Chúa Nhật II TN – Năm C

Bài Tin Mừng kể phép lạ Chúa Giêsu biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana. Nước tượng trưng cho đạo cũ, đạo Do Thái; còn rượu ngon là hình ảnh đạo của Chúa.

Đạo Do Thái, đạo cũ, tuy tốt, nhưng bất toàn, giống như chum nước chưa đầy. Còn đạo mới hoàn hảo, giống như chum nước đầy tới miệng. Chúa Giêsu nói với gia nhân : “Các anh đổ đầy nước vào chum đi. Và họ đã đổ đầy tới miệng” (Ga 2,7).

Đạo Chúa cũng giống như rượu ngon. Sau khi nếm thử thứ rượu từ nước hóa ra, ông chủ tiệc nói với chàng rể : “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh giữ mãi rượu ngon cho đến bây giờ” (Ga 2,10).

Đọc tiếp

Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

Đọc biến cố Chúa Giê-su chịu phép rửa qua 4 tác giả Tin Mừng, chúng ta sẽ hiểu phép rửa Chúa Giê-su lãnh nhận và bí tích rửa tội chúng ta được lãnh, không phải theo đạo ngoại quốc, mà theo đạo của Thiên Chúa, đạo của Chúa Giê-su.

Tin Mừng thánh Lu-ca (3,21-22) : Có hai điểm đặc biệt của Lu-ca là :

“Toàn dân chịu phép rửa” (21a) : “toàn dân” đối với Lu-ca là “dân đích thật của Thiên Chúa”. Chúa Giê-su đồng hóa với “toàn dân”, Người hợp nhất với họ, để Người có thể đem họ vào thời đại Thánh Thần (The Oxford Bible Commentry, trang 931, cột 1)

“Đang khi Người cầu nguyện” (21b) : thánh Luca đặt những việc quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su vào lúc cầu nguyện. Sau khi chịu phép rửa, Chúa Giê-su cầu nguyện. Cầu nguyện như một hành vi chấp nhận ý nghĩa của phép rửa, như một cử chỉ vâng lời tiếng Chúa Cha mời gọi” (The Oxford Bible Commentry, trang 931, cột 2).

Đọc tiếp

Lễ Chúa Hiển Linh

Lễ Chúa Hiển Linh trước hết có nghĩa là lễ Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc, mà Ba Nhà Đạo sĩ là những đại diện.

Epiphaino” có nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Ðức Kitô, tự làm cho mình có thể trông thấy được. Cụ thể như dùng ánh sao đêm biểu lộ cho Ba Ðạo Sĩ biết, dẫn họ lên đường đến nơi Hài Nhi vừa mới sinh để nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế. Nếu lễ Giáng Sinh người ta nêu bật dấu ẩn của Thiên Chúa trong sự khiêm hạ với điều kiện là người, trong Trẻ Thơ Belem. Thì trong lễ Hiển Linh lại nêu bật việc Thiên Chúa tự tỏ mình, xuất hiện qua chính nhân tính. Việc các Ðạo Sĩ đến tôn thờ Chúa Hài Nhi đã sớm được nhìn nhận như là ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Isaia có viết như sau: “Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của ngươi, và các vua chúa tiến bước theo nguồn sáng của ngươi đang mọc lên” (Is 60,3.6).

Đọc tiếp

Toàn Văn Bài Giảng Thánh Lễ Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa, Của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân

Hôm nay, ngày đầu năm mới Dương Lịch 2019, chúng ta vui mừng cử hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, cũng là ngày cuối của Tuần Bát Nhật Giáng Sinh khi chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô, Con Thiên Chúa-Ngôi Lời Nhập thể, sinh hạ bởi Đức Trinh Nữ Maria, là trưởng tử hòa bình đích thực của chúng ta.

Tước hiệu Đức Maria Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Đây là một tước hiệu xứng hợp ơn mọi tước hiệu khi nói về Đức Trinh Nữ Maria. Vào thế kỷ V, Công đồng Ephêsô đã định tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vì thực sự Mẹ đã sinh ra Con-Thiên-Chúa-làm-người. Như vậy, từ công đồng Ephêsô này, tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa đã trở thành tước hiệu chính thức của Đức Trinh Nữ Maria.

Đọc tiếp

Lễ Thánh Gia Thất

Hôm nay chúng ta cùng nhau cử hành lễ kính Thánh Gia Thất, trong bối cảnh Giáo hội Việt Nam lấy năm 2019 là năm quan tâm cách đặc biệt đến việc “Đồng hành với các gia đình gặp khó khăn”, với ba đối tượng phạm trù là: các gia đình di dân, các gia đình của các cặp hôn phối khác tôn giáo/tín ngưỡng, và các “gia đình” li thân, li dị tái hôn.

Noi gương Thánh Gia: Gia đình ngày hôm nay rất cần đến tình thương của Thiên Chúa và sự thương cảm lẫn nhau trong cách sống của gia đình nói riêng và gia đình nhân loại cả thể nói chung. Chúng ta thấy ai bị thương một cơ phận nào đó, không phải chỉ một cơ phận mà thôi, nhưng là cả con người bị. Không ai là không bị đau thương về thể lý, tinh thần, tình cảm…dẫn đến hậu quả cũng khác nhau. Tất cả đều chịu ảnh hưởng, và những vết thương đó càng đau khổ khi người thân của chúng ta đau khổ, nhất là những người trong gia đình.

Đọc tiếp

Lễ Giáng Sinh

Tha thứ tội lỗi, đó là mục đích Chúa sinh ra đời. Khi hiện ra, thiên thần đã nói với thánh Giuse : “Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi” (Mt 1,21). Khi dâng thánh Gioan vào Đền Thờ, ông Dacaria đã chúc tụng Thiên Chúa : “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa đã viếng thăm cứu chuộc dân Người” (Lc 1,68). Ông già Simêôn cũng sung sướng nói : “Mắt con đã thấy ơn cứu độ Ngài đã bày ra trước mặt muôn dân” (Lc 2,31).

Theo quan niệm của người Do Thái, những người chăn chiên và những người ngoại giáo là những người tội lỗi. Thế mà những người chăn chiên và ba vua là những người tội lỗi, lại là những người đầu tiên được gặp Chúa Hài Đồng.

Chúa xuống trần để tha thứ tội lỗi cho loài người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Vọng – Năm C

Bài Phúc Âm hôm nay cho biết thêm về Mẹ của Đấng Cứu Thế sắp sinh ra.

Thánh Luca cố ý viết câu chuyện này giống với chuyện Đavít mang Hòm Bia về Giêrusalem (2 Sm 6), để nói rằng Đức Maria chính là Hòm Bia Tân Ước. Sau đây là các chi tiết:

– Hòm Bia tiến về hướng Giêrusalem, ghé nhà của ông Ôbed-Êdom. Maria đi từ Nagiarét theo hướng Giêrusalem, ghé nhà Êlisabét.
– Đavít đã “kêu lên” rằng: làm sao Hòm Bia của Chúa đến nhà tôi được. Êlisabét cũng “kêu lên”: làm sao mà mẹ của Chúa tôi đến nhà tôi.
– Nhờ Hòm Bia ghé ở nhà Ôbed-Êdom mà ông này được Thiên Chúa ban phúc. Đức Maria ghé nhà Êlisabét khiến gia đình bà (kể cả thai nhi) được phúc.
– Hòm Bia ở nhà Ôbed-Êdom 3 tháng ; Đức Maria cũng ở nhà Êlisabét 3 tháng

Đọc tiếp