Ngày 12/8: Thánh Antôn Nguyễn Tiến Đích, Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm

Khi đến trước mặt quan, cha cũng xưng mình là linh mục. Quan bảo rằng: “Triều đình nghiêm cấm đạo Giatô, sao chẳng về nhà làm ăn còn giảng đạo làm gì?” Quan lại hỏi cha rằng: “Linh mục có bước qua thập giá chăng?” Cha thưa rằng: “Bẩm quan lớn, chúng tôi không bước qua thập giá”.

Ngày 12/08/1838, cha Năm, ông trùm Đích và ông lý Mỹ bị chém đầu ở Bảy Mẫu.

Đọc tiếp

Ngày 1/8: Thánh Đaminh Nguyễn Văn Hạnh Và Thánh Bênađô Vũ Văn Duệ

Khi cuộc bắt đạo diễn ra, cha Hạnh đang làm mục vụ cách âm thầm tại làng Quần Anh Hạ. Khi tình hình căng thẳng, cha muốn chuyển sang làng Trung Thành. Hai người làng Quần Anh hứa đưa cha đến nơi an toàn nhưng chính họ lại bắt nộp cha cho quan. Ngày 07/05/1838, cha bị bắt giải về thị trấn Nam Định.

Khi quan khuyên cha bước qua Thập giá, cha nói: “Thập tự đối với chúng tôi tượng trưng cho ơn cứu độ, nên không ai được chà đạp, vì đó là một trọng tội.

Đọc tiếp

Ngày 31/7: Thánh Phêrô Đoàn Công Quý Và Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng

Sau cùng cha Quý được cử về giáo họ Đầu Nước, Cù Lao Giêng, An Giang. Khi quân tổng đốc An Giang bao vây nhà ông Lê Văn Phụng, cha Quý đã ẩn náu an toàn nhưng ra trình diện để cứu gia chủ. Cha nói “Tôi là đạo trưởng. Ai muốn theo đạo, tôi sẵn sàng chỉ dạy”.

Thế là cha Quý, ông Phụng và 32 tín hữu bị xiềng xích giải về Châu Đốc. Quan tổng đốc khuyên cha bỏ đạo: “Thầy là người thanh liêm, nhân từ, đức hạnh, tại sao lại mê theo tà đạo”. Cha Quý trả lời: “Dạ, thưa quan tôi là người giảng dạy đạo này, sao lại có thể bỏ đạo cho được? Vả nữa, đây là chính đạo, vì chỉ dạy điều tốt lành, chứ không phải là tà đạo như quan hiểu lầm đâu”.

Đọc tiếp

Ngày 28/7: Thánh Melchior Garcia Sampedro – Xuyên

Ngày 08/07/1858 tại Kiên Lao, Đức cha Xuyên bị bắt cùng hai chú giúp lễ Nguyễn Tiệp và Mai Hiến. Sau 20 ngày trong ngục, Đức cha lãnh án lăng trì ngày 28/07/1858. Trên đường ra pháp trường Bảy Mẫu, một tay cầm sách nguyện, tay còn lại Đức cha giơ cao ban phép lành cho dân chúng. Tuy nhiên cũng có kẻ lấy bùn ném vào ngài.

Đọc tiếp

Ngày 26/7: Chân Phước An-rê Phú Yên

Nghe bản án tử hình, thầy Anrê tỏ vẻ thanh thản và vui mừng. Thầy khích lệ những người đến thăm, xin họ cầu nguyện cho mình được ơn trung thành. Thầy lặp lại nhiều lần: “Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp lại tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống”.

Đến nơi hành hình, quân lính đẩy thầy Anrê quỳ xuống và trói hai tay. Thầy nhắn nhủ các tín hữu đang hiện diện: “Hãy kiên vững trong đức tin, đừng buồn phiền vì cái chết của thầy, và hiệp lời cầu nguyện cho thầy được trung kiên đến cùng”. Sau đó thầy bị hành hình đang khi thầy vẫn không ngừng kêu lên danh thánh “Giêsu”

Đọc tiếp

Ngày 24/7: Thánh Jose Fernandez – Hiền

Ngày 18/02/1806, chiếc thuyền Anh quốc đưa cha Jose Fernandez cập bến Cửa Hàn, Đà Nẵng, thời vua Gia Long. Cha Fernadez tận dụng thời gian để học tiếng bản xứ và nhận tên Việt là Hiền.

Cuối năm 1837, cha Hiền bị quan quân triều đình truy bắt, bản thân lại mang bệnh nên ngài hết sức vất vả trên đường ẩn trốn và làm mục vụ. Quan khuyên cha bỏ đạo, đạp lên Thánh Giá thì sẽ được tha và làm quan thông ngôn, cha đáp: “Tôi đến đây không phải để phục vụ vua chúa trần gian này mà chỉ để rao giảng Đạo Đức Chúa Trời thôi

Đọc tiếp

Ngày 20/7: Thánh José Diaz Sanjurjo – An

Thánh José Diaz Sanjurjo chào đời ngày 26/10/1818 tại Tây Ban Nha. Cậu  là con trai cả trong gia đình có năm anh em. Cậu vào dòng Đa Minh, khấn dòng năm 1843 vàthụ phong linh mục năm 1844.

Cùng với các tu sĩ trẻ, cha Sanjurjo lên đường truyền giáo tại Manila, rồi Ma Cao và cuối cùng, tới Đông Đàng Ngoài ngày 12/09/1845 và lấy tên Việt là An. Cha An được bổ nhiệm dạy học cho các chủng sinh tại chủng viện Nam Am, Hải Dương. Tại đây, cha đã biên soạn cuốn “Văn Phạm La Tinh” bằng tiếng Việt dành cho các chủng sinh. Ngày 05/04/1849, ở tuổi 31, cha được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Trung.

Đọc tiếp