Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm C

Bài Tin Mừng là những lời cáo biệt của Chúa Giêsu với các tông đồ trên bàn tiệc ly. Những lời này nói đến sự liên hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa : “Đức Giêsu ( Chúa Con, Ngôi Hai) nói với các môn đệ rằng : Người (Thánh  Thần, Ngôi Ba) sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết  những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha (Chúa Cha, Ngôi Nhất) có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói : Người lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13-15).

Dấu Thánh Giá là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi.

Kinh Sáng Danh là lời tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Lửa là biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Tác giả sách Công vụ Tông đồ kể lại: vào ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống như hình lưỡi lửa trên mỗi tông đồ trong lúc các ông đang cầu nguyện xung quanh Đức Maria. Kể từ giây phút Chúa Thánh Thần ngự đến, các ông trở thành những chứng nhân can đảm của Đấng Phục sinh. Họ mở tung cánh cửa trước đó còn đóng kín. Họ mạnh mẽ rao giảng về Đức Giêsu. Lời giảng ấy có sức thuyết phục đến nỗi trong ngày hôm ấy có ba ngàn người xin theo Đạo. Ngọn lửa là Thánh Thần có sức mạnh thật kỳ diệu. Đó là ngọn lửa thần linh.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến! đó là lời cầu nguyện của cả Giáo Hội hoàn vũ trong những ngày này.

Đọc tiếp

Lễ Thăng Thiên – Năm C

Bài Tin Mừng thánh lễ hôm nay, thánh Luca kể Chúa Giêsu lên trời như sau : “Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời” (Lc 24,50-51).

Bđ1 : Trong bài đọc 1, sách Công Vụ Tông đồ, thánh Luca kể : “Người dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn còn sống sau khi đã chịu khổ hình…Nói xong, người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” (Cv 1,3.9).

Bđ2 : Bài đọc 2, thư Híp-ri viết : “Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Hr 9,24).

Đọc tiếp

Chúa Nhật 6 Phục Sinh – Năm C

Khi sắp giã từ các môn đệ, Đức Giêsu không muốn để các ông “xao xuyến và sợ hãi”, Ngài hứa : “Đấng phù trợ là Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy sẽ dạy các con mọi điều”. Ngài còn ban cho các ông bình an “không như thế gian ban tặng” và hứa sẽ trở lại với các ông sau này.

Ngày nay, giữa chiến tranh hận thù, đàn áp chính trị, bất công xã hội, khủng hoảng kinh tế, suy đồi đạo đức… Liệu chúng ta có giữ được bình an hay xao xuyến sợ hãi vì thời cuộc?

Chúa Thánh Thần vẫn đang hiện diện và thôi thúc mỗi tín hữu và cả Hội thánh tiến về phía trước. Chính Ngài sẽ đổ tràn tâm hồn chúng ta bình an của Ðức Kitô, giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi, nỗi hoài nghi, sợ hãi và mọi trở lực. Bình an của Ðức Kitô được bảo đảm vững chắc, vì Ngài đã nắm toàn quyền trên trời dưới đất khi về cùng Chúa Cha (x. Ga 14,28).

Đọc tiếp

Chúa Nhật 5 Phục Sinh – Năm C

Chúa nhật thứ V Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta đọc và gẫm suy về những lời trăng trối của Chúa Chúa Giêsu Kitô ban truyền trước khi Người đi về Trời. Quả thật, nếu chúng ta muốn về Trời với Chúa, chúng ta phải thực hành điều Chúa truyền dạy trong đời sống: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34).

Chúa dạy: “Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,34-35). Chúng ta tự hỏi, phải chăng chúng ta dùng những tình cảm tự nhiên để yêu thương như bạn bè yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, con cái yêu thương cha mẹ, đồng lớp đồng niên yêu nhau, nam nữ yêu nhau là khác với tình yêu Đức Kitô đã yêu chúng ta sao, mà Đức Giêsu còn dạy chúng ta phải: Yêu như Thầy đã yêu anh em?

Đọc tiếp

Chúa Nhật 4 Phục Sinh – Năm C

Sau khi đã long trọng mừng lễ Phục Sinh, Phụng vụ Chúa nhật thứ bốn diễn tả Đấng Phục sinh như một mục tử. Vị mục tử ấy đã quên mình vì chiên, đã hy sinh mạng sống mình để đàn chiên được cứu rỗi. Tiếp nối giáo huấn của Cựu ước, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh mục tử và đàn chiên, khi Người khẳng định: “Tôi là Mục tử nhân lành”. Trong tiếng Hy Lạp, “Mục tử nhân lành” cũng có nghĩa “Mục tử đích thực”. Nơi Đức Giêsu, có đủ những đức tính tốt của một mục tử, nhất là sự hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn Cây Dầu, trước một đám đông lính tráng hằm hằm sát khí, Người nói với họ: “Vậy nếu các anh tìm tôi, thì hãy để cho những người này đi”. Tác giả Tin mừng còn thêm lời chú giải: ‘Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đã nói: ‘Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai’ (Ga 18, 8-9). Đây chính là nét đẹp của một mục tử đích thực.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 3 Phục Sinh – Năm C

Bước sang Chúa nhật thứ Ba sau Đại lễ Phục Sinh, phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta tích cực gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh trong đời sống thường ngày. Gặp được Chúa sẽ có niềm vui, vui vì Chúa đã sống lại. Thánh Phêrô Tông Đồ cho chúng ta kinh nghiệm sống động về cuộc gặp gỡ này, ông hân hoan vui mừng cả khi người Do Thái đánh đòn, cấm không được rao tin Chúa Kitô Phục Sinh (x.Cv 5,40b). Vì thế lời Ca nhập lễ bảo ta ca vang: “Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa, đàn hát lên, mừng danh thánh rạng ngời, hãy dâng Người lời ca tụng tôn vinh. Hallêluia“.

Trang Tin Mừng (Ga 21, 1-19) thật là đẹp, đẹp về con người, vì các môn đệ tin Chúa đã sống lại; đẹp về công việc, đi bắt cá suốt đêm không được gì, nay có mẻ lưới đầy cá; đẹp về thời gian, bởi đây là buổi bình minh của ngày thứ nhất trong tuần; đẹp về nơi chốn vì Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các ông ở trên bờ (x. Ga 21,4).

Đọc tiếp