Ngày 21/11: Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ

Ngày lễ dâng Ðức Maria được cử hành ở Giêrusalem từ thế kỷ thứ sáu, và một nhà thờ được xây cất ở đây để kính nhớ. Giáo Hội Ðông Phương rất tha thiết với ngày lễ này, trong khi Giáo Hội Tây Phương chỉ mừng lễ này vào thế kỷ 11. Sau đó, có quãng thời gian không thấy ngày lễ này trong niên lịch phụng vụ, và mãi cho đến thế kỷ 16, lễ này mới được chính thức đưa vào lịch Giáo Hội. Như sự sinh hạ của Ðức Maria, chúng ta biết về việc dâng Ðức

Đọc tiếp

Ngày 18/11: Cung hiến đền thờ Thánh Phêrô và đền thờ Thánh Phaolô ở Rôma

I. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ Ngày kỷ niệm cung hiến giáo đường thánh Phêrô (khoảng 350) và thánh Phaolô trên đường Ostia (khoảng 390), cử hành vào ngày 18 tháng 11, đã được nhắc đến ngay từ thế kỷ XI trong một quyển sách viết về cuộc tử đạo của thánh Phêrô. Năm 1568, Đức Giáo Hoàng Piô V đã cho ghi vào lịch phụng vụ Rôma ngày mừng lễ cung hiến này chung cho cả hai thánh đường. Truyền thống kể rằng vương cung thánh đường thánh Phêrô nguyên thuỷ được hoàng đế Constantinô và các

Đọc tiếp

Thánh Josaphat, Giám mục, tử đạo

Thánh Josaphat, vị giám mục theo lễ điển Ðông Phương, được coi là vị tử đạo cho sự hợp nhất giáo hội vì người cố gắng đưa Chính Thống Giáo về hợp nhất với Rôma. Vào năm 1054, một sự chia cắt chính thức được gọi là đại ly giáo đã xảy ra giữa Giáo Hội Ðông Phương ở Constantinople và Giáo Hội Tây Phương ở Rôma vì những bất đồng về thần học và đời sống độc thân của giáo sĩ. Cho đến năm thế kỷ sau, một giáo chủ Chính Thống Giáo ở Kiev và năm giám mục

Đọc tiếp

Ngày 04/11: Thánh Charles Borromeo

Tên của Thánh Charles Borromeo đi liền với chữ cải cách. Người sống trong thời kỳ Cải Cách Tin Lành, và đã tiếp tay trong công cuộc cải cách toàn thể Giáo Hội trong những năm cuối của Công Ðồng Triđentinô. Mặc dù người thuộc về một gia đình quý tộc ở Milan và có bà con với dòng họ Medici rất uy thế, nhưng người lại muốn tận hiến cho Giáo Hội. Khi người bác của người là Ðức Hồng Y “de Medici” được chọn làm giáo hoàng năm 1559 với tước hiệu là Piô IV, đức giáo hoàng

Đọc tiếp

Ngày 03/11: Thánh Mactino Poret

Hàng chữ thật lạnh lùng “không có cha” được ghi trong hồ sơ rửa tội, và danh từ “con lai” hay “vết tích cuộc chiến” là cái tên ác nghiệt mà những người “thuần chủng” gán cho những người mang hai dòng máu. Như bao người khác, Martin đã có thể trở nên một người cay đắng, nhưng ngược lại, ngay từ nhỏ Martin đã có lòng thương người đặc biệt, nhất là những người nghèo và bị xã hội khinh miệt. Martin là đứa con bất hợp pháp của một nhà quý tộc Tây Ban Nha ở Lima, Peru

Đọc tiếp

Ngày 28/10: Thánh Simon và Thánh Giuđa – Tông đồ

Thánh Simon Tân ước ngoài việc đặt thánh Simon vào danh sách nhóm 12, đã không cung ứng một chỉ dẫn trực tiếp nào liên quan đến vị tông đồ này. Ngài được phân biệt với Simon Phêrô bằng danh hiệu “nhiệt thành” (Lc 6,15; Cv 1,13), một danh hiệu không có ý nói rằng: Ngài là phần tử thuộc nhóm quá khích Do Thái mang tên này, nhưng chỉ cho biết nhiệt tâm của Ngài đối với lề luật. Theo tiếng Aram, nhiệt thành là “Cana”. Điều này giải thích tại sao các thánh sử nhất lãm gọi Ngài

Đọc tiếp

Ngày 24/10: Thánh Antôn Maria Claret, Giám mục

“Người cha tinh thần của Cuba” là một nhà truyền giáo, người sáng lập dòng, người cải cách xã hội, tuyên uý của hoàng hậu, nhà văn và nhà xuất bản, là đức tổng giám mục và cũng là người tị nạn. Thánh nhân là người Tây Ban Nha mà vì công việc người đã đặt chân đến các nơi như quần đảo Canary, Cuba, Madrid, Paris và Công Ðồng Vatican I. Thánh Antôn Claret sinh ở làng Salient, tỉnh Catalonia, nước Tây Ban Nha năm 1807. Người là con của một thợ dệt. Trong khi làm thợ dệt cũng

Đọc tiếp