Dịch Bệnh Dưới Góc Nhìn Của Kinh Thánh

Là người tín hữu, chúng ta có cái nhìn khang khác mỗi khi dịch bệnh xảy ra. Người quá khích cho đó là quả báo của những người tàn ác, chống lại Thiên Chúa. Người đạo đức cho rằng đó là dấu chỉ để mời gọi họ trở về với Thiên Chúa. Không ít người van xin Thiên Chúa soi sáng cho các nhà nghiên cứu tìm ra phương thuốc chữa trị. Trên hết, chúng ta tin rằng dù có khổ đau, bệnh tật, Thiên Chúa không bỏ con người. Ngài hằng ở với và đồng cam cộng khổ với con người. Từ đó, chúng ta được cứu độ và giải thoát.

Đọc tiếp

Điều Răn Thứ 8: Từ Tin Giả Đến Tin Mừng

Điều răn thứ 8 dạy: “Ngươi không được làm chứng dối.” Để tránh sự giả dối, chúng ta cần phục vụ cho sự thật. Và để phục vụ cho sự thật, chúng ta cần nỗ lực kiểm tra các sự kiện, nghiên cứu độ tin cậy các nguồn tin, tuân theo các nguyên tắc logic và chỉnh sửa lại thành kiến của chúng ta. Khi chúng ta không cố gắng đủ để thực hiện các việc đó, chúng ta rất có thể bị lừa để tin tưởng vào sự giả dối và thậm chí là lặp lại nó. Và điều này thể hiện sự lười biếng và không trung thực của chúng ta.

Đọc tiếp

Nguy Hại Của ‘Văn Hóa Hiệu Quả’

Những người triển khai cái nhìn về “một vị Thiên Chúa của hiệu quả” có thể sẽ bị kiệt sức; họ tập trung quá mức vào công việc, vào sự thành công và hình ảnh của mình, tuyệt vọng tìm kiếm sự tán thưởng cho việc họ làm, khi họ lao mình vào công việc một cách quá đáng.

Theo Henri Nouwen, nhu cầu phải liên tục chứng minh tính hiệu quả của họ chính là con đường dẫn tới kiệt sức, là một dòng nước đục làm cạn kiệt năng lượng sống.

Đọc tiếp

Kính Nhớ Tổ Tiên Ngày Tết

Đối với dân tộc Việt Nam, mùa Xuân bắt đầu bằng những ngày Tết, là những ngày đoàn tụ gia đình. Những ngày giáp Tết, ông bà cha mẹ ở nhà trông ngóng con cháu đi xa trở về, còn con cháu ở nơi xa dù đã thành danh, công tác hay còn đi học… cũng trông mong được trở về sum vầy bên những người thân trong ba ngày Tết. Sự trở về của những con, cháu –  dù sống trên quê hương hay phiêu bạt khắp năm châu – còn là dịp để thể hiện lòng thành kính, tri ân và nhớ về tổ tiên.

Đọc tiếp

Muốn Trở Nên Khiêm Nhường Hơn Trong Năm Mới

Kiêu ngạo là dấu hiệu của một tâm trí thiếu khôn ngoan. Socrates nói: “Bước đầu tiên để hướng tới sự khôn ngoan, đó là ngạc nhiên”. Một người nhìn vào vũ trụ với sự ngạc nhiên sẽ có niềm say mê như trẻ nhỏ về sự bí ẩn của tất cả những gì người đó không hiểu. Một người biết ngạc nhiên sẽ đánh giá cao người khác và ngạc nhiên về sự độc đáo thú vị nơi họ. Thái độ ngạc nhiên này dẫn đến sự khôn ngoan bởi vì nó dẫn chúng ta tới sự lắng nghe và học hỏi một cách khiêm nhường.

Đọc tiếp

Đồng Tâm, Nhưng Tâm Bất An

Trước những bạo lực đã và đang diễn ra tại Đồng Tâm hay ở những điểm chưa được nhắc đến, chúng ta cùng tham gia vào những bước đi hy vọng mà Đức Thánh Cha đã nhắn gởi trong những năm qua. Và trong mỗi Thánh lễ, mầu nhiệm Phục Sinh lại khơi dậy niềm hy vọng vun trồng bình an. Hòa bình không nằm ở những cờ quạt, khẩu hiệu tung bay hay nhạt nhòa trong bụi mịn. Hòa bình cần xuất phát trước hết từ bình an nội tâm trong tình liên đới, đối thoại lẫn nhau.

Đọc tiếp

Gia Sản Ký Ức Và Vài Gợi Ý Giáo Dục Giới Trẻ

Chúng ta tạm gọi cách chung tất cả những dấu ấn kinh nghiệm sâu đậm về đời sống như thế là ký ức. Ký ức rất quan trọng, dù nhiều khi ta không để ý. Ngoài những giá trị mang tính thành tựu cá nhân, hay những lợi thế khi đối diện với những điều bất ưng trong cuộc sống, ký ức còn là một nguồn lực đặc biệt giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập vào đời sống xã hội, và xây dựng các tương quan phong phú với tha nhân.

Đọc tiếp