Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm B

Cha Thánh Thần là Ngôi Ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa , nhưng xem ra Người như một “bà con nghèo” sánh với Ngôi Cha và Ngôi Con. Sở dĩ như vậy, vì Người ít được nói đến, và có được nói đến thì người ta cũng thấy cao siêu hay xa xôi trừu tượng, như Lời nói đầu bản dịch Thông điệp về Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống xác nhận: “Trải qua gần 2000 năm, có thể nói, người Ki-tô hữu chúng ta đã biết quá ít về Chúa Thánh Thần, thậm chí có người còn lầm lẫn, chưa phân biệt được Thánh Thần và thiên thần khác nhau như thế nào.”Lý do một phần cũng vì các nhà thần học ít suy tư và ít viết về Chúa Thánh Thần; các linh mục, tu sĩ và giáo lý viên cũng ít nói về Chúa Thánh Thần”

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm B

Cha Kevin O’Sulllivan, OFM viết trong tập sách “Những Bài Đọc Chúa Nhật” như sau: “Đức Ki-tô, Đấng Cứu Thế, người bạn thân thiết của chúng ta, khi ở dưới đất Người chịu những gian khổ, những xỉ nhục, và cái chết đau thương nhục nhã, thì nay ở trên trời Người ngự trên nơi vinh hiển bên hữu Chúa Cha. Trên đó, Người đại diện cho chúng ta, Người cầu bầu cho chúng ta. Người lên trời để dọn chỗ cho chúng ta, như Người nói: ‘Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở…Thầy đi để dọn chỗ cho anh em, và rồi Thầy sẽ trở lại đem anh em lên với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó’ (Ga 14,2-3). An ủi biết mấy ! Lễ Chúa Lên Trời là nguồn vui cho những ai tin tưởng !” (trang 206).

Đọc tiếp

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm B

Ba BTM của ba Chúa nhật 4PS, 5PS, 6PS không ngờ là một cách sống, một cách đối xử gắn bó, chặt chẽ và quan trọng: Chúa Giê-su với con chiên, con chiên với Chúa Giê-su và con chiên với nhau.

BTM Chúa nhật 4PS là bài “Chúa chiên nhân lành”, bài nói về cách sống, về cách đối xử của Chúa Giê-su với con chiên : “Tôi là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên” (Ga 10,11).

BTM Chúa nhật 5PS là dụ ngôn “Cây nho và Cành nho”, bài nói về cách sống, cách đối xử của con chiên với Chúa chiên.

BTM Chúa nhật 6PS hôm nay là “lời ly biệt”, lời dặn dò của Chúa Giê-su trong bữa tiệc ly. Lời ly biệt này nói về cách sống, cách đối xử giữa con chiên với con chiên : “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Không ai có tình thương cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 14,12-13).

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B

Nhiều lần Cựu Ước mô tả dân Ít-ra-en như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa. “Vườn nho của Đức Chúa Gia-vê là nhà Ít-ra-en” (Is 5,1-7). Qua Giê-rê-mi-a, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho dân Ít-ra-en rằng : “Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” (Gr 2,21). Ê-dê-ki-en 15 và 19 cũng ví dân Ít-ra-en  với cây nho. Hô-sê nói : “Ít-ra-en là cây nho tươi tốt” (10,1). Tác giả Thánh Vịnh nghĩ về việc Thiên Chúa giải thoát dân người như sau : “Từ Ai Cập, Chúa đã dời sang một cây nho”…

Bài Tin Mừng: Nói đến cây nho không những nghĩ đến trái nho, đến rượu nho, mà còn nghĩ đến sự liên kết giữa cây và cành, giữa Thiên Chúa và dân Ít-ra-en. Trong BTM thánh lễ hôm nay Chúa Giê-su phán : “Thầy là cây nho  và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái thì người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn” (Ga 15,1-2).

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm B

Trong tập sách “Tin Mừng Gio-an”, cha Alain Marchabour viết : “Dụ ngôn về vị mục tử và đoàn chiên gợi nhớ đến Lc 15,3-7 và Mt 18,12-14. Tuy nhiên nơi Gioan điều lý thú tập trung trước tiên vào Chúa Ki-tô : Vị mục tử nhân lành đối nghịch với kẻ trộm cướp (c.1) và người lạ (c.5)… Khác với kẻ làm thuê, Chúa Giê-su là mục tử đích thực (nhân lành) vì hai lý do : trước tiên Người liều mạng sống mình để bảo vệ đoàn chiên, và nhất là Người duy trì với các chiên mối tương quan hiểu biết duy nhất, bởi vì được ăn rễ sâu trong sự hiểu biết Chúa Cha của Người (như Chúa Cha biết Tôi)…

Khi đối chiếu Chúa Giê-su với kẻ làm thuê, có một điều chắc chắn được xác định về Chúa Giê-su : người làm thuê bỏ chiên mà chạy (Thầy sẽ không để anh em mồ côi Ga 14,18), lúc bấy giờ sói có thể vồ lấy chiên (không ai cướp được các chiên của Tôi khỏi tay tôi Ga 10,28) và làm cho chúng tán loạn (Chúa Giê-su chịu chết để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối Ga 11,52) (Sđd trang 262-263).

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm B

Bài Tin Mừng : Thánh Luca tường thuật câu chuyện Chúa sống lại gặp hai môn đệ trên đường Emmau. Chúa nói : “Khi còn ở với anh em, Thầy đã nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ, và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói : “Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba , từ cõi chết sống lại” (Lc 24,44-46).

Đọc Lời Chúa trong những tuần lễ Phục sinh, chúng ta thấy vai trò  quan trọng của Kinh Thánh trong biến cố Chúa sống lại. Thánh Luca cũng kể lòng hai môn đệ bừng cháy khi Chúa giải thích Kinh Thánh, mà cuối cuộc hành trình còn nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh. Liên kết hai phần Kinh Thánh và bẻ bánh, chúng ta nhận ra đó là thánh lễ gồm hai phần : Lời Chúa và Thánh Thể.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm B

Bài Tin Mừng: Thánh lễ hôm nay nói về thánh Tôma. Thánh Tôma cứng lòng tin. Thánh Tôma cứng đầu cứng cổ.

Trong bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu nói : “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi” (Ga 14,3-4). Thánh Tôma đáp lại : “Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường” (Ga 14,5).

Tin Mừng thánh lễ hôm nay càng bày tỏ tính ngang bướng của thánh Tôma. Đã không có mặt khi các anh em tông đồ họp mặt, lại còn gân cổ cãi : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,25).

Đọc tiếp