Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm A

BTM : Nhóm Pha-ri-sêu trong BTM “ngôn hành bất nhất”cũng chẳng khác gì nhóm tư tế thời ngôn sứ Malakhi “. Chúa Giê-su dạy : “Vậy những gì họ nói, anh em hãy làm hãy giữ. Còn những việc họ làm, thì đừng làm theo, vì họ nói mà không làm.”

Nhóm PDCGKPV dẫn giải : “Các kinh sư được nêu rõ, vì họ là những chuyên viên về Luật; đa số thuộc về nhóm Pha-ri-sêu, Chúa Giê-su nhìn nhận họ là những người kế thừa ông Mô-sê ; Người khuyên dân nghe theo họ, khi họ giảng dạy đạo lý chân truyền của ông Mô-sê. Nhưng những giải thích cá nhân của họ thì đã hơn một lần Người chỉ trích mạnh mẽ (x. 9,3-9 ; 15,1-20 ; 16,6) và nhất là Người căn dặn phải đề phòng lối sống của họ, bởi vì nó mâu thuẫn với giáo lý họ dạy.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm A

BTM : Với Chúa Giêsu, mến Chúa yêu người cũng là điều quan trọng. Thánh Mát-thêu kể lại : “Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất v ?” Đức Giê-su đáp : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy ” (Mt 22,25-40).

Đọc tiếp

Lễ truyền giáo

Hôm nay lễ Khánh Nhật Truyền Giáo, ngày truyền giáo. Cám ơn Chúa, người Việt Nam chúng ta nhiệt thành truyền giáo. Chẳng những cầu nguyện, mà còn hăng say xông pha ra cánh đồng truyền giáo. Ở bên Giáo Hội Tây Phương, đi tu cũng ít, vào các hội đoàn cũng ít. Nhờ những người Việt Nam di tản từ năm 1975, bên trời Tây mới còn các Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành. Giới thiếu nhi thì có Thiếu Nhi Thánh Thể, giới trưởng thành thì có Đạo Binh Đức Mẹ, Liên Minh Thánh Tâm, Hội Gia Trưởng, Hội Hiền Mẫu…Ai cũng cầu nguyện, cũng lo mở mang Nước Chúa. Nói theo sứ điệp Fatima, ai nấy cũng thực thi ba mệnh lệnh Đức Mẹ : cải thiện đời sống, lần chuỗi Mân Côi, tôn sùng Mẫu Tâm…

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên – Năm A

BTM : BTM thánh lễ hôm nay cũng nói đến ơn cứu rỗi các dân tộc. Ông vua mở tiệc cưới cho con mình là Thiên Chúa. Con vua là Chúa Giêsu. Các quan khách được mời là dân Do Thái. Dân Do Thái từ khước, thì Thiên Chúa mời các dân tộc khác. Vua nói các đấy tớ : “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra khắp nẻo đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới” (Mt 22,8-9).

Phần kết của BTM khiến người đọc ngạc nhiên. Đó là khi vào phòng tiệc, vua thấy có người không mặc “áo cưới”, thì vua truyền “trói chân tay lại, quẳng ra chỗ tối tăm bên ngòai, ở đó phải khóc lóc nghiến răng’ (Mt 22,13). Họ đang ở ngòai phố thì được mời, làm sao có giờ để về nhà mà mặc áo cưới ?

Đọc tiếp

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

BTM : Các lời trong kinh Kính Mừng là các lời trong sách Tin Mừng thánh Luca và trong các biến cố quan trọng của Giáo Hội.

 – “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà” (Lc 1,28) là lời thiên thần chào kính Đức Mẹ.

– “Bà có phúc lạ hơn mọi người phụ nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ” (Lc 1,42) là lời thánh nữ Ê-li-sa-bét chào kính Đức Mẹ.

– “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội” là lời các giáo dân thành phố Ê-phê-sô, nước Thổ Nhĩ Kỳ, tay cầm đuốc, miệng tung hô Đức Mẹ, khi công đồng Ê-phê-sô năm 43 tuyên bố Đức Mẹ là Mẹ Chúa Trời, chống lại bè rối A-ri-ô.

– “Khi nay và trong giờ lâm tử” là lời cầu của huynh đoàn thời thánh Đaminh. Huynh đoàn Đaminh được gọi là “Các Hiệp Sĩ Vui Tươi”, còn gọi là “Huynh Đoàn Chết Lành”.

Qua gốc tích các lời trong kinh Kính Mừng, kinh Kính Mừng rất có giá trị, đứng thứ hai sau kinh Lạy Cha.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm A

BTM : Nhóm CGKPV cắt nghĩa BTM hôm nay như sau : “Qua dụ ngôn, Chúa Giê-su cho thấy điều quan trọng không phải là nói, mà làm theo ý muốn của Thiên Chúa, như ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính , nghĩa là thực hành và giảng dạy người ta thi hành điều Thiên Chúa muốn, nhờ đó mà người ta được nên công chính – Ngoài nghĩa Chúa Giê-su áp dụng, một số các thánh Giáo phụ còn hiểu người con thứ nhất tượng trưng cho dân ngoại, ban đầu đã không biết nghe lời Thiên Chúa nói qua lương tâm (luật tự nhiên), nhưng sau đã tin lời Chúa Ki-tô và gia nhập Giáo Hội. Còn người con thứ hai tiêu biểu cho dân Do-thái, sau khi đã cam kết, thề ước qua luật Mô-sê, cuối cùng đã từ khước Chúa Ki-tô” (Sđd, trang 2174-75).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm A

BTM: Qua câu chuyện “Những Người Thợ Làm Vườn Nho”, ông chủ, tức là Thiên Chúa, trả lương không theo sức lao động, theo giờ làm việc, mà theo lòng quảng đại rộng rãi  của ông đối với hoàn cảnh của mỗi người. Trái lại những người thợ từ đầu ngày thì bủn xỉn, ghen tị. Ông chủ trả lời với những người thợ đó : “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?” (Mt 20,15).

Câu chuyện cũng còn muốn nói đến dân ngoại. Tuy dân ngoại được gọi vào làm vườn nho của Chúa, được theo đạo muộn hơn dân Do Thái; nhưng họ vẫn được Thiên Chúa đối xử ngang bằng với dân Do Thái. Thiên Chúa không phân biệt đối xử trước sau, sớm muộn. Thiên Chúa phân biệt theo lòng mến, tình thương của mỗi người : “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu; còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”

Đọc tiếp