Chúa Nhật V TN Năm A

Lời Chúa hôm nay kêu gọi thực thi tình liên đới giữa con người với nhau.

Hai chất liệu được Đức Giêsu sử dụng để so sánh với những đức tính của người môn đệ: muối và ánh sáng. Đây là hai yếu tố quan trọng của đời sống con người. Chúa Giêsu mời gọi những ai theo Chúa hãy cố gắng mỗi ngày để đem cho cuộc đời vị mặn của tình thương và ánh sáng của lòng tốt. Trong nghi thức rửa tội trước đây, vị chủ sự đặt một chút muối vào miệng người được rửa tội với lời nguyện xin cho người tín hữu này được sống như muối cho thế gian. Ngày nay, nghi thức chỉ còn giữa lại phần trao cây nến cháy với lời mời gọi người vừa được rửa tội hãy sống như con cái sự sáng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV TN Năm A – Lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thờ

Từ truyền thống xa xưa, ngày lễ được cử hành vào ngày 2-2 dương lịch được gọi là “Lễ Nến”, bởi trong thánh lễ có nghi thức làm phép Nến. Có một thời, người ta coi ngày lễ này là lễ kính Đức Maria, dựa trên trình thuật của Thánh Luca về việc Đức Maria mang lễ vật dâng vào đền thờ, để được thanh tẩy như luật định. Từ năm 1969 lễ này không còn thuần ý nghĩa lễ dành kính Đức Maria, nhưng được đổi thành lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ, với mục đích quy hướng chúng ta về Chúa Giêsu, Đấng Thiên sai đã đến trần gian để cứu độ nhân loại. Khi gọi ngày lễ này là lễ “Dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ”, phụng vụ muốn nhắc tới sự kiện Đức Mẹ và Thánh Giuse thực hiện điều được quy định trong luật Môi-sen.

Đọc tiếp

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm

Bài Tin Mừng: Là dụ ngôn những “yến bạc” : Ông chủ sắp đi xa, giao cho người đầy tớ thứ nhất 5 yến, người thứ hai 2 yến, người thứ ba 1 yến. Khi ông chủ về, người thứ nhất báo cáo : “Thưa ông chủ, tôi đã gây lời được 5 yến khác” (Mt 25,16). Người thư hai báo cáo : “Tôi đã gây lời được 2 yến khác” (Mt 25,22). Ông chủ nói với người thứ nhất và thư hai : “Khá lắm, anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành…Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25,23). Người thứ ba báo cáo : “Tôi sợ đem chôn yến bạc của ông dưới đát… Của ông vẫn còn nguyên đây này” (Mt 25,25). Ông chủ đáp : “Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác. Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gửi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi về,  tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ !” (Mt 25,26-27).

Đọc tiếp

Mồng Hai Tết – Kính Nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ

Khi đem Tin Mừng vào đất nước Việt Nam, nhiều vị thừa sai đã ca ngợi : “Tại VN một thuận lợi lớn cho công việc truyền giáo, đó là tinh thần đạo hiếu“. Với người VN, hiếu thảo với cha mẹ là một đạo, đạo hiếu, đạo ông bà, đạo tổ tiên.

Bài Tin Mừng : Trong BTM Chúa Giêsu bảo các người Pha-ri-sêu và kinh sư : “Các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm vào điều răn Thiên Chúa ? Quả thật Thiên Chúa dạy : Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo : “Ai nói với cha với mẹ rằng : những gì con có để giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi. Như thế các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 15,4-6).

Đọc tiếp

Mồng Một Tết – Cầu Bình An Cho Năm Mới

Bài Tin Mừng: BTM nói đến sự quan phòng của Thiên Chúa. Sách TM thánh Mát-thêu viết: “Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại cần tìm kiếm. Cha anh em trên trời biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó” (Mt 6,31-34).

Nhóm CGKPV giải nghĩa : “Nếu chuyện làm tôi tiền của trên đây có thể coi như lời cảnh giác đặc biệt dành cho những người giàu có, thì những lời khuyên tin tưởng vào Chúa Quan Phòng ở đây muốn nhắn nhủ riêng những người nghèo. Vấn đề vẫn là đánh giá đúng mọi sự trong cuộc sống.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II TN Năm A

Chúng ta vừa mừng lễ Giáng Sinh. Một trong những thông điệp chính mà Phụng vụ mùa Giáng Sinh muốn gửi đến chúng ta, đó là: Chúa Giêsu là Ánh Sáng thế gian. Sự kiện Chúa Giáng sinh được so sánh như một ánh sáng bừng lên trong đêm tối, để soi sáng những ai đang đi trong lầm lạc và tội lỗi, giúp họ nhận ra Chân Lý và nhờ đó họ được cứu rỗi. Phụng vụ lễ Hiển Linh cũng nhấn mạnh đến chủ đề ánh sáng, đồng thời tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng cứu độ muôn dân.

Hôm nay, một lần nữa, Lời Chúa lại nói với chúng ta về chủ đề này. Hình ảnh ông Gioan Tẩy giả một lần nữa lại xuất hiện, được Phụng vụ giới thiệu như chứng nhân của Ánh Sáng. Lời chứng của ông không phải là lời chứng của loài người, mà được Chúa soi sáng. Ông khẳng định: “Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xoá tội trần gian”.

Đọc tiếp

Lễ Chúa GiêSu Chịu Phép Rửa – Năm A

Khởi đầu mùa Thường niên, Phụng vụ giới thiệu với chúng ta vị Ngôn sứ thành Nagiarét, tức là Đức Giêsu. Với việc lãnh nhận phép rửa từ tay ông Gioan, Đức Giêsu đã khai mở sứ vụ thiên sai của Người.

Theo Giáo lý của Giáo Hội Công giáo, qua việc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa ở sông Giordan, Người đã thiết lập Bí tích Rửa tội, hay còn gọi là Bí tích Thanh tẩy. Nghi thức tẩy rửa của ông Gioan và Bí tích Thanh tẩy của người Kitô hữu hoàn toàn khác nhau. Trong khi nghi thức tẩy rửa chỉ là hành vi sám hối, thì Bí tích Thanh tẩy lại tha thứ các tội, đồng thời làm cho người thụ tẩy trở thành tạo vật mới và là nghĩa tử của Thiên Chúa. Nhờ Bí tích Thanh tẩy, người thụ tẩy cũng được gia nhập Giáo Hội là cộng đoàn tín hữu đang hiện diện khắp nơi trên trái đất này.

Đọc tiếp