Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-Su

Lễ Thánh Tâm ngày 27/06/2006, Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI đã nói : “Lễ trọng Thánh Tâm Chúa Giê-su cũng là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho sự Thánh Hoá các Linh Mục. Tôi lợi dụng dịp thuận tiện này để mời tất cả anh chị em, hỡi những Anh Chị Em yêu dấu, luôn cầu nguyện cho các linh mục ngõ hầu các ngài có thể nên những chứng nhân tình yêu của Chúa Ki-tô.

Lễ Thánh Tâm hôm nay, Chúa cũng hiện ra 3 lần với chị nữ tu nghèo khổ Ma-ga-ri-ta Ma-ri-a nước Pháp năm 1675. Ngày 16-6-1675 Chúa hiện ra tỏ Trái Tim Chúa lần thứ ba. Chúa nói : “Đây là Trái Tim Cha yêu thương loài người không dành lại một sự gì, đến nỗi bị thiêu đốt, để biểu lộ tình thương của Trái Tim Cha. Thế mà Cha chỉ nhận phần nhiều sự vô ơn, bất kính và phạm thánh, và người ta đã lạnh nhạt và thách thức Cha trong bí tích yêu thương. Đó là nỗi khổ đau dường nào của Cha !”. Lần hiện ra thứ ba này Chúa Giê-su muốn hằng năm tổ chức một ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa.

Đọc tiếp

Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-Tô

Lễ Mình Máu Thánh Chúa xuất phát từ một thị kiến của thánh nữ Ju-li-a-na (Giu-li-a-na). Thánh nữ sinh gần Liege (Li-e-giơ), nước Bỉ năm 1192. Một trong những thị kiến ngài thấy: đó là một mặt trăng đầy sáng láng, song bị một vết đen che phủ. Ngài kể thị kiến cho mẹ bề trên, nữ tu Sa-pi-en-ti-a (Sa-pi-en-xi-a). Nhưng chẳng ai hiểu ý nghĩa của thị kiến.

Sau nhiều ngày cầu nguyện, thánh Ju-li-a-na nghe thấy tiếng Chúa từ trời cho biết : “Điều làm con xao xuyến, đó là Cha muốn thiết lập một lễ cho Giáo hội chiến đấu, lễ Bí tích Bàn thờ cực cao cực trọng. Mầu nhiệm này cho tới nay chỉ được cử hành  vào thứ Năm Tuần Thánh. Song ngày đó, những sự đau khổ và cái chết của Cha đã là chủ đề chính để suy gẫm. Vì thế Cha muốn toàn thể Giáo hội cử hành một ngày khác.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Ba Ngôi

Khi sang Việt Nam truyền đạo, các cha thừa sai đã dùng những quan niệm của người Việt Nam để giải nghĩa về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là thuyết “Tam Phụ”, Ba Cha : Trời, vua và cha. Rồi thuyết  “Tam Tài” : Thiên, Địa, Nhân (Trời, đất, người); và thuyết : “Tam Cương” : cha, mẹ, và con cái.

Thuyết “Ba Cha”, “Tam Tài”, “Tam Cương” là những tương giao tình yêu. Những thuyết đó giúp diễn tả Ba Ngôi Thiên Chúa là tình yêu. Thánh Âu-tinh nói : “Khi nói đến tình yêu là nói đến Thiên Chúa Ba Ngôi, một ngôi yêu, một ngôi được yêu và một ngôi là nguồn mạch của tình yêu” (Youcat, trang 55)

Ngay từ ngày theo đạo, các ngài đã am hiểu và mến yêu mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi..

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Trong BTM, thánh Gio-an kể Chúa Giê-su hiện ra ban Chúa Thánh Thần, đồng thời ban bí tích tha tội : “Người thổi hơi vào các ông và bảo : ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”. Sách giáo lý cho người trẻ thì viết : “Chim bồ câu  là một trong những tượng trưng lớn về sự hòa giải giữa Thiên Chúa và nhân loại

Tội lỗi khiến chúng ta chia rẽ, ghen ghét nhau. Muốn gia đình được đầm ấm hòa thuận thì phải chừa tội lỗi, phải đi xưng tội. Như kinh Chúa Thánh Thần chúng ta đọc : “Xin sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con”.

Đọc tiếp

Bài giảng lễ khai mạc Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu 2017

Lúc 17h00 chiều ngày 30 tháng 5 năm 2017, tại Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu – Giáo phận Đà Nẵng với sự hiện diện của các đoàn khách hành hương từ các nơi về bên mẹ Trà Kiệu, giáo dân giáo xứ Trà Kiệu cùng các linh mục, tu sĩ nam nữ trong và ngoài giáo phận đã bắt đầu thánh lễ khai mạc Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ Trà Kiệu 2017. Kỷ niệm 132 Đức Mẹ đã hiện ra tại Trà Kiệu (1885-2017) với chủ đề: ĐỨC MARIA, NỮ VƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH. “Người bảo gì, anh em hãy làm theo.” (Ga 2,3). Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài giảng của cha Phaolô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục, trong thánh lễ chiều hôm nay.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thăng Thiên

BTM hôm nay, thánh Mátthêu không chủ tâm tường thuật việc Chúa lên trời, cho bằng tường trình lại những điều Chúa căn dặn, dậy dỗ các tông đồ, những nhà lãnh đạo Giáo Hội phải làm, trước khi Chúa lên trời.

1- Điều thứ nhất là “đi tới miền Galilê” (Mt 18,16) tức là miền của dân ngoại, của những người còn “ngồi trong bóng tối”. Giáo hội Chúa phải ra đi giảng đạo, truyền giáo.
2- Điều thứ hai là “làm cho muôn dân thành môn đệ”, “rửa tội cho họ”, “dạy họ giữ các điều răn” (Mt 28,19-20).
3- Điều thứ ba là “Thầy sẽ ở cùng anh em cho đến tận thế” (Mt 28,20b) , tức là Chúa không hiện diện bằng thân xác, nhưng hiện diện bằng Giáo hội của Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 6 Phục Sinh

Bài TM thánh lễ hôm nay, thánh Gioan cho biết Chúa Thánh Thần là ai. Ngài viết : “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật.” (Ga 14,16-17a). Như vậy, Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, là Thần Khí sự thật.

Thánh Thần tiếng Hy Lạp là pa-ra-kle-tos có thể dịch thành nhiều nghĩa : Đấng an ủi, Đấng giúp đỡ, Đấng bảo trợ. Nghĩa đúng nhất là khi gặp họan nạn người ta kêu cứu một Đấng đến giúp, cứu giúp, chẳng hạn trong một vụ án kêu cứu một người làm chứng, kêu cứu một luật sư bào chữa, cần Đấng làm cho được mạnh mẽ, cần người cố vấn để chỉ dạy đường đi lối bước…

Đọc tiếp