Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên Năm A

Chúa Giêsu về trời, vì Người từ trời mà đến. Người là Đấng Thiên sai, được Chúa Cha sai đến trần gian để thiết lập vương quốc hòa bình và yêu thương. Trong ba năm loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu luôn cố gắng thực hành Thánh ý Chúa Cha, dù gặp nhiều chống đối và gian nan thử thách. Cuộc khổ hình thập giá và nhất là sự phục sinh vinh hiển, chính là chiến thắng của yêu thương trên hận thù, của Thiên Chúa trên thế gian và của ánh sáng trên bóng tối. Hôm nay, chúng ta mừng Chúa về trời, trong tiếng reo hò của các thiên thần. Chúa về trời như một cuộc khải hoàn vinh thắng, như một vị vua hồi loan sau trận chiến huy hoàng.

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, mà là một dân đang lữ hành, tức là đang tiến bước. Đích điểm mà Giáo Hội đang tiến tới, đó chính là Quê Trời, nơi Chúa Giêsu đã về để hưởng vinh quang với Chúa Cha.

Đọc tiếp

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm A

Chuẩn bị mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, Phụng vụ hôm nay muốn khẳng định với chúng ta: dù Chúa Giêsu có về trời, thì Người vẫn ở với chúng ta như lời Người đã hứa với các môn đệ: “Này đây, Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến ngày tận thế”. Người tin vào Chúa sẽ được ở trong Người và Người ở trong lòng họ. Lời mời gọi: “hãy ở trong Thày”, vừa nêu bật vinh dự lớn lao của người tín hữu, vừa đem cho họ sự an ủi đỡ nâng, giữa biết bao bận rộn lo lắng của cuộc sống trần gian. Ở trong Chúa cũng là một điều kiện thiết yếu để trở nên môn đệ đích thực của Người.

Và, cùng với sự hiện diện của Chúa Giêsu, người tín hữu còn được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần ngự trị.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm A

Mỗi người, khi bắt đầu biết suy nghĩ, thì đã lo chọn cho mình một con đường, tức là một định hướng cho tương lai. Con đường nào cũng có một đích điểm. Con đường Giêsu dẫn chúng ta đến với Chúa Cha. Con đường nào cũng nhiều thử thách gian nan. Người đi trên con đường có tên Giêsu phải chấp nhận qua cửa hẹp. Quả vậy, cửa rộng thênh thang thì dẫn tới hư hỏng. Chẳng có chiến thắng nào mà lại không trải qua đau khổ. Chẳng có vành nguyệt quế nào mà không qua tập luyện dày công. Con đường Giêsu cũng là con đường thập giá. Tuy vậy, thập giá không phải là chặng cuối của con đường. Chặng cuối của con đường là Phục sinh. Đi trên con đường Giêsu là chấp nhận những đề nghị của Người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Chiên Lành – Năm A

Sau khi long trọng mừng lễ Phục Sinh, Phụng vụ mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu ở một khía cạnh khác: Người là Mục tử nhân lành. “Người mục tử” là hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng để diễn tả sứ mạng của Người, là sứ mạng Thiên sai.

Hình ảnh người Mục tử gắn liền với Cộng đoàn đức tin, tức là Giáo Hội. Giáo Hội không giống như một tổ chức trần thế. Giáo Hội cũng không phải do con người lập nên. Chính Chúa Giêsu là Đấng sáng lập Giáo Hội. Những đế chế hay những quốc gia trần thế, dù có hùng mạnh đến đâu chăng nữa, chỉ vang bóng một thời rồi đến lúc phải cáo chung. Sở dĩ Giáo Hội trường tồn, vì có Đức Giêsu phục sinh luôn hiện diện và hướng dẫn, như người mục tử chăn dắt đàn chiên

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm A

Thánh Luca là tác giả duy nhất kể lại câu chuyện hai môn đệ trên đường từ Giêrusalem trở về Emmaus. Bố cục văn chương cũng như nội dung hàm chứa những nội dung rất sâu sắc. Tác giả muốn khẳng định với chúng ta:

* Khi chúng ta thất vọng, có Chúa đồng hành để nâng đỡ, mặc dù chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện của Người.

* Khi chúng ta đã nhận ra Chúa và đã tìm được niềm vui, thì Người lại ẩn mình đi. Ẩn mình không có nghĩa là vắng bóng, mà chỉ là sự hiện diện huyền nhiệm mà thôi.

Đọc tiếp

Kính Lòng Chúa Thương Xót – Chúa Nhật II Phục Sinh

Chúa nhật thứ hai Phục sinh là Đại lễ kính Lòng Thương xót. Đây là sáng kiến và sự cổ võ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thế giới đang cần đến lòng thương xót của Chúa để được chữa lành. Không chỉ chữa lành khỏi dịch bệnh COVID-19, nhân loại còn cần được chữa lành những căn bệnh trầm kha khác.

Ngày hôm nay, Giáo Hội đứng trước một thách đố lớn khi rao giảng Đấng Phục sinh. Bởi lẽ trong con mắt của đại đa số những người đương thời hôm nay, trong đó có cả những tín hữu, đó là một điều khó chấp nhận. Câu chuyện Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết có nguy cơ bị coi như một câu chuyện cổ tích xa vời. Qua lời nói với Tôma, Chúa Giêsu phục sinh muốn gửi đến cho chúng ta một thông điệp: “Phúc thay những người không thấy mà tin”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật Phục Sinh – Mừng Chúa Sống Lại

Cái chết và nấm mồ là kinh nghiệm đau thương và là nỗi lo sợ lớn nhất của kiếp người. Nói đến cái chết, chúng ta đứng trước một bức màn bí ẩn và đặt câu hỏi: bên kia bức màn đó là gì? Sau khi chết con người sẽ như thế nào? Đã bao thế hệ, người ta tìm cách đưa ra những giả thuyết khác nhau về thân phận con người sau khi chết.

Như bao người khác, Chúa Giêsu đã chết. Nhưng nếu những người đã chết chịu đóng khung trong nấm mộ tăm tối và thân xác mục nát theo thời gian, thì thân xác Chúa Giêsu lại không chấp nhận quy luật ấy. Người là Con Thiên Chúa hằng sống. Người có quyền trên sự sống và sự chết, như chính Người đã tuyên bố khi sinh thời. Hơn thế nữa, Người chính là sự sống và là sự sống lại.

Đọc tiếp