Chúa Nhật VI TN Năm B

Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu không những cho anh cùi lại gần, Ngài còn giơ tay sờ vào anh để chữa anh. Bài Tin Mừng kể : “Người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta quì xuống van xin: ‘Nếu Ngài muốn Ngài có thể làm cho tôi được sạch’. Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : ‘Tôi muốn, anh hãy được sạch” (1,40.41).

Anh không nói : xin Chúa chữa cho anh khỏi bệnh, mà nói : xin Chúa chữa cho anh được sạch. Bởi vì, bệnh tật, nhất là bệnh cùi không những là một bệnh, mà còn là một tội, tội nặng. Sách Xuất Hành kể : khi người Ai Cập ngoan cố không chịu cho người Do Thái trở về quê hương, thì đã bị Thiên Chúa phạt cho bị bệnh cùi (Xh 9,8-12). Sách Đệ Nhị Luật cũng kể : Chúa cảnh cáo dân Do Thái : nếu không tuân giữ các giới răn Chúa thì sẽ bị Thiên Chúa phạt cho mắc bệnh cùi (Đnl 28, 21.27.35). Vì phạm tội mà bị bệnh phong cùi, nên cần được Chúa tha tội, Chúa làm cho sạch tội.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V TN Năm B

Qua đau khổ, ông Gióp đã có những câu nói chứa đầy niềm tin: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi cũng trở về đó trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lấy đi, xin chúc tụng danh Đức Chúa” (G 1,20-21). Ông còn nói : Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không đón nhận sao?’” (2,7-10).

Bài Tin Mừng nói đến một ngày hoạt động vất vả của Chúa Giê-su: sáng tới nhà ông Phê-rô chữa bệnh sốt rét cho mẹ vợ ông. Chiều đến chữa nhiều kẻ ốm đau, trừ nhiều quỉ. Sáng sớm thức dậy đi vào nơi hoang vắng cầu nguyện cũng bị đi tìm. Nhìn Chúa vất vả mới thấy lòng Chúa thương con người.

Qua cuộc đời của ông Gióp, của Chúa Giê-su, của thánh Phao-lô, và của các cha giảng đạo ở Việt Nam: đau khổ, vất vả, thử thách sẽ trở thành hoa quả của niềm vui. Thánh Gia-cô-bê cũng viết : “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết : Đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1,2-3), (8-2-2015).

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV TN Năm B

Bài Tin Mừng kể những hoạt động Chúa Giê-su làm ở hội đường Ca-phác-na-um. Chúa Giê-su giảng dạy và đuổi quỉ để chữa cho một người bị quỉ ám. Nghe Chúa giảng và chứng kiến phép lạ Chúa làm, dân chúng “sững sờ bàn tán với nhau : Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh” (Mc 1,27).

Thánh Mác-cô viết lại những hoạt động của Chúa Giê-su, để khích lệ các tín hữu ở Rô-ma đang bị bắt bớ. Các ngài băn khoăn lo lắng tự hỏi lòng mình: theo Chúa hay bỏ Chúa? Theo Chúa thì bị giết chết, bỏ Chúa thì sống. Nhưng Chúa là ai để hy sinh mạng sống và dám chết cho Chúa ?

Thánh Mác-cô đã trả lời giúp chúng ta: vì lời Chúa giảng thì mới “lời giảng mới mẻ”, và vì Chúa “có uy quyền”.

