Giá Trị Cao Quý Của Ngành Y, Đừng Đánh Mất Lần Nữa!

Việc cộng đồng xã hội nhanh chóng thay đổi thái độ từ bất mãn sang trân trọng, yêu mến và biết ơn giới y khoa cho thấy lâu nay dân chúng (ít là một bộ phận lớn) vốn không hề đánh mất tâm thức về tương quan nhân văn với giới y khoa. Những định kiến và bất mãn nảy sinh lâu nay vốn chỉ là kết quả của những tổn thương, mà xu thế thương mại hoá ngành y khoa đã trót gây ra cho dân chúng.

Đọc tiếp

Tâm Sự Của Nhà Thờ Khi Vắng Giáo Dân

Vậy là mấy tuần lễ nay chúng ta không thể nào gặp nhau đông đủ. Chúng ta cũng chưa biết khi nào nghi thức phụng vụ, thánh lễ được cử hành trở lại trong ngôi thánh đường này. Đó không chỉ là thời gian dài mong mỏi đối với các bạn. Với tôi cũng thế. Đó là nỗi buồn vô tận mà một thánh đường như tôi đang phải trải qua. Dù là những thánh đường nguy nga tráng lệ, hay những nhà thờ đơn sơ nhỏ bé, tất cả chúng tôi đều chung nỗi buồn miên man đó. Một mình tôi với Thiên Chúa trong nhà tạm. Nhìn cha xứ với vài người giúp lễ cử hành phụng vụ, lòng tôi đau lắm!

Đọc tiếp

Đức Giêsu Đã Chết Thật

Thầy Giêsu đã chết thật, Thiên Chúa trong hình hài của một con người đã chết thật.

Bạn có tin vào điều này không?
Bạn đã được học giáo lý nói về điều này, bạn đã được người khác bảo rằng hãy tin điều này, và bạn cũng đã từng nói rằng tôi tin điều này.
Nhưng bạn có thật sự tin là thầy Giêsu đã chết thật, Thiên Chúa trong hình hài của một con người đã chết thật?

Đọc tiếp

“Fake News” Giữa Mùa Đại Dịch

Trong đời sống xóm làng ngày xưa, chuyện “fake news” vốn đã là một vấn nạn gây ra nhiều rối loạn. “Cơ quan ngôn luận” chuyên phát tán “fake news” là những kẻ vô công rỗi nghề với thói tật ngồi lê đôi mách. Chỉ cần những người này lê chân một vòng từ đầu làng tới cuối xóm là tin tức tràn ngập khắp mọi ngóc ngách xóm làng. Tin được truyền đi từ tai này đến tai kia bao giờ cũng kèm thêm những đơm đặt và thêm thắt. Ngang qua những người độc mồm độc miệng, chuyện gì cũng có thể bị thổi lên, lan rộng ra và có sức huỷ hoại ghê gớm. Thông tin sai lệch với một chút ác ý có thể huỷ hoại danh tiếng và cả cuộc đời của một con người.

Đọc tiếp

Tính Hiện Sinh Trong Vụ ‘Bán Chúa’ Của Giu-Đa?

Cuộc chiến người ‘giữ túi tiền’ dẫn tới cơ hội ‘bán Chúa’. Với tư cách là quản lý, Giu-đa cũng bận tâm trong việc xoay xở, giao lưu để có vốn liếng, trăm thứ phải lo cho các sinh hoạt thường nhật của Thầy Trò, đặc biệt trong mỗi dịp lễ. Như người ta thường nói: Tiền là nô lệ tốt và là ông chủ tồi. Có lẽ trong tư cách của mình, thay vì chọn Chúa thì ông đã biến thái lao đầu chọn việc của Chúa lúc nào không hay. 

Đọc tiếp

Từ Đại Dịch Corona, Nghĩ Về Thân Phận Di Dân Của Nhân Loại

Có nhiều cách để nhìn về lịch sử thế giới, và một trong số đó là nhìn theo sự dịch chuyển của con người. Nếu nhìn ở góc độ đó, lịch sử của thế giới cũng là lịch sử của di cư. Trong nhiều lý do dẫn đến di cư, chúng ta có thể nói một cách tương đối rằng mẫu số chung chính là sự bất ổn hay tính bấp bênh. Người ta di cư vì nơi ở của mình đang có xung đột, chiến tranh, loạn lạc, hay đang gặp những thiên tai, những rủi ro nào đó; người ta cũng có thể di cư vì chỗ của mình thiếu những nguồn lực để phát triển thịnh vượng. Vì vậy, dù hầu hết mọi người đều muốn được ‘an cư lạc nghiệp’, nhưng điều kiện bất ổn của quê hương khiến họ phải ra đi về miền đất khác.

Đọc tiếp

Nhận Định Về Phong Trào “Sứ Điệp Từ Trời”

Riêng tại Việt Nam, phong trào “Sứ điệp từ trời” cũng đang rộ lên như một hiện tượng đáng quan ngại. Tại nhiều giáo xứ, người ta thấy xuất hiện các hội cầu nguyện Mân Côi, nhưng thực chất là hội quảng bá các “Sứ điệp từ trời”. Điểm nổi bật của các hội này là thái độ chống Đức Giáo hoàng, và đây cũng là một trong các chủ đề thường gặp trong các “Sứ điệp từ trời”. Nhiều tín hữu đã “lỡ” đọc các “Sứ điệp từ trời” thì cảm thấy hoang mang vì rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu không tiếp tục đọc thì sẽ có nguy cơ bị án phạt như các sứ điệp đã đe dọa, còn nếu tiếp tục thì không biết các sứ điệp sẽ dẫn mình tới đâu.

Đọc tiếp