Chúa Nhật XVII TN – Năm C

Kinh Lạy Cha là lời kinh Chúa Giêsu dạy các môn đệ và là lời kinh căn bản của Kitô giáo. Lời kinh này là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng, là tâm điểm của Thánh Kinh như Thánh Augustinô nói: “Cứ đọc hết các kinh nguyện trong sách Thánh, chúng ta sẽ tìm thấy những điều được thâu tóm trong lời kinh Chúa dạyVới lời kinh này, không những chúng ta nguyện xin tất cả những gì chúng ta có thể ao ước cách chính đáng, mà còn theo trật tự những gì nên ao ước. Vì thế, kinh nguyện này không chỉ dạy chúng ta nguyện xin, mà còn huấn luyện tâm tình của chúng ta nữaDù chúng ta có đọc lời nào khác, những lời do người cầu nguyện đặt ra để khơi dậy lòng sốt sắng, chúng ta cũng chẳng nói gì khác ngoài điều đã có trong kinh Lạy Cha, nếu chúng ta cầu nguyện cho đúng và thích hợp” (x. Thư thánh Augustinô giám mục gửi cho Pơrôba về kinh Lạy Cha, trong Kinh Sách, IV, tr. 335).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVI TN – Năm C

Điều Chúa muốn nói với Mattha hôm nay cũng chính là nói với mỗi người chúng ta: dù có làm việc gì thì đừng quên điều tối quan trọng là tìm biết thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta không làm việc theo chỉ dẫn của loài người nhưng là theo chỉ dẫn của Thiên Chúa. Đón Chúa vào nhà không phải để có cơ hội để phục vụ Chúa, mà là để có cơ hội lắng nghe thánh ý Chúa.

Chúng ta dễ dàng sửa soạn lễ vật, trang hoàng bàn thờ để tiến dâng lễ tế. Nhưng để có một khoảng thời gian thinh lặng lắng nghe Lời Chúa lại là chuyện khó, và càng khó hơn khi quyết định thực thi theo thánh ý của Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XV TN – Năm C

Lời Chúa hôm nay vừa dạy chúng ta cảm thương cứu giúp những người bị nạn, vừa thay đổi những thành kiến về những người xung quanh. “Lạy Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”. Chúa Giêsu đã trả lời bằng cả một câu chuyện đong đầy ý nghĩa sâu sắc. Người Samaritanô vốn bị khinh bỉ coi thường, bỗng trở thành mẫu gương cho mọi người: “Hãy đi và làm như vậy!”. Đây vừa là câu trả lời dành cho người thông luật, vừa là mệnh lệnh Chúa gửi đến chúng ta. Quả vậy, Lời Chúa không chỉ là những lý thuyết suông, nhưng phải được thực hành cụ thể trong đời sống. Vâng, chúng ta hãy đi vào cuộc sống. Hãy có lòng nhân hậu đối với tha nhân. Hãy có trái tim nhân hậu và lòng nhân từ như Cha trên trời.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIV TN – Năm C

Riêng sách Tin Mừng thánh Lu-ca mới ghi lại câu chuyện Chúa Giê-su sai 72 môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay: “Một hôm, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến” (Lc 10,1).

Cha Hugues Cousin cho biết ý nghĩa việc Chúa sai 72 môn đệ: “Lu-ca rõ ràng lưu tâm cho thấy rằng việc truyền giáo là công việc của toàn thể Giáo Hội, chứ không chỉ riêng của nhóm người nào. Con số 72 ở trong đường hướng đó: nó diễn tả tầm vóc rộng lớn của nhóm truyền giáo – dù đó là Philipphê, Phaolô trong sách Công vụ hay chính Luca! Có một qui chiếu tàng ẩn đối với St 10,2-31, đoạn văn này, trong bản 70, trình bày một danh sách gồm 72 dân tộc trên mặt đất. Những Kitô hữu đến từ các dân tộc ngoại giáo đã được nghe giảng Tin Mừng …

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIII TN – Năm C

Bước vào Chúa nhật thứ XIII thường niên, với chủ để chính là : ” Chúa cất tiếng gọi“. Ngỏ lời là sáng kiến của Thiên Chúa và con người đáp trả. Êlia và Êlisê là hai nhân chứng. Chúa đã dùng Êlia gọi Êlisê, Êlisê đáp trả (x.1 V 19,16b.19-21). Vì là sáng kiến của Thiên Chúa nên Chúa gọi người Chúa muốn :”Hãy theo Ta” (Lc 9, 51-62). Hôm qua cũng như hôm nay, Thiên Chúa vẫn đến gọi con người ngay giữa dòng đời. Chúa gọi Êlisê khi ông đang cày ruộng (x.1 V 19, 19). Tiếng gọi của Thiên Chúa là nhất. Chúa gọi, Êlisê không thể trốn được, đến nỗi ông không nói được gì. Tiếng gọi của Thiên Chúa là bắt buộc. Êlia làm điều tốt cho Êlisê khi ông đòi trở về nhà để hôn chào cha mẹ. Êlisê bỏ bò lại và chạy theo Êlia mà nói rằng: “Tôi xin đi hôn cha mẹ tôi, rồi tôi theo ngài” (1 V 19, 20).

Để đáp lại tiếng Chúa, con người phải có tự do là lẽ đương nhiên. Tự do này do Đức Kitô mang lại cho chúng ta. Trong bài đọc II, Thánh Phaolô nói : “Đức Kitô giải thoát chúng ta để chúng ta thực sự tự do” (Gl 4, 31b). Chúng ta chỉ thực sự tự do khi chúng ta hoàn toàn đáp lại tiếng Chúa.

Đọc tiếp

Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-Su

Ai cũng hiểụ trái tim là biểu tượng của tình yêu. Vì thế, kính trái tim Chúa chính là tôn kính tình yêu của Ngài. Lễ này chỉ mới có trong Hội Thánh từ thế kỷ 17, sau sự kiện Đức Giêsu hiện ra với Thánh Nữ Magarita và tỏ cho thánh nữ thấy trái tim Ngài, và truyền cho Thánh nữ phải quảng bá  việc tôn thờ Thánh Tâm trong Hội Thánh.

Hôm nay chúng ta cử hành lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Qua Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta hiểu được mạc khải cốt yếu nhất của Tin Mừng “Thiên Chúa là tình yêu” Chúng ta hãy cố gắng sống sao cho trái tim chúng ta ngày càng nên giống Thánh Tâm Chúa Giêsu hơn.

Đọc tiếp

Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-tô – Năm C

Hôm nay, Giáo Hội long trọng mừng kính Thánh Thể. Thực ra thì thánh lễ nào cũng là tôn vinh Thánh Thể, vì cử hành Thánh lễ là cử hành Thánh Thể. Giáo Hội Công giáo  tuyên tín rằng, nơi Thánh Thể, có trọn vẹn linh hồn và xác, nhân tính và thiên tính của Đức Giêsu. Giáo Hội cũng dạy rằng Chúa Giêsu hiện diện trong Hình Bánh và Hình Rượu cả khi Thánh lễ đã kết thúc. Vì vậy, trong truyền thống của Giáo Hội, nghi thức cung nghinh Thánh Thể được tổ chức ngay sau Thánh lễ, để khẳng định sự hiện diện của Chúa Giêsu.

Là Mầu nhiệm đức tin, Thánh Thể cũng giúp chúng ta kiên vững đức tin. Quả vậy, việc năng rước Thánh Thể giúp chúng ta kết hợp mật thiết thâm sâu với Chúa Giêsu và qua Chúa Giêsu để kết hợp với Chúa Cha.

Đọc tiếp