Thánh Giuse Với Người Trẻ

Thánh Giuse có một vai trò đặc biệt trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài là bạn trăm năm của Đức Maria, là cha nuôi Chúa Giêsu. Ngài được đặt làm bổn mạng của Giáo Hội. Ngài cũng là bổn mạng của rất nhiều cộng đoàn và rất nhiều người. Ngài là gương mẫu cho các người làm cha làm trưởng gia đình. Đã có rất nhiều bài viết về cuộc sống và mẫu gương nhân đức của Ngài. Hôm nay, tôi cũng muốn góp vài suy tư của mình về Thánh Giuse. Tôi không muốn ngắm nhìn thánh nhân như một người già nua giống như các bức họa mà các họa sĩ thường vẽ. Tôi muốn nhìn Ngài như một người trẻ, một chàng trai bắt đầu bước vào đời.

Đọc tiếp

Màu Tím Mùa Chay

Trước hết, màu tím là sắc màu của sám hối. Con người rong ruổi ngược xuôi, cần lắm những giờ phút lắng đọng để nhận ra tình trạng thật của mình. Vì ham làm giàu, vì muốn hòa nhập, vì thỏa chí đam mê… nên nhiều khi chúng ta đánh mất mình. Người ta gọi đó là tình trạng “vong bản”. Khi đã trót nhúng chàm, người ta tiếp tục trượt sâu trên triền dốc sa đọa, bất chấp cả những lời khuyên của cha mẹ bạn bè. Sám hối giống như khoảng lặng trên bản nhạc cuộc đời, tránh xa những ồn ào để nhìn lại lời nói, tư tưởng và việc làm của mình. Nhờ sám hối, chúng ta khiêm tốn nhận mình là tội nhân trước mặt Chúa. Sám hối cũng giúp chúng ta thành tâm nhìn nhận những khuyết điểm đã gây ra cho anh chị em mình. Là những Kitô hữu, ai trong chúng ta hẳn đều đã trải nghiệm tâm trạng thanh thản nhẹ nhàng sau khi lãnh nhận Bí tích Hòa giải.

Đọc tiếp

Đứng Trước Vấn Đề Lạm Dụng Tính Dục Trong Giáo Hội

Dù xuất phát từ Thiên Chúa và thừa hưởng sự thánh thiện của Thiên Chúa, nhưng Giáo hội tồn tại hữu hình ngang qua một cơ cấu của con người. Giáo hội bao gồm những con người chứ không phải các thiên thần, nên chắc chắn không được miễn trừ khỏi những yếu đuối và tội lỗi. Nói theo ngôn ngữ thần học, Giáo Hội là một thực thể đang trong cuộc hành hương tiến về sự hoàn thiện. Tất cả vũ trụ này – kể cả Giáo Hội – đang còn được Thiên Chúa tạo dựng. Dù đã thừa hưởng ơn cứu độ của Đức Kitô phục sinh, nhưng Giáo Hội vẫn đang thực hiện lộ trình băng qua sa mạc để được thanh tẩy trước khi trở nên hoàn toàn thánh thiện vào thời sau hết. Đó là lý do vì sao vẫn còn nhiều mặt tối xuất hiện trong Giáo hội.

Đọc tiếp

Tết, Tết Là Gì?

Nhắc đến Tết là nhắc đến một sự bắt đầu. Cuộc đời cứ mãi là một chuỗi những bắt đầu. Nhưng sự bắt đầu của năm nay không giống như sự bắt đầu của năm trước. Năm trước là cái đã qua đi; nó đã thuộc về miền ký ức, đã chết đi cùng dòng thời gian. Cái bắt đầu của năm nay là cái mới, tuy nó cũng không hoàn toàn biệt lập hay tách ra khỏi lịch sử. Tia nắng đầu tiên của ngày Tết là cái nguyên đán, cái tinh tuyền, tinh khôi. Nó đưa người ta vào một khung trời khởi động mới. Nó mời gọi người ta hướng đến một chặng đường phía trước với tất cả niềm hy vọng và hân hoan.

Đọc tiếp

Cuộc Hiển Linh Trên Mạng Internet

Thiên Chúa từng ưu ái tỏ ra rằng Ngài cần đến chúng ta, tuy nhiên nếu chúng ta không quảng đại hưởng ứng lời Ngài mời gọi, Ngài cũng thẳng thắn cho thấy thật ra Ngài chẳng cần gì đến chúng ta. Nếu chúng ta không chịu lên đường rao giảng, thì chúng ta sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước mặt Ngài, còn Lời hằng sống sẽ vẫn cứ vang vang từ chân trời này tới chân trời khác, bằng nhiều cách, cụ thể ngày nay sẽ bằng cả Internet.

Đọc tiếp

“Sao Anh Siêng Lần Chuỗi”

Ngày 7 tháng 10, Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. ĐGH Piô V thiết lập lễ này để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ chiến thắng của Hải quân Kitô giáo với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Lepanto ngày 7.10.1571. Chiến thắng là nhờ các tín hữu lần Chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Mẹ ở Rôma vào ngày giao chiến. Một phép lạ của Đức Mẹ trong Tháng Mân Côi. ĐGH Leo XIII đã thiết lập Tháng Mười là Tháng Mân Côi vào ngày 1.9.1883 và đã công bố 11 Tông thư về Chuỗi Mân Côi trong triều đại giáo hoàng của ngài.

Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi.

Đọc tiếp

Ngước Nhìn Đồi Cao

Những ngày này, Phụng vụ của Giáo Hội suy tôn thập giá Chúa Giêsu. Vào thời xa xưa, thập giá là dụng cụ để thi hành án tử cho các phạm nhân trọng tội. Những ai bị treo trên cây thập giá vừa phải chịu đau đớn thể xác, vừa mang nỗi nhục nhã xấu hổ cho đến chết. Cách nay gần hai ngàn năm, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, đã chấp nhận nhục hình thập giá và đã chịu chết để chứng minh tình thương vô bờ của Thiên Chúa đối với trần gian. “Như ông Môisen đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3,14).

Đọc tiếp