Bệnh Nhân Covid-19 Trăn Trối Với Cô Y Tá: “Tôi Sẽ Phù Hộ Cho Cô Vì Những Gì Cô Đã Làm”


WHĐ – Một y tá đã cố gắng hết mình để giúp đỡ một bệnh nhân đang hấp hối vì nhiễm virus corona và nhận lại một di sản quý giá.

Thị trưởng vùng Volvera, một thị trấn nhỏ ở miền bắc Italy, đã công bố câu chuyện cực kì cảm động mà một cô y tá đã nói với ông tại bệnh viện địa phương San Luigi. Cô ấy không muốn mô tả những gì các phương tiện truyền thông đang truyền tải: những con số, những số liệu thống kê, những nghị định và lệnh cấm. Cô ấy muốn chia sẻ điều hiển nhiên khác ở khía cạnh về các bệnh nhân dương tính với COVID và nhân viên chăm sóc sức khỏe. COVID không chỉ là một loại virus nguy hiểm.

Lời kể của cô ấy là một cái nhìn thoáng qua về những gì đang xảy ra trong các phòng chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện trên khắp thế giới. Trước hết, cô là nhân chứng cho thảm kịch khiến bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế cùng trải nghiệm trong đau khổ tột cùng, nhưng đó cũng là những tia sáng làm nảy sinh hy vọng.

Chúng ta không cho phép vi-rút cướp đi nhân phẩm của chúng ta

Trong các bệnh viện, nơi thần chết lơ lửng như một mối đe dọa chưa từng có, cuộc chiến với virus corona không chỉ để cứu sống những sinh mạng, mà còn vì lý do không kém phần khó khăn và ít nhận thấy, đó là để bảo vệ phẩm giá của con người, vì lợi ích của tất cả chúng ta.

COVID-19 có khả năng làm cho người bệnh cảm thấy bị mất kiểm soát bản thân đến mức họ cần gắn dây và máy thở. Họ thấy mình ở trong một tình huống dường như lên án người thân vì đã khiến người thân có cảm giác tội lỗi tột độ vì đã vắng mặt trong thời khắc thiêng liêng lúc họ qua đời.

Những tình huống này dường như làm tê tái trái tim các bác sĩ và y tá, những người đang cố gắng cứu chữa họ. Để có thể tập trung hết sức mình trong công việc, các bác sĩ và y tá buộc lòng phải tránh ánh mắt của họ.

Một cuộc gọi video để nói lời từ biệt

Tất cả những nỗi đau này được mô tả ở phần giữa của bức thư kể về một bà mẹ có bốn người con. Bà tuyệt vọng tìm cách nhìn vào mắt cô y tá, cố gắng làm dịu trái tim cô ấy qua việc khẩn khoản cô y tá cho phép bà thực hiện bổn phận làm mẹ, cầu xin được đối xử như một con người ngay cả khi chết. Nỗi đau được mô tả khi bà thực hiện cuộc gọi video cho bốn đứa con, trong đó bác sĩ thông báo cho bà và bốn đứa con về tình hình nghiêm trọng của bà.

Cô y tá, trước sự tuyệt vọng này, sử dụng điện thoại thông minh của mình để thực hiện một cuộc gọi video để bà có thể nói lời vĩnh biệt với gia đình. Họ nhìn thấy nhau lần cuối, với những giọt nước mắt và những lời yêu thương vô hạn.

Sau đó, cô y tá, người viết một lá thư, nói rằng: “Bệnh nhân chết. Bạn quyết định bước ra ngoài và để phần còn lại cho đồng nghiệp của bạn. Và bạn thấy rằng, theo thủ tục, họ phun thuốc khử trùng cho bà ấy, bọc bà ấy trong một tấm trải giường và đưa bà ấy đến nhà xác. Một mình, chỉ một mình, những thứ đồ cá nhân của bà ấy, được gom lại trong một túi màu đen ba lớp, sẽ bị thiêu hủy”

“Cảm ơn cô, tôi sẽ phù hộ cho cô vì những gì cô đã làm cho tôi.”

Khi chiếc xe tang mang theo quan tài rẽ về bên trái và chiếc xe của bệnh nhân chỉ có một đứa con trai có mặt trong nhà xác để nhận quan tài rẽ về bên phải, mọi thứ dường như mất đi và vô nghĩa. Virus đã chiến thắng; nó đã tiếp tục tiêu diệt thêm một mạng sống khác nữa rồi. Tuy nhiên, nó đã không thành công trong việc làm tiêu tan một cái chết có ý nghĩa sâu sắc đến như vậy.

Một di sản quý giá vẫn còn cho những người tiếp tục sống. Cô y tá kể lại chi tiết: “Một bệnh nhân nắm lấy tay tôi và nói, ‘Cảm ơn cô. Tôi sẽ phù hộ cho cô vì những gì cô đã làm cho tôi.’ Bạn sẽ rất khó cầm được nước mắt trong tình huống này.”

Những lời này được vang lên với phước lành và hy vọng cho tất cả mọi người, kể cả những người có và không có niềm tin. Trước thảm kịch vô cùng lớn lao này, sự cứu độ duy nhất là tính nhân đạo của chúng ta, nó như là món quà mà chúng ta nhận ra cả niềm vui và nỗi đau trong ánh mắt của những người khác, chúng ta nhận ra tâm hồn của họ có những nét tương đồng như chính chúng ta.

Đây là bài viết của thị trưởng Ivan Marusich, người sao chép đầy đủ thư của cô y tá: Trong những thời điểm khó khăn này, chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta là ai và nhân phẩm của mỗi người trong chúng ta không thể thay đổi. Chúng ta là con cái Chúa, là anh chị em trong Đức Kitô. Ngay cả sự sỉ nhục và vô nhân đạo của một đại dịch cũng không thể thay đổi điều đó. Chúng ta đừng quên tìm kiếm khuôn mặt của Chúa Kitô trong những người khác.

Nguồn: Truyền thông HĐGM Việt Nam