Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng thánh lễ hôm nay kể 2 phép lạ. Qua hai phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu đã làm cho người đàn bà bị xuất huyết và con gái ông Giairô, thánh Marcô muốn chứng tỏ rằng: bệnh tật và cái chết đang thực sự thống trị trên đời sống con người, hơn nữa những nỗ lực yếu ớt từ phía con người nhằm thoát ra khỏi sự phong tỏa của bệnh tật và cái chết như đang đi vào ngõ cụt.

Trong bối cảnh ấy, Chúa Giêsu đã xuất hiện như Đấng là Sự Sống và cũng là Đấng mang lại sự sống. Sự xuất hiện của Ngài đồng nghĩa với sự biến mất của bệnh tật và sự chết. Nói cách cụ thể hơn, duy chỉ mình Ngài mới có thể giúp con người phục hồi được thể trạng từ những căn bệnh nan y và nhất là dành lại sự sống từ trong cõi chết.

Đọc tiếp

Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Gioan Tẩy Giả. Thánh Gioan Tẩy Giả có hai lễ : lễ hôm nay ngày 24-6 mừng sinh nhật của Người, và ngày 29-8 là lễ Người bị trảm quyết. Trong Giáo hội ít có vị thánh có hai lễ.

Gioan đó là tên thiên thần đã loan báo. Gioan là tên viết tắt của tên Giê-hô-han-an có nghĩa là “Qùa tặng của Thiên Chúa”, hay có nghĩa là “Thiên Chúa dễ thương”. Trong sách Bốn Tin Mừng của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết : Gioan là yo-ho-khan-an, yo-ho-khan-an có nghĩa là Đức Chúa thương xót, ban ân huệ, ban ân sủng. Còn chúng ta gọi là Gioan Tẩy Giả hay là Gioan Tiền Hô để nói lên sứ mạng, nhiệm vụ Chúa trao. Biệt hiệu Tẩy giả nghĩa là người rửa. Thánh Gioan đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu và dân chúng trong dòng sông Gióc-đan. Còn biệt hiệu Tiền Hô thì chính thánh Gioan đã nói : “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa : Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi.” (Ga 1,23)

Đọc tiếp

Chúa Nhật XI Thường Niên – Năm B

Giáo Hội Việt Nam, giống như “hạt cải” phát triển trong dụ ngôn Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay.

Ông William Barclay viết về “hạt cải” trong tập sách “The Gospel Of Mark”  như sau : “Tại Palestine, hạt cải  thường tiêu biểu cho một vật nhỏ nhất. Chẳng hạn “đức tin bằng hạt cải” có nghĩa là “đức tin nhỏ nhất”. Tại xứ Palestine, hạt cải nhỏ đó thật ra cũng mọc lên thành một cây to. Một du khách đến Palestine cho biết ông đã thấy một cây cải cao vượt hẳn đầu một người đang cỡi trên lưng ngựa. Chim chóc rất thích thứ hạt mầu đen của cây ấy và cả bầy chim đông đảo quây quần quanh một cây cải như thế là chuyện rất thường”.

“Cách thông thường nhất để mô tả một đế quốc rộng lớn là so sánh nó với cây cổ thụ, còn các nước chư hầu của nó thì ví như bầy chim ẩn dưới bóng của cành lá nó (Ed 17,22…; 31,1-4. 20-21). Cho nên hình ảnh một cây cổ thụ có chim đến núp trong cành lá, tiêu biểu cho một đại cường quốc và các nước họp thành vương quốc ấy… Trong Hội Thánh của Chúa không có bức tường ngăn cách nào cả, loài người dựng nên các hàng rào, nhưng trong Chúa Cứu Thế đã phá đổ triệt hạ rồi” (Lm Dương Đình Tảo chuyển ngữ, trang 101-102).

Đọc tiếp

Chúa Nhật X Thường Niên – Năm B

Trong Bài Tin Mừng, có một câu làm chúng ta ngỡ ngàng. Đó là câu : “Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,29).

