Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A

Bài Tin Mừng : Bài TM hôm nay là phần cuối của bài giảng thứ hai trong 5 bài giảng của sách TM thánh Mát-thêu, bài giảng về sứ mệnh truyền giáo. Bài giảng này xem ra Chúa Giê-su nói riêng với  12 tông đồ, song thực ra Chúa Giê-su muốn nói với tất cả chúng ta, tất cả những người đi theo Chúa, bởi vì chúng ta chẳng phải là tông đồ của Chúa sao ?

Thứ nhất, muốn nên giống như Trái Tim Chúa thì chúng ta phải sống vượt trên tình cảm gia đình. Chúa Giê-su dạy : “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy.” (Mt 10,37). Thứ hai, muốn nên giống như Trái Tim Chúa, phải chịu đau khổ : “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy.” (Mt 10,38). Thứ ba, muốn nên giống như Trái Tim Chúa, phải sẵn sàng hy sinh bản thân.Thứ bốn, muốn nên giống như Trái Tim Chúa, phải biết yêu thương những người lãnh đạo cộng đoàn. Chúa Giê-su phán : “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” (Mt 10,40)

Đọc tiếp

Chúa Nhật XII Thường Niên – Năm A

 Bài Tin Mừng : Sau khi tuyển chọn 12 tông đồ, Chúa Giê-su dạy dỗ các ông. Những tông đồ Chúa cần có nhân cách và nhân đức. Có những đức tính tự nhiên làm người, và có những nhân đức siêu nhiên làm tông đồ. Nhất là: “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.” (Mt 10,24)

Chúa đã nhìn thấy trước con đường gập ghềnh chông gai các tông đồ phải đi, gánh nặng thánh giá các ông phải vác, nên Chúa đã bảo : “Đừng sợ”. Chỉ trong những lời giáo huấn vắn vỏi hôm nay, Chúa phải nhắc đến 4 lần “sợ” : lần thứ nhất là : “Đừng sợ người ta…Hãy lên mái nhà rao giảng” (10,26); lần thứ hai là : “Đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn” (10,28a); lần thứ ba : “Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” (10,28b); và lần thứ bốn là : “Ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn qúi giá hơn muôn vàn chim sẻ.” (10,30)

Đọc tiếp

Bài giảng lễ truyền chức Linh mục của ĐC Giu-se Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Hôm nay, cùng Linh mục đoàn Giáo phận, các phó tế, Tu sĩ nam nữ, chủng sinh và cộng đoàn Dân Chúa hiện diện tại Nhà thờ Chính tòa để cùng dâng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày thế giới xin ơn Thánh hóa các Linh mục, và là ngày Bổn mạng Giáo phận Đà Nẵng và giáo xứ Chính tòa. Hôm nay cũng là ngày vui mừng của Giáo phận chúng ta khi chúng ta chuẩn bị đón nhận 5 tân linh mục của Giáo phận và 2 tân linh mục của Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc đang hoạt động trong Giáo Phận.

Khi mừng lễ trọng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, ngày Thánh Hóa các linh mục cũng là dịp chúng ta cùng nhau suy niệm về tiếng gọi từ Thiên Chúa và sự đáp trả ơn Chúa gọi… Giờ đây chúng ta cùng suy tư về ơn gọi và sứ mệnh của thiên chức linh mục trong Giáo hội và thế giới hôm nay: “Linh mục: với đức tin để nghe tiếng gọi tình yêu của Thiên Chúa; để cảm nhận sống tình yêu thương của Chúa mà bước theo Ngài; và sống đức ái để phục vụ tha nhân”.

Đọc tiếp

Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-Su

Lễ Thánh Tâm ngày 27/06/2006, Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI đã nói : “Lễ trọng Thánh Tâm Chúa Giê-su cũng là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho sự Thánh Hoá các Linh Mục. Tôi lợi dụng dịp thuận tiện này để mời tất cả anh chị em, hỡi những Anh Chị Em yêu dấu, luôn cầu nguyện cho các linh mục ngõ hầu các ngài có thể nên những chứng nhân tình yêu của Chúa Ki-tô.

