Lễ Chúa Hiển Linh

Ngày lễ hôm nay được gọi là lễ “Hiển Linh”. Hiển Linh là việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người. Trong Cựu ước, Thiên Chúa thường “hiển linh” tức là tỏ mình cho con người thấy vinh quanh và quyền năng của Ngài, đồng thời Ngài gửi một thông điệp, một giáo huấn để giúp con người sống đạo đức và ngay lành. Với việc ba nhà đạo sĩ đến Belem theo chỉ dẫn của ngôi sao lạ, Thiên Chúa tỏ mình ra, không chỉ với người Do Thái, mà cho muôn dân. Ba nhà đạo sĩ từ phương Đông là tượng trưng cho cả nhân loại đang tìm kiếm Chúa. Họ đã tìm đến với Hài Nhi Giêsu và đã dâng của lễ. Những lễ vật họ dâng là vàng, nhũ hương, mộc dược là những biểu tượng nhằm tôn vinh Đức Giêsu là Thiên Chúa (hương), là Vua (vàng) và là Đấng Cứu độ (mộc dược để xức xác theo thủ tục của người Trung đông).

Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân, và con người đón nhận Chúa bằng nhiều cách khác nhau.

Đọc tiếp

Lễ Thánh Gia Thất

Thực ra, khó khăn của gia đình thời nào cũng có, vì sống chung là một nghệ thuật đòi hỏi phải khéo léo, kiên nhẫn và khôn ngoan thận trọng. Không có một khuôn mẫu cứng nhắc nào cho hôn nhân, trừ khuôn mẫu từ Thánh Gia mà Giáo Hội suy tôn trong Phụng vụ Chúa nhật hôm nay. Chúng ta hãy tìm hiểu “bí quyết hạnh phúc của gia đình bé nhỏ tại Nagiarét, đó là gia đình của Thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu.

Gia đình hạnh phúc là gia đình luôn ý thức Thiên Chúa hiện diện. Vì thế, thông điệp chúng ta đón nhận từ Thánh Gia Nagiarét là thông điệp của Đức tin, tin vào Chúa hiện diện. Trong gia đình của Thánh Giuse và Đức Maria, Thiên Chúa luôn luôn là trung tâm. Chúa Giêsu là Thiên Chúa luôn hiện diện trong gia đình này.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Giáng Sinh

Theo quan niệm của người Do Thái, những người chăn chiên và những người ngoại giáo là những người tội lỗi. Thế mà những người chăn chiên và ba vua là những người tội lỗi, lại là những người đầu tiên được gặp Chúa Hài Đồng. Chúa xuống trần để tha thứ tội lỗi cho loài người.

Tha thứ tội lỗi, đó là mục đích Chúa sinh ra đời. Khi hiện ra, thiên thần đã nói với thánh Giuse : “Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi” (Mt 1,21). Khi dâng thánh Gioan vào Đền Thờ, ông Dacaria đã chúc tụng Thiên Chúa : “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa đã viếng thăm cứu chuộc dân Người” (Lc 1,68). Ông già Simêôn cũng sung sướng nói : “Mắt con đã thấy ơn cứu độ Ngài đã bày ra trước mặt muôn dân” (Lc 2,31).

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Vọng – Năm A

Lễ Giáng Sinh đã đến gần, Phụng vụ mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn, để khi chiêm ngưỡng hang đá máng cỏ, chúng ta nhận ra những nhân vật hiện diện: Đức Trinh nữ Maria, Thánh Giuse và nhất là Chúa Hài Đồng. Sự kiện Sứ thần truyền tin cho Đức Maria trong Tin Mừng Thánh Luca được chú ý nhiều hơn là cuộc truyền tin cho Thánh Giuse, được Thánh Matthêu ghi lại. Trong cuộc truyền tin này, tuy ngắn gọn, tác giả Matthêu cũng giới thiệu về tình trạng của thôn nữ Maria: “trước khi hai ông bà chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Tình trạng này cũng được chính Sứ thần giải thích với Giuse, với lời khuyên hãy đón nhận người bạn đời.

Giữa bối cảnh đầy lo âu và bất an bất ổn của cuộc sống hôm nay, Lời Chúa nói với chúng ta như đã nói với Thánh Giuse: Đừng sợ!

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm A

Mục đích của Mùa Vọng không chỉ là thời gian chuẩn bị cử hành lễ Giáng sinh, nhưng còn là lúc chúng ta được mời gọi nhận ra những dấu chỉ của thời Thiên sai trong cuộc sống. Quả vậy, Đức tin nói với chúng ta, những gì đang xảy ra xung quanh, dù vui hay buồn, bao giờ cũng mang một thông điệp của Chúa, qua đó, chúng ta được mời gọi nhận ra và thực hiện thánh ý của Ngài.

Một trong những sứ điệp quan trọng mà người ngôn sứ được mời gọi loan báo trong xã hội hôm nay, đó là niềm vui. Niềm vui chỉ có thể được loan báo nếu chính bản thân chúng ta cảm nghiệm được trong đời sống cá nhân của mỗi người. Ngôn sứ Isaia đã diễn tả niềm vui của thời Thiên sai, khi Chúa xuất hiện. Những điều ông tiên báo như: người mù sáng mắt, người què đi được, người điếc nghe được… cũng chính là điều Đức Giêsu đã nói với những môn đệ của ông Gioan hãy về thuật lại cho thày mình.

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm A

Bài Tin Mừng : BTM năm A đọc sách Tin Mừng Mat-thêu. Mát-thêu, tiếng hip-ri có nghĩa là “món quà của Chúa” (Scott Hahn, Catholic Dictionary, trang 590).

Sách của Nhóm CGKPV viết : “Tin Mừng Mát-thêu trước tiên là một Tin Mừng có nhiều tính thần học hơn là lịch sử… Điều mà tác giả nhắm đến  là trình bày con người Đức Giê-su và sự nghiệp của Người : Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a đích thực như Thiên Chúa đã phán hứa và loan báo trước trong Cựu Ước. Người đến trần gian để rao giảng và thiết lập Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa thể hiện trong cộng đoàn Giáo Hội. Hơn nữa Mát-thêu còn muốn cho thấy, qua sự nghiệp đó, Đức Giê-su đã dần dần chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa như thế nào. Điển hình là lời Người tuyên bố trước Thượng Hội Đồng Do thái (26,64) và ở cuối Tin Mừng, lệnh Chúa sai các môn đệ ra đi tiếp tục sứ mệnh của Người (28,18-20) (trang 2121)

Đọc tiếp

Lễ Chúa Kitô Vua – Năm C

Chúa Giêsu không phải là một vị vua của quá khứ, cũng không phải là vị vua tương lai, mà là vị vua của hiện tại đang cai trị hoàn vũ này và cai trị các tâm hồn bằng tình yêu thương. Người mời gọi chúng ta hãy đón nhận vương quyền của Người để tâm hồn được thanh thản, và để gánh nặng cuộc đời trở nên nhẹ nhàng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).

“Mang lấy ách” là một kiểu nói diễn tả sự đón nhận, tâm tình yêu mến và thiện chí noi gương bắt chước một bậc thầy.

Đọc tiếp