Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Mừng kính CTTĐVN hôm nay, trước hết chúng ta phải hãnh diện về mảnh đất Giáo phận Đà Nẵng của chúng ta: “mảnh đất mẹ”, “mảnh đất xuất phát”, “mảnh đất anh hùng”, “mảnh đất thiêng”.

Với những biến cố, những ngày tháng làm cho mảnh đất Đà Nẵng đáng ghi nhớ:

Năm 1523 ông Duarte Coelho được sai làm sứ giả đến điều đình một cuộc liên lạc thương mại giữa người Việt và người Bồ. Gặp lúc trong nước đang rối loạn, không hy vọng có thể gặp nhà vua để điều đình, ông Duarte Coelho rút lui và có ghi lại ở vùng biển một hình Thánh Giá lớn làm kỷ niệm (Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo Ở Việt Nam, Tập I, trang 33)

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXII TN – Năm C

Bên kia sự chết là cái gì? Đó là câu hỏi luôn làm lương tâm con người mọi thời đại day dứt. Nhìn chung, các tôn giáo thường có mục đích nghiên cứu và tìm cách đưa ra câu trả lời cho vấn nạn này.

Bài Tin Mừng cho chúng ta biết cuộc sống đời sau không giống như cuộc sống đời này. Chúa Giê-su bảo người Xa-đốc : “Con cái đời này cưới vợ gả chồng, chứ ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20,34-36).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXI TN – Năm C

Ông Giakêu là một người tìm kiếm Chúa. Dưới ngòi bút của thánh Luca, Giakêu là một người khá giả và là một thủ lãnh của những người thu thuế. Tuy vậy, sự giàu có và sung túc của ông không làm cho ông được thỏa mãn. Vì vậy, khi nghe nói có vị ngôn sứ tên là Giêsu đi ngang qua, ông đã vượt qua mặc cảm tự ti về vóc dáng, sẵn sàng trèo lên cây vả để nhìn rõ vị ngôn sứ sắp đi ngang qua. Vóc dáng ông tuy lùn, nhưng ý chí của ông lại cao. Dù là một thủ lãnh thu thuế, ông không ngại những lời chê bai đàm tiếu của công chúng. Cử chỉ trèo lên cây cho thấy nỗ lực tìm kiếm Chúa của ông.

Nếu con người mọi thời đang nỗ lực tìm kiếm Chúa, thì Chúa cũng chủ động kiếm tìm con người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXX TN – Năm C

“Phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Đó là giáo huấn rút ra từ câu chuyện hai người lên Đền thờ cầu nguyện. Đó cũng là bài học Lời Chúa dạy chúng ta hôm nay. Cuộc sống đầy bạo lực, xung đột và chia rẽ do con người thiếu khiêm nhường, và sẵn sàng được thua mà không nghĩ đến đạo lý làm người. Trong những ngày cuối tháng Mười này, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria, mẫu gương của sự khiêm nhường. Chính từ sự khiêm nhường mà Mẹ được tôn vinh: “Muôn thế hệ sẽ khen rằng tôi có phúc”. Xin Mẹ giúp chúng ta biết thưa “Xin vâng” như Mẹ. Đó là lời xin vâng có phó thác, cậy trông và khiêm tốn. Từ lời xin vâng tuyệt diệu ấy, đất trời được nối kết, Thiên Chúa làm người và ở cùng chúng ta.

Đọc tiếp

Lễ Truyền Giáo

“Được rửa tội và được sai đi, Giáo Hội Chúa Kitô thi hành sứ mạng trong thế giới”, đó là chủ đề cho tháng Mười năm nay, được Đức Thánh Phanxiccô tuyên bố là “Tháng Truyền Giáo Ngoại Thường”.  Mục đích của Tháng truyền giáo ngoại thường là giúp các tín hữu thấy tính thời sự và cấp thiết của công cuộc loan báo Tin Mừng, vì lời Chúa Giêsu sai các tông đồ ra đi loan truyền Tin Mừng vẫn mang tính thời sự. Công đồng Vantican II khẳng định: “Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội lữ hành”. Tuy vậy, trong suy tư và thực hành của số đông những người Công giáo, khái niệm “Truyền giáo” thực sự ít được để ý đến. Làm thế nào để hâm nóng nơi mỗi người tín hữu tinh thần truyền giáo, là căn bản của đời sống Kitô hữu? Đó là một trong những băn khoăn của Giáo Hội, của Đức Thánh Cha và của những vị chủ chăn ở mọi cấp độ.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVIII TN – Năm C

Ở đời, người ta nhận ơn thì nhiều và cám ơn thì chẳng mấy khi. Khi chọn các Bài đọc Lời Chúa cho các Thánh lễ tạ ơn, mới thấy trong Kinh Thánh rất ít đoạn nói tới việc người đã nhận ơn mà biết tạ ơn Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay nằm trong số ít ỏi đó, mà nội dung cũng cho thấy tỷ lệ rất thấp (1/10) những người tạ ơn, vì trong số mười người được chữa lành, chỉ có một người trở lại nói lời cám ơn vì đã được khỏi bệnh. Lòng biết ơn hiếm hoi là vậy, ngay cả trong mối tương quan giữa con người với nhau. Người ta dễ quên những điều tốt đẹp người khác làm cho mình. Trong khi đó, những sơ suất, những xúc phạm thì lại nhớ rất lâu và biến thành “thù dai”, đợi cơ hội trả thù.

Đọc tiếp

Lễ Mẹ Mân Côi

BTM là trình thuật sách Tin Mừng theo thánh Luca về biến cố “truyền tin”. Nhờ Đức Mẹ “xin vâng” (Lc 1,38), Đấng Cứu Thế đã xuống thế làm người.

Nhìn lại đời sống Giáo Hội thế giới cũng như Giáo Hội Việt Nam, cầu nguyện với Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi đem lại bao ơn lành.

Lễ Mẹ Mân Côi hôm nay bắt nguồn từ biến cố vịnh Lêpantô tức là vịnh Côrintô của Hy Lạp. Ngày 29-5-1453, quân đội Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm thành Constantinople ở Hy Lạp. Từ đó Hồi giáo bành trướng sang Âu châu và Phi châu, chờ ngày đặt chân lên nước Ý, chiếm kinh thành Rôma muôn thuở. Trước sự đe doạ của Hồi giáo, Đức Giáo hoàng Piô V kêu gọi vua chúa các nước đem quân cứu giúp.

Đọc tiếp