Lễ Thánh Tâm hôm nay, Chúa cũng hiện ra 3 lần với chị nữ tu nghèo khổ Ma-ga-ri-ta Ma-ri-a nước Pháp năm 1675. Ngày 16-6-1675 Chúa hiện ra tỏ Trái Tim Chúa lần thứ ba. Chúa nói : “Đây là Trái Tim Cha yêu thương loài người không dành lại một sự gì, đến nỗi bị thiêu đốt, để biểu lộ tình thương của Trái Tim Cha. Thế mà Cha chỉ nhận phần nhiều sự vô ơn, bất kính và phạm thánh, và người ta đã lạnh nhạt và thách thức Cha trong bí tích yêu thương. Đó là nỗi khổ đau dường nào của Cha !”. Lần hiện ra thứ ba này Chúa Giê-su muốn hằng năm tổ chức một ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa.

Đọc tiếp

Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-Tô

Lễ Mình Máu Thánh Chúa xuất phát từ một thị kiến của thánh nữ Ju-li-a-na (Giu-li-a-na). Thánh nữ sinh gần Liege (Li-e-giơ), nước Bỉ năm 1192. Một trong những thị kiến ngài thấy: đó là một mặt trăng đầy sáng láng, song bị một vết đen che phủ. Ngài kể thị kiến cho mẹ bề trên, nữ tu Sa-pi-en-ti-a (Sa-pi-en-xi-a). Nhưng chẳng ai hiểu ý nghĩa của thị kiến.

Sau nhiều ngày cầu nguyện, thánh Ju-li-a-na nghe thấy tiếng Chúa từ trời cho biết : “Điều làm con xao xuyến, đó là Cha muốn thiết lập một lễ cho Giáo hội chiến đấu, lễ Bí tích Bàn thờ cực cao cực trọng. Mầu nhiệm này cho tới nay chỉ được cử hành  vào thứ Năm Tuần Thánh. Song ngày đó, những sự đau khổ và cái chết của Cha đã là chủ đề chính để suy gẫm. Vì thế Cha muốn toàn thể Giáo hội cử hành một ngày khác.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Ba Ngôi

Khi sang Việt Nam truyền đạo, các cha thừa sai đã dùng những quan niệm của người Việt Nam để giải nghĩa về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là thuyết “Tam Phụ”, Ba Cha : Trời, vua và cha. Rồi thuyết  “Tam Tài” : Thiên, Địa, Nhân (Trời, đất, người); và thuyết : “Tam Cương” : cha, mẹ, và con cái.

Thuyết “Ba Cha”, “Tam Tài”, “Tam Cương” là những tương giao tình yêu. Những thuyết đó giúp diễn tả Ba Ngôi Thiên Chúa là tình yêu. Thánh Âu-tinh nói : “Khi nói đến tình yêu là nói đến Thiên Chúa Ba Ngôi, một ngôi yêu, một ngôi được yêu và một ngôi là nguồn mạch của tình yêu” (Youcat, trang 55)

Ngay từ ngày theo đạo, các ngài đã am hiểu và mến yêu mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi..

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Trong BTM, thánh Gio-an kể Chúa Giê-su hiện ra ban Chúa Thánh Thần, đồng thời ban bí tích tha tội : “Người thổi hơi vào các ông và bảo : ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”. Sách giáo lý cho người trẻ thì viết : “Chim bồ câu  là một trong những tượng trưng lớn về sự hòa giải giữa Thiên Chúa và nhân loại

Tội lỗi khiến chúng ta chia rẽ, ghen ghét nhau. Muốn gia đình được đầm ấm hòa thuận thì phải chừa tội lỗi, phải đi xưng tội. Như kinh Chúa Thánh Thần chúng ta đọc : “Xin sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con”.

Đọc tiếp