Toà Thánh Vatican Tham Dự Thế Vận Hội Mùa Đông Tại Pyeongchang

WHĐ (03.02.2018) – Uỷ ban Olympic Quốc tế đã mời một phái đoàn của Toà Thánh đến Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang, khai mạc ngày 9 tháng Hai tới đây tại Hàn Quốc.

Nhật báo LOsservatore Romano đăng lời tuyên  bố của Đức ông Melchor Sanchez de Toca, phụ tá thư ký Hội đồng Toà thánh về Văn hoá, cho biết: một phái đoàn của Vatican sẽ có mặt tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang diễn ra tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Toà thánh tham dự Thế vận hội không phải để tranh tài: không có vận động viên nào sẽ bảo vệ màu cờ của Vatican trên các sườn núi Jeongseon phủ đầy tuyết cũng như không có một động viên trượt băng nào của Vatican tranh tài trên sân băng Gangneung.

Đọc tiếp

Hy Vọng Olympic Là Một Bước Ngoặt Đưa Đến Hòa Bình Trên Bán Đảo Triều Tiên

Seoul – Đức cha Phêrô Lee Ki-heon, chủ tịch Ủy ban Hòa giải dân tộc Triều tiên hy vọng Thế vận hội mùa đông tại Pyeongchang (Bình xương) năm nay là viên đá dặm để đạt đến hòa bình trên bán đảo Triều tiên.

Trong một thông cáo, Đức cha Phêrô Lee Ki-heon, Giám mục của Uijeongbu, sát biên giới Bắc hàn, hy vọng Olympics, ngày hội hòa bình, sẽ là một bước ngoặt để giảm bớt những bất an và giải quyết hòa bình trên bán đảo.

Bắc Hàn đang gửi một đoàn khoảng 500 người, bao gồm ban tổ chức, các  vận động viên và một công ty biểu diễn nghệ thuật đến đại hội Olympics, được bắt đầu từ 09/02 sắp tới.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V TN Năm B

Qua đau khổ, ông Gióp đã có những câu nói chứa đầy niềm tin: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi cũng trở về đó trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lấy đi, xin chúc tụng danh Đức Chúa” (G 1,20-21). Ông còn nói : Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không đón nhận sao?’” (2,7-10).

Bài Tin Mừng nói đến một ngày hoạt động vất vả của Chúa Giê-su: sáng tới nhà ông Phê-rô chữa bệnh sốt rét cho mẹ vợ ông. Chiều đến chữa nhiều kẻ ốm đau, trừ nhiều quỉ. Sáng sớm thức dậy đi vào nơi hoang vắng cầu nguyện cũng bị đi tìm. Nhìn Chúa vất vả mới thấy lòng Chúa thương con người.

Qua cuộc đời của ông Gióp, của Chúa Giê-su, của thánh Phao-lô, và của các cha giảng đạo ở Việt Nam: đau khổ, vất vả, thử thách sẽ trở thành hoa quả của niềm vui. Thánh Gia-cô-bê cũng viết : “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết : Đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1,2-3), (8-2-2015).

Đọc tiếp

Ngày 03/02: Thánh Ansgariô, Giám Mục và Thánh Blasiô Giám Mục Tử Đạo

Thánh ANSGARIÔ Giám mục, tông đồ các xứ Bắc Âu (801-865) Ansgariô (hay là Anskar theo Anh ngữ) đã trở thành biệt danh Oscar ngày nay, có nghĩa là “cây lao của Thiên Chúa”. Ansgariô gốc người Đức, sinh tại Picardia. Cha Ngài là một viên chức trong triều đình vua Charlemagne, đã gởi Ngài theo học tại tu viện thánh Phêrô ở Corbia. Cậu thiếu niên đã gặp được ở đó những bậc thầy có thế giá. Các môn học trần tục làm Ngài say mê đến độ nơi tâm trí Ngài ý nghĩa tôn giáo ngày một lạc

Đọc tiếp

Ngày 02/02: Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh

Giáo hội Roma lại thường kể lễ này vào số các lễ Đức Trinh Nữ. Trong thông điệp về lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết: “Lễ mùng 2 tháng 2, được cải tên là lễ “dâng Chúa vào đền thánh”, cũng cần nhắc nhở để hưởng nguồn phong phú lớn lao của ân sủng Chúa Giêsu và Mẹ Maria đi song song. Đức Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ. Mẹ Maria mật thiết kết hợp với Chúa chịu khổ hình, để thực hiện một sứ mạng vừa thuộc về Dân Chúa của

Đọc tiếp

Đức Hồng Y Parolin Bênh Vực Thương Thuyết Với Trung Quốc

 ĐHY Parolin giải thích rằng cuộc đối thoại của Tòa Thánh với Bắc Kinh nhắm giúp các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc ”cảm thấy mình hoàn toàn là Công Giáo và đồng thời hoàn toàn là Trung Hoa.. Tòa Thánh tìm kiếm một tổng hợp chân lý và một con đường có thể thực hành được, điều này cần có thời gian và kiên nhẫn. Trong viễn tượng đó, có thể một số người cần phải hy sinh vì thiện ích của Giáo Hội”.

Theo ĐHY Parolin, ở Trung Quốc không có 2 ”Giáo Hội Công Giáo”, nhưng có 2 cộng đồng tín hữu được kêu gọi hòa giải với nhau qua những giải pháp mục vụ thực tế. Để được như thế, có thể cần yêu cầu một số người chịu một hy sinh, lớn hay nhỏ.. ”

Đọc tiếp

Suy Tư Năm Mục Vụ Gia đình 2018: Đồng Hành Với Các Gia Đình Trẻ – Bài 2: Lời Hứa Kết Hôn

Vợ chồng mới cưới ước mong yêu thương nhau hết mực và mãi mãi. Đôi bạn những tưởng họ sẽ có thể khác mọi người giữ được tình yêu lãng mạn sống mãi. Thuở ban đầu lưu luyến ấy đôi bạn ngập tràn hạnh phúc. Nhưng cuộc sống hôn nhân có khi đòi hỏi họ quá sức. Các “vấn đề” khó khăn, rắc rối bắt đầu lần lượt xuất hiện dọc con đường của họ. Người này đôi khi bất bình vì thái độ hay hành động của người kia. Họ cảm thấy tài chánh của họ không đủ cho nhu cầu cuộc sống gia đình. Hai người ngày càng dành ít giờ vui thú, thậm chí gần gũi vợ chồng, bên nhau.

Đọc tiếp