Chúa Nhật 7 Thường Niên – Năm A

“Yêu kẻ thù, cầu nguyện cho kẻ ngược đãi” mới là con cái của Chúa. Chúa Giêsu bảo : “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ?… Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ?” (Mt 5,46.47) (20-2-2011).

Lời Bảo Chúa nhật hôm nay trích trong tông huấn “Niềm Vui của Tình Yêu” số 213. Tông huấn viết : “Các bạn đính hôn thân mến, các con hãy can đảm làm khác với người ta, đừng để mình bị xã hội tiêu thụ vốn thích sự hào nhoáng bên ngoài nuốt chửng. Điều quan trọng là tình yêu gắn kết các con nên một, được củng cố và thánh hóa bằng ân sủng”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 6 Thường Niên – Năm A

Lời Rao Chúa nhật 6 hôm nay của Lịch Giáo phận Đà Nẵng chúng ta chính là Tông huấn Niềm Vui Của Tình Yêu số 21. Tông huấn viết  “Việc chuẩn bị gần cũng như việc đồng hành lâu dài phải làm sao cho đôi bạn không xem việc cưới nhau xong là chấm dứt cuộc hành trình, nhưng xem hôn nhân như một ơn gọi đưa họ tiến về phía trước, với một quyết tâm chắc chắn và thực tế, cùng nhau vượt qua mọi thử thách và khó khăn”.

Lời của Tông huấn : “Xem hôn nhân như một ơn gọi đưa họ tiến về phía trước” chẳng khác gì lời Chúa Giêsu trong BTM dạy : “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời

Đọc tiếp

Chúa Nhật 5 Thường Niên – Năm A

BTM : Trong BTM, Chúa Giêsu nói với các tông đồ : “Chính anh em là muối cho đời…Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13.14).

Sách Tân Ước năm 2008 của Nhóm CGKPV giải nghĩa như sau : “Muối có hai công dụng chính : ướp cho khỏi hư và làm gia vị. Người môn đệ phải giữ cho xã hội khỏi suy thoái, đồng thời giúp cho thăng tiến… Ánh sáng là cái gì rất tự nhiên: nguyên nó đã kéo chú ý của người ta – cũng như ta có câu  ‘hữu xạ tự nhiên hương’- Đời sống môn đệ Chúa Kitô tất nhiên ảnh hưởng nơi người khác… Muối và ánh sáng : người môn đệ phải là cả hai cùng một lúc. Phải nhập cuộc, tan biến đi như muối, đồng thời vẫn giữ được căn tính của mình giữa lòng đời như ánh sáng” (trang 66).

Đọc tiếp

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm

BTM: Bài Tin Mừng là dụ ngôn “Những yến bạc”. Có ba hạng người đầy tớ : hạng thứ I chủ giao 5 yến bạc, anh ta làm lời thành 10 yến; hạng đầy tớ thứ II chủ giao 2 yến, anh làm lời thành 4 yến; hạng đầy tớ thứ III, chủ giao cho 1 yến, anh không làm lời, vẫn là 1 yến. Hai hạng trên Chúa khen là “đầy tớ tài giỏi và trung thành. Hãy vào hưởng niềm vui của chủ” (Mt 25,23). Hạng thứ III, Chúa trách : “Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác…vô dụng, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài. ở đó phải khóc lóc nhiến răng” (Mt 25,30).

Đọc tiếp

Mồng Hai Tết – Kính Nhớ Tổ Tiên

Khi đem Tin Mừng vào đất Việt, nhiều vị thừa sai đã ca ngợi : “Tại Việt Nam một thuận lợi lớn cho công việc truyền giáo, đó là tinh thần đạo hiếu”.

Với người Việt, hiếu thảo đối với cha mẹ là một đạo, một tôn giáo. Hiếu thảo là đạo hiếu, đạo ông bà, đạo thờ kính tổ tiên. Giáo sư Nguyễn Văn Trung nói : “Trước khi đạo Phật, đạo Công giáo truyền vào nước Nam, thì người Việt Nam đã có đạo, đạo hiếu”.

Đọc tiếp

Mồng Một Tết – Cầu Bình An Cho Năm Mới

Thế là năm “Thân” (năm Khỉ) đang qua đi và năm “Dậu” (năm Gà) sắp đến. Một năm mới sắp đến. Ai cũng mong chờ năm mới được “an khang thịnh vượng”, được dư tràn phúc lộc.

Người ta quét dọn nhà cửa, để không còn chỗ tối tăm bẩn thủi làm nơi ma quỉ trú ẩn. Người ta đốt pháo để đuổi quỉ ma ra khỏi nhà. Người ta sơn phết lại nhà cửa, treo những bức tranh đẹp, trang trí những bình hoa tươi, để thần thánh đến ngự, giữ gìn và ban ơn phúc.

Ai cũng tin hạnh phúc do Trời Phật, do Thần Thánh ban cho. Vì thế ngày đầu năm người ta đến chùa để hái lộc, đến nhà thờ để cầu nguyện.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 3 Thường Niên – Năm A

BTM: Bài TM thánh lễ hôm nay cũng kể việc Chúa Giêsu gọi 4 tông đồ đầu tiên là : hai anh em thánh Phêrô-Anrê và hai anh em thánh Giacôbe-Gioan.

Trước khi gọi các ngài, Chúa Giêsu đến thành phố Caphácnaum để rao giảng. Thành phố thuộc phần đất của hai chi tộc Dơvulun và Naptali, tức là miền Galilê. Galilê đã bị đế quốc Babylon xâm chiếm, bắt đi lưu đày, và đem các dân khác đến ở. Galilê đã trở nên “Miền đất của dân ngoại”, và ngôn sứ Isaia đã mô tả thảm cảnh của Galilê là “đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm” (Is 9,1), “đang ngồi trong vùng bóng tối tử thần” (Mt 4,16). Chúa Giêsu đến rao giảng, và thành phố chẳng khác nào “thấy một ánh sáng huy hoàng” (Mt 4,16), “được ánh sáng bùng lên chiếu rọi” (Mt 4,16).

Đọc tiếp