Đọc tiếp

Bài Giảng Lễ Giỗ Lần Thứ 30 Của Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Làm chủ chăn một giáo phận mới suốt 25 năm (1963-1988), những gian truân thử thách thuở ban đầu tưởng như sẽ vơi bớt và hanh thông theo thời gian; thế nhưng, như đường thánh giá vẫn luôn có những biến đổi theo từng chặng để dẫn tới đồi Canvê, cuộc hành trình “vâng lời Thầy, con thả lưới” trên biển đời của Đức Cố Giám mục Phêrô Maria cũng luôn ẩn hiện những sóng gió ba đào

Trong bản “Chúc thư tinh thần”, Đức cha Phêrô Maria đã viết môt cách rất xác tín:“…Cả đời tôi là một chuỗi tình thương của Chúa, tôi ca ngợi không bao giờ cùng!…Cùng với các hồng ân, Chúa đã gửi đến cho tôi nhiều đau khổ, nhiều thử thách. Đau khổ và thử thách cũng là những hồng ân Chúa ban…Đọc Phúc Âm Thánh Gioan (21,18) tôi thấy Chúa đã định trước cả chi tiết đời sống tôi:“Khi con còn trẻ, thì con tự thắt lưng cho mình, và con muốn đi đâu thì đi. Nhưng khi con về già, thì người ta thắt lưng cho con và đem con đến nơi con không muốn”…

Đọc tiếp

Chúa Nhật III TN Năm B

Bài Tin Mừng:  Chúa nhật tuần trước, thánh Gioan kể cho chúng ta nghe câu chuyện Chúa Giêsu gọi năm môn đệ đầu tiên. Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay thánh Máccô cũng thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên. Nhưng hai ngài kể khác nhau:

Tại sao có sự khác nhau như thế ? Chính sự khác nhau như vậy cho thấy các tác giả sách Tin Mừng nhớ các việc Chúa Giêsu làm không theo trí nhớ của một sử gia hay một nhà khoa học, mà theo trí nhớ của một người sống đức tin. Các ngài kể lại, viết lại với tư cách một người tín hữu, một người tin theo Chúa.

Còn thánh Máccô nhìn ơn gọi là một sự chọn lựa, một sự từ bỏ, từ bỏ nghề nghiệp, từ bỏ gia đình. Các ngài đổi nghề, từ nghề bắt cá sang bắt người. Không chỉ bắt người Do Thái, mà bắt cả người ngoại. Cho nên thánh Máccô kể Chúa gọi các ông ở Galilê, miền Bắc, là miền của dân ngoại. Đối với người Do Thái, dân ngoại là kẻ thù, là những người bị Thiên Chúa  ghét và ghê tởm.

Đọc tiếp

Bài Giảng Của ĐC Giuse Đặng Đức Ngân Trong Thánh Lễ Phong Chức Phó Tế 18-1-2018

Giáo phận Đà Nẵng, nếu tính thành lập giáo phận năm 1963, năm nay tròn 55 năm vẫn được xem là Giáo phận trẻ so với nhiều giáo phận khác. Tuy vậy, với những yếu tố lịch sử, địa dư, xã hội…, Giáo phận Đà Nẵng lại mang trong mình nhiều dấu ấn của một Giáo hội Việt Nam kiên cường và sống động. Những thăng trầm trong dòng lịch sử của Giáo hội hoàn vũ, đất nước và địa phương, đã cho Đà Nẵng những khả năng để minh chứng Đạo Chúa và làm cho sứ điệp Tin Mừng của Chúa Kitô được tiếp tục sống động và hiệu quả cho đời sống con người nơi vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng của miền Trung nhiều thử thách này.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II TN Năm B

Bài tin mừng thánh lễ hôm nay cho biết : nhờ sự chỉ dẫn, giới thiệu, đời sống gương mẫu của người có đạo, người ta biết Chúa và đi theo Chúa.

Nhờ thánh Gio-an Tẩy Giả, thánh An-rê biết Chúa Giê-su. Phúc Âm kể : “Khi Đức Giê-su đi ngang qua, ông Gio-an chăm chú nhìn và nói :’Đây là Chiên Thiên Chúa. Môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su” (Ga 1,36-37).

Thánh An-rê gặp được Chúa thì giới thiệu cho thánh Phê-rô, em mình. Phúc Âm kể : “Ông An-rê gặp em mình là ông Si-mon và nói : ‘Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a’. Rồi ông dẫn em mình đến với Đức Giê-su” (Ga 1,41-42).

Đọc tiếp