011, khi Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri nâng nhà Nguyện Phước Kiều lên hàng Đền Thánh dâng kính Chân Phước Anrê Phú Yên, ngày 26/7 cũng chính thức được chọn làm ngày hành hương của giáo phận về Đền thánh Anrê Phú Yên Phước Kiều.

Đọc tiếp