Tam Nhật Thánh Năm A

ĐƯỢC RỬA CHÂN, ĐƯỢC DỰ PHẦN Thứ Năm Tuần Thánh (Hội An 6/4/2023)             Có gì đặc biệt trong thánh lễ Tiệc Ly của tuần Thánh và chúng ta được mời gọi sống thế nào từ cử hành trọng thể này? Trong cử hành ngày thứ Năm tuần thánh, Chúa Giê-su rửa chân cho các tông đồ, lập bí tích Truyền Chức Thánh và lập bí tích Thánh Thể. Mọi cử hành trong ngày thánh này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Được rửa chân, được dự phần             Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giê-su đứng dậy, cởi

Đọc tiếp

Bài Giảng Lễ Lá của ĐTC Phanxicô (02.4.2023)

Lúc 10:00 sáng Chúa Nhật 2/4, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh Lễ Lá tại quảng trường thánh Phêrô. Đến cuối Thánh Lễ, số người tham dự lên đến 60 ngàn người. Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong giây phút đau khổ nhất trên Thánh Giá vì chúng ta, để không ai cảm thấy bị bỏ rơi.

Đọc tiếp

Những Yếu Tố Góp Phần Làm Nên Sự Thành Công Của Bài Giảng Lễ

Aug. Trần Cao Khải WHĐ (02.4.2023) – Ngày 21-3-2023 vừa qua, trên trang web của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) có đăng bài “Giảng lễ thế nào cho hay?” của Linh mục Giuse Phạm Đình Ngọc SJ[1]. Tác giả viết: “Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của các bài giảng là giúp giáo dân hiểu thêm về Lời Chúa. Khi học về cách giảng, tôi được tiếp cần một tài liệu rất tốt của Giáo hội: Tông Huấn

Đọc tiếp

Chúa Nhật Lễ Lá Năm A

Hôm nay, toàn thể Hội Thánh bắt đầu bước vào tuần Thánh. Gọi là “thánh”, vì tuần này Hội Thánh sống ký ức và cử hành tình yêu của Chúa Cha được Chúa Giê-su diễn tả trong chính cuộc đời của Ngài, từ ngày vào thành thánh Giêrusalem, tại bữa Tiệc Ly vào ngày thứ Năm, buổi cầu nguyện trong vườn Cây Dầu, bị lên án chết, bắt vác thánh giá và chết trên thánh giá vào ngày thứ Sáu và sống lại vinh quang vào ngày Chúa Nhật. Và đối với chúng ta, gọi là “thánh” vì tuần này mời gọi chúng ta sau khi được lãnh ơn tha thứ của Chúa trong những ngày qua, nay sống thánh bằng cách đi sâu vào mầu nhiệm thương khó và phục sinh của Chúa Giê-su, qua việc tham dự các nghi thức và thánh lễ trong tuần này với lòng mến yêu Chúa chân thật và đời sống cầu nguyện bền bĩ.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A

Đứng trước đau khổ tận cùng là cái chết của La-da-rô, Chúa Giêsu đã khóc! Những giọt nước mắt của Ngài trước hết là một sự sẻ chia niềm đau với hai cố Mátta và Maria khi phải đối diện với cảnh vực chia ly trong gia đình, vì cái chết đã tạo nên sự ngăn cách thật xa giữa hai bờ sinh-tử, làm cho gia đình cô Mátta và Maria đang nồng ấm bỗng chốc trở thành một gia đình tẻ lạnh vắng bóng người thân. Chúa Giêsu khóc vì thương tiếc một tình bạn chân thành- nước mắt ấy đã diễn tả sự cảm thông trước sự mong manh của phận người và cũng là sự liên hệ sâu đậm nhất trong mối tương quan tình bạn.

Đọc tiếp

Tìm Hiểu Câu Tin Mừng (Mt 27,46): “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa Của Con, Sao Ngài Bỏ Rơi Con?”

Gm. Matthêô Nguyễn Văn Khôi WGPQN (19.3.2023) – Tin mừng theo Thánh Matthêu viết: “Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: ‘Êli, Êli, lema sabachthani’, nghĩa là ‘Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?’ (Mt 27,45-47). Tiếng kêu của Đức Giêsu trong câu Tin mừng Mt 27,46 khiến chúng ta lúng túng. Và bao nhiêu câu hỏi đã tự nhiên nổi lên trong tâm trí chúng ta: Phải chăng đó là một tiếng kêu tuyệt vọng của một người sắp

Đọc tiếp

Giảng Lễ Thế Nào Cho Hay?

Tiệc Lời Chúa chúng ta được lắng nghe trước, tiệc Thánh Thể chúng ta được ăn uống sau. Cả hai làm cho tâm hồn chúng ta trở nên phong phú và được ở gần Thiên Chúa nhất. Hoặc nói như Giáo hội: “Con người, một thụ tạo vừa có thân xác vừa thiêng liêng, diễn tả và tiếp nhận các thực tại thiêng liêng qua dấu chỉ và biểu tượng vật chất. Con người có tính xã hội, nên cần dấu chỉ và biểu tượng để giao tiếp với tha nhân qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Trong tương quan với Thiên Chúa cũng thế.” (GLHTCG 1146).

Đọc tiếp