Tết Trung Thu

Hôm nay chúng ta dâng thánh lễ mừng Tết Trung Thu. Trung nghĩa là giữa, thu là mùa thu. Trung Thu là Tết giữa mùa thu. Mùa thu khí hậu mát mẻ hơn các mùa khác. Đa phần đất nước VN thuộc khí hậu miền nhiệt đới, chỉ có hai mùa : mùa nóng và mùa mưa, nên chúng ta khó thưởng thức được khí mát của mùa thu.

Thay vào đó chúng ta được ngắm trăng. Không có đêm nào trăng tròn bằng đêm trung thu, cũng như không có buổi trưa nào mặt trời đứng bóng bằng trưa tết Đoan Ngọ. Tết Trung Thu là tết ngắm trăng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm C

Thánh Lu-ca đã viết về Thiên Chúa cách mới mẻ, nhưng thánh Luca đã không sáng tác ra người cha chạy đàng trước đứa con, chết và sống lại, và ngạt thở bởi những vòng tay ôm quàng. Chỉ có Chúa Giê-su mới sáng tác ra dụ ngôn này, để xóa hẳn đi những hình ảnh giận dữ, báo thù mà các tôn giáo, cả các Kitô giáo, vẽ về Thiên Chúa. Chỉ Chúa Giê-su, vì chỉ có Người mới biết Thiên Chúa là ai. Đó là bộ mặt rất mới mẻ trong sách TM Đức Giê-su Ki-tô mà thánh Luca viết : Thiên Chúa khác với những gì người ta nói. Đấng rất gần đến giữa chúng ta, để ôm chúng ta trong vòng tay” (Jean Puyo, l’Évangile de Luc, trang 8).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C

Lời Chúa trong thánh lễ chúa nhật tuần trước nói đến lòng khiêm nhường và hiền lành. Lời Chúa tuần này nói đến sự từ bỏ và thánh giá.

Bài TM : Chúa Giê-su trong bài TM đòi hỏi những ai theo Chúa, những ai là người Công giáo phải đặt Chúa lên trên, trên gia đình, trên mạng sống : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,26).

WGPĐN giới thiệu bạn đọc bài giảng của Cha Nguyễn Trung Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXII Thường Niên – Năm C

Bài TM Chúa nhật vừa qua Chúa Giêsu bảo : “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào(Lc 13,24). Bài TM chúa nhật hôm nay Chúa Giêsu bảo : “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên (Lc 14,11).

Người Do Thái cũng giống như người VN tôn kính tên của các bậc trên, không dám gọi tên. Họ dùng thể thụ động. Thay vì nói : bị Thiên Chúa hạ xuống, được Thiên Chúa tôn lên, thì họ nói : “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.

Như vậy muốn vào Nước Thiên Chúa thì phải qua cửa hẹp, phải khiêm nhường.

WGPĐN giới thiệu bạn đọc bài giảng của Cha Nguyễn Trung Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXI Thường Niên – Năm C

BTM tuy có những câu nói cảnh cáo và đe dọa, nhưng thật sự là khích lệ và an ủi. Theo sự sắp xếp của thánh Luca, sau khi Chúa Giêsu nói đến hai dụ ngôn hạt cải và nắm men để diễn tả Nước Trời, thì tiếp đến bài TM thánh lễ hôm nay. Như vậy, có nghĩa là con đường vào Nước Trời tuy có chông gai và gập ghềnh, như là đi qua cửa hẹp, nhưng đó là con đường thật dẫn vào Nước Trời : “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào” (13,24). Chứ không phải đã là dân Do Thái-dân Chúa chọn hay đã vào đạo, đã mang danh là Công giáo, dù có sống tà tà, cũng vẫn vào Nước Trời, vào Thiên Đàng. Chúa Giêsu nói : “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính” (13,27).

Đọc tiếp

Lễ Mẹ Về Trời

Bài TM: Lời Chúa không chỉ ca ngợi vẻ đẹp bên ngoài của thân xác Mẹ, mà còn ca ngợi vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp thánh thiện của Mẹ. cái nết của Mẹ.

Trong bài TM bà Elisabét đã ngợi ca vẻ đẹp trinh trong thánh thiện của Mẹ : «  Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ» (Lc 1,42).

Mẹ đẹp cả ngoài lẫn trong, cả thân xác lẫn tâm hồn. Vì thế Thiên Chúa làm sao để thân xác Mẹ tan rữa thối tha. Những con người chưa sống thánh thiện bằng một phần mười của Mẹ, chết đi Thiên Chúa còn giữ gìn tươi tốt nguyên vẹn, huống hồ là Mẹ.

WGPĐN giới thiệu bạn đọc bài giảng của Cha Nguyễn Trung Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIX Thường Niên – Năm C

Trong bài TM hôm nay, thánh Luca đã vẽ Chúa Giêsu bằng những hình ảnh thật đặc biệt. Trước hết là hình ảnh chủ chiên : “Hỡi đòan chiên bé nhỏ, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em” (12,32). Hình ảnh thứ hai là người hầu bàn : “Đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ” (12,37). Và hình ảnh thứ ba là ông chủ công bình, nhân ái : “Đầy tớ nào đã biết ý chủ, mà không làm theo ý chủ thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ…thì bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (12,47-48). Tất cả ba hình ảnh đó đều nhắm một mục đích : là Chúa sẽ thưởng công cho những người trung tín.

WGPĐN giới thiệu bạn đọc bài giảng của Cha Nguyễn Trung Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp