Lễ Mẹ Lên Trời

Giáo hội Công giáo thì cho rằng: Sự chết là hậu quả của tội lỗi, Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, nên đã không nếm mùi cái chết. Vì thế các Giáo hội Đông phương thích dùng kiểu nói “Đức Mẹ ngủ” hơn là “Đức mẹ lên trời”. Và ngay từ thế kỷ VI lễ Mẹ Lên Trời, ngày 15-8, đã được cử hành ở Giêrusalem và Ai cập. Đến thế kỷ VII lan sang các Giáo hội Hy lạp và cuối thế kỷ đến Rôma. Cuối cùng, ngày 1-11-1950, Đức giáo hoàng Piô XII tuyên bố tín điều Đức Mẹ lên trời.

 Về ngày lễ Mẹ Lên Trời, Đức giáo hoàng Phaolô VI viết như sau : “Lễ Mẹ lên trời, ngày 15-8 là ngày Mẹ Maria đầy ơn phúc. Hồn vô nhiễm và xác trinh trong của Mẹ được vinh quang. Mẹ giống Chúa Giêsu phục sinh hoàn toàn nhất. Lễ này làm cho Giáo hội và nhân loại thấy được hình ảnh và bảo chứng êm ái cho niềm hy vọng cuối cùng của chúng ta”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIX TN – Năm C

Lời Chúa thánh lễ Chúa nhật vừa qua kêu gọi chúng ta “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12,21), tức là tìm kiếm Nước Trời, tìm kiếm phân rỗi đời đời. Lời Chúa thánh lễ Chúa nhật hôm nay kêu gọi chúng ta: Sách Khôn Ngoan bđ1 nói về lòng trung tín trong đức tin, thư Do Thái bđ2 nói về lòng trung tín trong hy vọng, và bài TM nói về lòng trung tín trong phục vụ. Chúa Giêsu muốn chúng ta tỉnh thức, trung tín trong việc phục vụ, phục vụ Chúa và phục vụ đồng loại. Lúc nào cũng phục vụ : “Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay” (12,36). Đặc biệt là những người lãnh đạo trong Hội Thánh, tức là những “quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở” (12,42). Nếu trung tín trong phục vụ thì “chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ” (12,37).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVIII TN – Năm C

“Tiền nhiều để làm gì”, khi mái ấm không còn, tình yêu biến thành thù hận, vợ chồng thành kẻ thù? Đây là một trải nghiệm cay đắng. Bởi lẽ tiền bạc rất quý, nhưng không phải lúc nào nó cũng đem cho chúng ta hạnh phúc.

Dù không trực tiếp đặt câu hỏi chính xác như trên, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng ngầm hỏi anh phú hộ: “Tiền để làm gì?” qua lời kết án: “Nội đêm nay, người ta sẽ đòi mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”. Anh phú hộ đáng trách không phải vì anh giàu, mà vì anh sống ích kỷ, khép kín và không quan tâm đến người khác. Anh nghĩ rằng tiền bạc sẽ đem lại cho anh tất cả, và nhất là cho anh được hạnh phúc.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVII TN – Năm C

Kinh Lạy Cha là lời kinh Chúa Giêsu dạy các môn đệ và là lời kinh căn bản của Kitô giáo. Lời kinh này là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng, là tâm điểm của Thánh Kinh như Thánh Augustinô nói: “Cứ đọc hết các kinh nguyện trong sách Thánh, chúng ta sẽ tìm thấy những điều được thâu tóm trong lời kinh Chúa dạyVới lời kinh này, không những chúng ta nguyện xin tất cả những gì chúng ta có thể ao ước cách chính đáng, mà còn theo trật tự những gì nên ao ước. Vì thế, kinh nguyện này không chỉ dạy chúng ta nguyện xin, mà còn huấn luyện tâm tình của chúng ta nữaDù chúng ta có đọc lời nào khác, những lời do người cầu nguyện đặt ra để khơi dậy lòng sốt sắng, chúng ta cũng chẳng nói gì khác ngoài điều đã có trong kinh Lạy Cha, nếu chúng ta cầu nguyện cho đúng và thích hợp” (x. Thư thánh Augustinô giám mục gửi cho Pơrôba về kinh Lạy Cha, trong Kinh Sách, IV, tr. 335).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVI TN – Năm C

Điều Chúa muốn nói với Mattha hôm nay cũng chính là nói với mỗi người chúng ta: dù có làm việc gì thì đừng quên điều tối quan trọng là tìm biết thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta không làm việc theo chỉ dẫn của loài người nhưng là theo chỉ dẫn của Thiên Chúa. Đón Chúa vào nhà không phải để có cơ hội để phục vụ Chúa, mà là để có cơ hội lắng nghe thánh ý Chúa.

Chúng ta dễ dàng sửa soạn lễ vật, trang hoàng bàn thờ để tiến dâng lễ tế. Nhưng để có một khoảng thời gian thinh lặng lắng nghe Lời Chúa lại là chuyện khó, và càng khó hơn khi quyết định thực thi theo thánh ý của Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XV TN – Năm C

Lời Chúa hôm nay vừa dạy chúng ta cảm thương cứu giúp những người bị nạn, vừa thay đổi những thành kiến về những người xung quanh. “Lạy Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”. Chúa Giêsu đã trả lời bằng cả một câu chuyện đong đầy ý nghĩa sâu sắc. Người Samaritanô vốn bị khinh bỉ coi thường, bỗng trở thành mẫu gương cho mọi người: “Hãy đi và làm như vậy!”. Đây vừa là câu trả lời dành cho người thông luật, vừa là mệnh lệnh Chúa gửi đến chúng ta. Quả vậy, Lời Chúa không chỉ là những lý thuyết suông, nhưng phải được thực hành cụ thể trong đời sống. Vâng, chúng ta hãy đi vào cuộc sống. Hãy có lòng nhân hậu đối với tha nhân. Hãy có trái tim nhân hậu và lòng nhân từ như Cha trên trời.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIV TN – Năm C

Riêng sách Tin Mừng thánh Lu-ca mới ghi lại câu chuyện Chúa Giê-su sai 72 môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay: “Một hôm, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến” (Lc 10,1).

Cha Hugues Cousin cho biết ý nghĩa việc Chúa sai 72 môn đệ: “Lu-ca rõ ràng lưu tâm cho thấy rằng việc truyền giáo là công việc của toàn thể Giáo Hội, chứ không chỉ riêng của nhóm người nào. Con số 72 ở trong đường hướng đó: nó diễn tả tầm vóc rộng lớn của nhóm truyền giáo – dù đó là Philipphê, Phaolô trong sách Công vụ hay chính Luca! Có một qui chiếu tàng ẩn đối với St 10,2-31, đoạn văn này, trong bản 70, trình bày một danh sách gồm 72 dân tộc trên mặt đất. Những Kitô hữu đến từ các dân tộc ngoại giáo đã được nghe giảng Tin Mừng …

Đọc tiếp