Ngày 29/7: Thánh nữ Mácta

Đức Giêsu yêu quý Mácta, Maria và Lagiarô.” Câu nói độc đáo này trong Phúc Âm của Thánh Gioan cho chúng ta biết về sự tương giao đặc biệt giữa Ðức Giêsu và Mácta, người em Maria, và người anh Lagiarô của thánh nữ. Hiển nhiên, Ðức Giêsu là khách thường xuyên đến nhà Mácta ở Bêtania, một ngôi làng nhỏ bé cách Giêrusalem chừng hai dặm. Chúng ta thấy ba lần đến thăm của Ðức Giêsu được nhắc đến trong Phúc Âm Luca 10:38-42, Gioan 11:1-53, và Gioan 12:1-9. Nhiều người dễ nhận ra Mácta qua câu chuyện của

Đọc tiếp

Tự Do Tôn Giáo Cần Thiết Cho Hòa Bình Của Các Quốc Gia

Tự do tôn giáo cần thiết cho nền hòa bình và sự ổn định của các quốc gia và giữa các quốc gia. Đó là khẳng định của tuyên ngôn chung kết hội nghị quốc tế lần đầu tiên về tự do tôn giáo diễn ra tại New York trong các ngày từ 24 tới 26 tháng 7 vừa qua.

Tham dự hội nghị có 200 vị lãnh đạo tôn giáo, dân sự và chính trị thuộc 80 quốc gia. Tuyên ngôn có tên gọi là Tuyên ngôn Potomac, là tên con sông chảy qua New York.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVII Thường Niên – Năm B

Tin Mừng Gioan chương 6 thuật lại dấu lạ “hóa bánh ra nhiều cho đám đông ăn no”. Cha Nguyễn Công Đoan viết: “Chúa bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, họ thú nhận bất lực thì Chúa trao bánh cho họ để họ trao cho dân. Đó là nhiệm vụ mà các tông đồ sẽ thi hành ngay sau khi nhận được quyền năng Thánh Thần : phục vụ Lời và bàn ăn, cử hành lễ Bẻ Bánh. Bữa ăn này đã thành hình ảnh vừa gợi lại dân của Cựu Ước được Thiên Chúa nuôi dưỡng trong hoang địa, vừa loan báo bữa ăn Lời Chúa và Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận ngày nay với tư cách là dân của Giao Ước Mới” (Tự Đáy Lòng – Tĩnh Tâm Với Sách Tin Mừng Mát-thêu, trang 123).

Phép lạ bánh trong BTM chẳng những nuôi phần xác, khỏi đói, mà còn nuôi phần hồn, phần thiêng liêng. Nói theo ba thầy Bầu Nọ, Sơn Tây :  “Xin tạ ơn Chúa đã viếng thăm và làm vơi nhẹ những xiềng xích của chúng con”.

Đọc tiếp

Giáo Phận Đà Nẵng Hành Hương Đền Thánh Phước Kiều Dịp Lễ Giỗ Lần Thứ 374 Của Chân Phước Anrê Phú Yên – 26/7/2018

Ngày 26/7/1644, tại vùng dinh trấn Thanh Chiêm (giáo họ Phước Kiều hiện nay), vị Chứng nhân đức tin đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là Thầy Giảng trẻ tuổi An-rê Phú Yên đã đổ máu đào (chịu xử trảm) để tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa và Đạo Thánh. Truyền thống đạo đức của tín hữu giáo phận Đà Nẵng luôn hướng về linh địa Phước Kiều thắm máu đào anh dũng của vị Chứng nhân đức tin trẻ tuổi để cử hành lễ giỗ hằng năm tôn vinh gương tử đạo của Người. Đặc biệt, từ năm thánh 2000, khi Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II tôn phong Thầy giảng Anrê Phú Yên lên bậc Chân Phước, ngày 26/7 thường xuyên được cử hành trọng thể cùng với tước hiệu được giáo phận Đà Nẵng tôn vinh Người là vị Quan Thầy của Giáo lý viên giáo phận và chọn ngày 26/7 hằng năm làm ngày hành hương về linh địa Phước Kiều. Từ năm 2011, khi Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri nâng nhà Nguyện Phước Kiều lên hàng Đền Thánh dâng kính Chân Phước Anrê Phú Yên, ngày 26/7 cũng chính thức được chọn làm ngày hành hương của giáo phận về Đền thánh Anrê Phú Yên Phước Kiều.

Đọc tiếp

Ngày 28/7: Thánh Melchior Garcia Sampedro – Xuyên

Ngày 08/07/1858 tại Kiên Lao, Đức cha Xuyên bị bắt cùng hai chú giúp lễ Nguyễn Tiệp và Mai Hiến. Sau 20 ngày trong ngục, Đức cha lãnh án lăng trì ngày 28/07/1858. Trên đường ra pháp trường Bảy Mẫu, một tay cầm sách nguyện, tay còn lại Đức cha giơ cao ban phép lành cho dân chúng. Tuy nhiên cũng có kẻ lấy bùn ném vào ngài.

Đọc tiếp

Đi Tìm Nhà Thiết Kế Vĩ Đại: Một Cái Nhìn Về Stephen Hawking

Một số người, nhất là các bạn trẻ, có thể bị lôi cuốn bởi những tuyên bố trên, vì họ tưởng mọi câu nói của các khoa học gia nổi tiếng đều đúng. Tuy nhiên, thời nào cũng có những khoa học gia hữu thần và những khoa học gia vô thần. Thái độ hữu thần hay vô thần không đến từ khoa học. Nó đến từ người làm khoa học. Hơn nữa, một khoa học gia nổi tiếng có thể sai lầm khi khẳng định một điều không thuộc phạm vi khoa học của mình, cũng như một nhà thần học sẽ sai lầm khi đưa ra những khẳng định về khoa học.

Đọc tiếp

ĐTC Gửi Sứ Điệp Cho Hội Nghị Quốc Tế Thần Học Luân Lý

Cần có các cá nhân và cơ cấu đảm trách việc lãnh đạo giúp tái khám phá ra và sống một cách đúng đắn hơn trong thế giới qua việc chia sẻ cùng một số phận chung với tinh thần trách nhiệm và liên đới.

ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi các tham dự viên hội nghị quốc tế về thần học luân lý triệu tập tại Sarajevo bên Bosni Erzegovina trong hai ngày 26-27 tháng 7 vừa qua.

Đọc tiếp