Nếu Bạn Mất Đi Niềm Khao Khát Cầu Nguyện, Hãy Đọc Bài Viết Này

Chúng ta có thể nhận thấy điều này nơi những người coi trọng đời sống cầu nguyện, và cả nơi những người thề sẽ không cầu nguyện khi họ không thích. Đằng sau sự biện minh thường xuyên, “Thế hệ này là vậy, chúng ta yếu đuối”, đó là cơn cám dỗ lười biếng thiêng liêng, tồn tại ở mọi lứa tuổi. Sự lười biếng thiêng liêng là một trạng thái thờ ơ tự nguyện. Nó được đương sự nuôi dưỡng và do đó nó là một tội. Nó hướng tới việc chống lại nhu cầu cầu nguyện. Sự lười biếng thiêng liêng là một cám dỗ cho những người sống đời sống tâm linh.

Đọc tiếp

Rửa Tay: Từ Diệt Khuẩn Đến Thanh Tẩy Tâm Hồn

Như vậy, việc thanh tẩy tâm hồn, hay việc sám hối ăn năn trở thành một phần rất quan trọng của mỗi một chúng ta. Hơn nữa trong mọi lúc và mọi nơi, con người chúng ta cần biết “tẩy rửa” tâm hồn mình để xứng đáng làm con cái Thiên Chúa. Giống như  Đức Cha Giuse Nguyễn Năng nhắc nhở giáo dân: Tất cả những đau khổ của nhân loại đều bắt nguồn từ căn nguyên sâu xa là tội lỗi. Chính vì thế, cùng với lời cầu nguyện, chúng ta cũng cần thực hiện việc đền tội, sám hối và thay đổi cuộc đời, để sống công chính và thánh thiện theo Phúc Âm.”

Đọc tiếp

Khẩu Trang Lên Tiếng

Chạy dọc các con đường những ngày này, thi thoảng bạn bắt gặp chúng tôi đang được phát miễn phí. Số là trong xã hội vẫn còn nhiều người tốt lắm. Họ sẵn sàng bỏ tiền để mua chúng tôi và phát miễn phí cho những ai cần. Ôi, những người nhận được chúng tôi, vui biết chừng nào! Họ vui vẻ, chúng tôi phấn khởi và xã hội cũng nức lòng. Hóa ra chỉ qua chiếc khẩu trang, người ta lại có thể đo được lòng dạ con người, biết được hiện tình đạo đức của xã hội.

Đọc tiếp

Dịch Bệnh Dưới Góc Nhìn Của Kinh Thánh

Là người tín hữu, chúng ta có cái nhìn khang khác mỗi khi dịch bệnh xảy ra. Người quá khích cho đó là quả báo của những người tàn ác, chống lại Thiên Chúa. Người đạo đức cho rằng đó là dấu chỉ để mời gọi họ trở về với Thiên Chúa. Không ít người van xin Thiên Chúa soi sáng cho các nhà nghiên cứu tìm ra phương thuốc chữa trị. Trên hết, chúng ta tin rằng dù có khổ đau, bệnh tật, Thiên Chúa không bỏ con người. Ngài hằng ở với và đồng cam cộng khổ với con người. Từ đó, chúng ta được cứu độ và giải thoát.

Đọc tiếp

Điều Răn Thứ 8: Từ Tin Giả Đến Tin Mừng

Điều răn thứ 8 dạy: “Ngươi không được làm chứng dối.” Để tránh sự giả dối, chúng ta cần phục vụ cho sự thật. Và để phục vụ cho sự thật, chúng ta cần nỗ lực kiểm tra các sự kiện, nghiên cứu độ tin cậy các nguồn tin, tuân theo các nguyên tắc logic và chỉnh sửa lại thành kiến của chúng ta. Khi chúng ta không cố gắng đủ để thực hiện các việc đó, chúng ta rất có thể bị lừa để tin tưởng vào sự giả dối và thậm chí là lặp lại nó. Và điều này thể hiện sự lười biếng và không trung thực của chúng ta.

Đọc tiếp

Nguy Hại Của ‘Văn Hóa Hiệu Quả’

Những người triển khai cái nhìn về “một vị Thiên Chúa của hiệu quả” có thể sẽ bị kiệt sức; họ tập trung quá mức vào công việc, vào sự thành công và hình ảnh của mình, tuyệt vọng tìm kiếm sự tán thưởng cho việc họ làm, khi họ lao mình vào công việc một cách quá đáng.

Theo Henri Nouwen, nhu cầu phải liên tục chứng minh tính hiệu quả của họ chính là con đường dẫn tới kiệt sức, là một dòng nước đục làm cạn kiệt năng lượng sống.

Đọc tiếp

Kính Nhớ Tổ Tiên Ngày Tết

Đối với dân tộc Việt Nam, mùa Xuân bắt đầu bằng những ngày Tết, là những ngày đoàn tụ gia đình. Những ngày giáp Tết, ông bà cha mẹ ở nhà trông ngóng con cháu đi xa trở về, còn con cháu ở nơi xa dù đã thành danh, công tác hay còn đi học… cũng trông mong được trở về sum vầy bên những người thân trong ba ngày Tết. Sự trở về của những con, cháu –  dù sống trên quê hương hay phiêu bạt khắp năm châu – còn là dịp để thể hiện lòng thành kính, tri ân và nhớ về tổ tiên.

Đọc tiếp