Chúa Nhật 2 Thường Niên – Năm A

BTM: “Người Tôi Trung”, “Người Tôi Tớ” có một sứ mạng cao cả, “đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất”. Đó là Chúa Giê-su Ki-tô gánh tội trần gian. Trong BTM, thánh Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Giê-su với mọi người: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29-34).

Ông Noel Quesson giải nghĩa : “Thánh Gio-an dùng một từ ngữ Hy Lạp “airein” vừa có nghĩa “gánh vác, lãnh nhận…”, vừa có nghĩa “lấy đi, cất đi, làm biến mất…”. Đức Giê-su không phát triển công cuộc giải phóng  bằng cuộc chiến đấu  bên ngoài theo kiểu “đội đặc công” trả đũa áp bức bằng bạo lực… nhưng bằng cách lãnh nhận trên chính Người, bằng cách chịu đựng trong sự liên đới với mọi người bị áp bức của thế giới‘ (Lời Chúa Cho Mỗi Chúa Nhật, tr.221).

Đọc tiếp

Lễ Hiển Linh

BTM: Để biết Chúa, Kinh Thánh hay giáo lý là yếu tố quan trọng. Thánh Giê-rô-ni-mô nói : “Nếu không đọc Kinh Thánh thì không biết Chúa, cũng giống như không biết những chữ cái ABC thì không biết đọc chữ

Ngôi sao dẫn các nhà chiêm tinh đến thủ đô Giê-ru-sa-lem rồi biến đi. Các ông phải vào hỏi vua Hê-rô-đê. Vua Hê-rô-đê hỏi các thương tế và kinh sư. Họ trả lời : “Tại Be-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Be-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi  vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời” (Mt 2,5).

Sau khi được lời Kinh Thánh xác thực, ngôi sao lại xuất hiện dẫn các nhà chiêm tinh tới Be-lem. Như thế, nhờ Kinh Thánh các nhà chiêm tinh đã tìm thấy Chúa, đã được gặp Chúa.

Đọc tiếp

Lễ Mẹ Thiên Chúa

BTM: BTM là lời ca ngợi địa vị Mẹ Thiên Chúa của thánh Lu-ca. Xã hội thời Chúa Giê-su và cả xã hội Việt Nam ngày nay, nữ giới được xếp hạng dưới nam giới, thế mà thánh Luca kể Đức Mẹ trước thánh Giu-se : “Các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời… Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2,15-16).

Nếu Mẹ không là Mẹ Thiên Chúa thì làm sao thánh Lu-ca dám xếp Mẹ trước thánh Giu-se ?

Lời Chúa qua ba bài đọc chứng minh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ được Thiên Chúa chúc phúc, vì Mẹ sinh ra Đức Giê-su là Thiên Chúa.

Đọc tiếp

Bài Giảng Lễ Vọng Giáng Sinh 2016 Của ĐGH PhanXiCô

Trích từ bài giảng: “Để khám phá Ngài, chúng ta cần đi tới nơi Ngài đã ở; chúng ta cần bái lạy, tự hạ mình, làm cho mình trở nên bé nhỏ. Hài nhi được sinh ra thách thức chúng ta: Ngài gọi mời chúng ta rời bỏ những hào nhoáng phù phiếm và đi vào tận yếu tính, từ khước những yêu sách tham lam, bỏ đi những gì không làm cho mình thỏa mãn và nỗi buồn phiền về những gì mình sẽ không bao giờ có được. Nó sẽ giúp chúng ta bỏ lại đằng sau những thứ này để tái khám phá sự đơn thành của vị Hài Đồng Thiên Chúa, của bình an, niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống.”

WGPĐN giới thiệu đến bạn đọc bài viết do Linh mục Phêrô Hoàng Gia Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng chuyển ngữ

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Vọng – Năm A

Chúa nhật IV mùa vọng là Chúa nhật cuối cùng của Mùa Vọng. Qua các bài đọc sách Thánh trong Thánh lễ, Giáo hội cho chúng ta những hình ảnh, những khuôn mặt của Đấng Cứu Thế sinh xuống trần gian.

BTM : Đấng Em-ma-nu-en do người trinh nữ sinh ra chính là Chúa Giê-su. Chúa Giê-su là Đấng tiếp nối triều đại vua Đa-vít, như thiên thần nói với thánh Giu-se trong BTM : “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).

Sứ thần Chúa không hiện ra trước mặt thánh Giu-se, để thánh Giu-se vâng lời vì sợ. Sứ thần hiện ra trong mộng. Thế mà thánh Giu-se vẫn vâng lời. Thánh Mt kết thúc câu chuyện bằng câu : “Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su” (Mt 1,24-25).

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Vọng – năm A

Bài Tin Mừng: Bài TM thánh lễ hôm nay cũng nói đến niềm vui cứu thoát của cuộc xuất hành thứ ba do chính Chúa Giê-su chỉ huy. Vua Hê-rô-đê Cả có 10 người vợ, sinh được 15 con trai. Ông giết chết một số. Ông chia đất cho ba đứa cai trị. Một trong ba đứa là Hê-rô-đê An-ti-pas bỏ vợ, để lấy chị dâu. Bị thánh Gio-an tố cáo, ông trả thù bắt giam trong một cái hầm ở lâu đài Machaerus (Ma-kê-rô) gần Biển Chết. Nghe kể về những việc Chúa Giêsu làm, thánh Gio-an sai môn đệ đến hỏi Chúa Giê-su : “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?” (Mt 11,2).

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Mùa Vọng – năm A

BTM : BTM thánh lễ giới thiệu thánh Gio-an Tẩy Giả, Đấng dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến. Người Do Thái tin rằng ngôn sứ Ê-li-a không chết. Thiên Chúa đưa ông về trời. Khi Đấng Thiên Sai ra đời, thì ông Ê-li-a sẽ trở lại dọn đường.

Sau khi biến hình, từ trên núi xuống, các môn đệ hỏi Chúa Giê-su : “Vậy sao các kinh sư lại nói Ê-li-a phải đến trước ?”. Chúa Giê-su trả lời : “Ông Ê-li-a phải đến để chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết : Ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra, mà còn xử với ông theo ý họ”. Bấy giờ các môn đệ hiểu ý Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả (Mt 17,10-13)

Đọc tiếp