Video: Bài giảng trong Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang 31

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC TGM. LEOPOLDO GIRELLI, ĐẠI DIỆN GIÁO HOÀNG TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG NHÂN LỄ KHAI MẠC ĐẠI HỘI LA VANG LẦN THỨ 31 (13/8/2017) DỊP ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI 2017 Anh Chị em thân mến, Tin Mừng hôm nay nhắc cho chúng ta rằng, Đức Maria vừa là người mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu vừa là khuôn mẫu thôi thúc chúng ta bước theo Con của ngài. Tin Mừng tường thuật cảnh Đức Maria và Thánh Giuse tìm gặp Chúa Giêsu trong Đền Thờ, Ngài ngồi giữa

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIX Thường Niên – Năm A

 Bài Tin Mừng : Bđ1 nói đến nỗi khổ của một ngôn sứ Êlia, còn bài TM nói đến nỗi khổ của cả một Giáo hội. Sách TM của thánh Matthêu là sách TM nói về Giáo hội. Nên trong câu chuyện Chúa Giêsu đi trên mặt nước, có hai sự khác biệt với các sách TM khác.

Một là câu chuyện trao đổi giữa Chúa Giêsu và thánh Phêrô, vị giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội. Thánh Phêrô xin Chúa cho mình cũng được đi trên mặt nước như Chúa.

Hai là thay vì lòng trí đần độn không hiểu của các tông đồ ở nơi các sách khác, thì nơi sách Mt các ông quì xuống thờ lạy Chúa, giống như khi Chúa lên trời các ông quì gối thờ lạy.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Hiển Dung

BTM: Cuộc hiển dung trong Bài Tin Mừng muốn dạy chúng ta bài học “Vinh quang của thập giá”. Theo kiểu nói của Victor Hugo, nhà văn Pháp : “Đầu đường thập giá cuối đường vinh quang”. Hay theo kiểu nói của người Việt Nam “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn của Chúa, thì các môn đệ ngỡ ngàng, kinh hoàng. Thánh Phêrô kéo Chúa riêng ra và nói : “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !” (Mt 17,22). Cuộc hiển dung trên núi Tabo là hình ảnh vinh quang của thập giá. Cuộc hiển dung là thành quả của “sau sáu ngày” (Mt 17,1) thập giá lao nhọc. Có thập giá, có đau khổ mới có ngày Chúa Cha hài lòng, Chúa Cha long trọng tuyên bố : “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” (Mt 17,5).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVII Thường Niên – Năm A

BTM : Thánh Mt kể 7 dụ ngôn Chúa Giêsu dùng để giảng về Nước Trời. CN 15 đọc dụ ngôn “Gieo Giống”, CN 16 đọc 3 dụ ngôn : “Cỏ Lùng”, Hạt Cải”, Nắm Men”, và CN 17 hôm nay đọc 3 dụ ngôn : “Kho báu”, “Viên Ngọc Quí”, “Cái Lưới”.

Theo luật Rôma, kho tàng thuộc người tìm thấy, nhưng theo luật Do Thái kho tàng thuộc người chủ của thửa ruộng. Vì thế người tìm thấy kho tàng vội chôn giấu lại.

Hai dụ ngôn “Kho Tàng” và “Viên Ngọc Quí” đều mô tả người muốn có chúng đều phải ”bán tất cả những gì mình có mà mua” (Mt 13,44-45).

Như vậy, người muốn có “Kho Tàng” và “Viên Ngọc Quí” phải khôn ngoan nhận xét đâu là giá trị thật, thì mới dám “bán tất những gì mình có mà mua”. Nếu không khôn ngoan , mà vớ được thứ giả thì mất cả chì lẫn chài.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A

BTM thánh lễ tuần trước là dụ ngôn “người gieo giống”. BTM thánh lễ hôm nay là 3 dụ ngôn : “cỏ lùng”, “hạt cải”, “men trong bột”.

Dụ ngôn “cỏ lùng” nói về “tình trạng Nước Trời (Giáo Hội) ở trần gian lẫn lộn cả người lành kẻ dữ. Các thừa tác viên trong GH phải biết kiên nhẫn trước sự kiện đó” (CGKPV, KT 2011, trang 2156).

Dụ ngôn “hạt cải” và “men trong bột” nói “về sự phát triển của Nước Trời; nhưng khác nhau ở chỗ dụ ngôn hạt cải thành cây rau lớn, nhấn mạnh sự bành trướng về số lượng bên ngoài; còn men trong bột  nói lên ảnh hưởng  bên trong để biến đổi thế giới” (sđd, trang 2156).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A

BTM: Dụ ngôn “Người Gieo Giống” trong bài TM nói đến 4 loại đất mà hạt giống Lời Chúa rơi xuống :

1/ Đất bên vệ đường: là “kẻ nghe Lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỉ dữ đến cướp đi” (Mt 13,18-19),

2/ Đất sỏi đá: là “kẻ nghe Lời liền vui vẻ đón nhận, nhưng nó không đâm rễ sâu : khi gặp gian nan hay bị ngược đãi, thì vấp ngã” (Mt 13,20-21),

3/ Đất nơi bụi gai: là “kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời và bả vinh hoa phú quí bóp nghẹt” (Mt 13,22),

4/ Đất tốt mầu mỡ phì nhiêu: là “kẻ nghe lời và hiểu” (Mt 13,23).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A

BTM: trong BTM chính Chúa tuyên bố ngài hiền hậu khiêm nhường : “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Nhóm CGKPV cắt nghĩa : “Ách / gánh của Chúa Giêsu là đạo lý Tin Mừng. Có thể nói đạo lý này được tổng hợp trong ba điểm : Tin (trở thành môn đệ, thụ giáo với Chúa), khiêm nhường (thái độ đối với Thiên Chúa), hiền lành (thái độ dối với tha nhân) như Chúa Giê-su. Nói khác đi : nhờ Chúa Giê-su và với Người, sống hoàn toàn theo ý Cha vì yêu mến, đồng thời vì vâng ý Cha, mà hy sinh cho tha nhân cho đến chết trên thập giá…(trang 2151).

Đọc tiếp