Cha Nguyễn Công Đoan giải nghĩa : “Tại sao tội này không bao giờ được tha? Sách Khôn Ngoan đã nói : ‘Đức Khôn Ngoan là thần khí hằng yêu mến con người, nhưng không miễn thứ cho kẻ nói lời phạm thượng (Kn 1,6). Thần Khí là quyền năng tạo dựng và đổi mới của Thiên Chúa, từ chối chính quyền năng tạo dựng và đổi mới của Thiên Chúa thì làm sao có thể được tạo dựng và đổi mới : “ Thần Khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên và Ngài đổi mới mặt đất này” (Tv 104/103). Đọc lại những lời hứa về Giao Ước Mới : Gr 31,33-34; Ed 36,22-28, ta thấy Thiên Chúa ban ơn tha tội để đưa vào Giao Ước Mới, và ban Thần Khí (Người Này Là Con Thiên Chúa-Tin Mừng Mác-cô, trang 71).

Đọc tiếp

Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-Su

Chúa nhật tuần trước chúng ta mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa. Chúa đã muốn mặc khải lễ Mình Thánh với một nữ tu nghèo khổ Giu-li-a-na ở nước Bỉ năm 1209. Lễ Thánh Tâm hôm nay, Chúa cũng hiện ra tỏ bày ước nguyện với chị nữ tu nghèo khổ Ma-ga-ri-ta Ma-ri-a nước Pháp năm 1675.

Chúa Giêsu hiện ra tỏ Trái Tim Chúa cho thánh nữ 3 lần. Trong lần hiện ra thứ ba với thánh nữ, Chúa Giêsu mong muốn hằng năm tổ chức một ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa. 10 năm sau, tháng 6-1686 lễ Trái Tim được cử hành lần đầu tiên tại nhà nguyện của dòng Thăm Viếng. 90 năm sau lễ Trái Tim mới được Đức giáo hoàng Clê-men-tê XIII  cho cử hành trên toàn thế giới

Đọc tiếp

Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-Tô

Bài Tin Mừng: BTM thánh lễ hôm nay tường thuật lại giây phút Chúa Giê-su lập Bí tích Thánh Thể. Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ, viết trong tập sách “Này là Con Thiên Chúa”: “Khi bẻ bánh bắt đầu ăn thì Đức Giê-su cho lễ Vượt Qua một ý nghĩa mới : “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. Mác-cô kể tiếp ngay ly rượu : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người”. Rồi Người long trọng tuyên bố : “Thầy bảo thật anh em chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm cây nho nữa. cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong nước Thiên Chúa”. Vậy thì đây là lần cuối cùng Đức Giê-su ăn lễ Vượt Qua theo ý nghĩa kỷ niệm cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Mình và Máu Người sắp hiến tế bằng cuộc thương khó này là lễ Vượt Qua mới và giao ước mới. Mình Thầy là chiên Vượt Qua mới, máu Thầy là máu lập Giao Ước, mở rộng cho muôn người, không còn giới hạn như Giao Ước Xi-nai.” (trang 204). 

Đọc tiếp

Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi

Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay nói về công nghiệp của Ba Ngôi.

Khi sang Việt Nam truyền đạo, các cha thừa sai đã dùng những quan niệm của người Việt Nam để giải nghĩa về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là thuyết “Tam Phụ”, thuyết Ba Cha : Trời, vua và cha. Rồi thuyết  “Tam Tài” : Thiên, Địa, Nhân (Trời, đất, người); và thuyết : “Tam Cương” : cha, mẹ, và con cái. Ngay từ ngày theo đạo, các ngài đã am hiểu và mến yêu mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thuyết “Ba Cha”, “Tam Tài”, “Tam Cương” là những tương giao tình yêu. Những thuyết đó đều diễn tả Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu.

Đọc tiếp