Sống đẹp – Chết đẹp

Con người hiện hữu trên đời, chỉ có một lần sinh ra và một lần chết. Dù văn minh tiến bộ đến đâu, người ta không thể phủ nhận điều ấy. Nếu người ta không được quyền chọn lựa nơi chốn, gia đình và quê hương để sinh ra, thì người ta lại có thể lựa chọn hoặc chuẩn bị cho mình một cái chết. Có những người tuy cuộc đời ngắn ngủi mà để lại danh thơm tiếng tốt; cũng có những người già lão cao niên, nhưng tên tuổi của họ để lại nỗi kinh hoàng cho người đời. Vì thế, người ta nói đến “sống đẹp” và “chết đẹp”, như một nguyện ước và một lý tưởng để phấn đấu noi theo.

Thế nào là sống đẹp? ai cũng hiểu, sống đẹp là sống hòa thuận liên đới với mọi người. Người sống đẹp là người biết đối nhân xử thế, kính trên nhường dưới, đức độ hài hòa và luôn biết sống vì tha nhân, đem niềm vui cho người khác.

Đọc tiếp

Chuyện chụp hình và Thánh lễ

Vài ngày qua, cả thế giới mạng phát sốt lên với những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc chụp hình trong Thánh lễ. Trước tâm tình này của vị Cha chung kính yêu, kẻ ít người nhiều, kẻ nói ra người nói vào, và có thể không khéo sẽ gây tranh cãi không cần thiết.

Chuyện Đức Thánh Cha nhấn mạnh đó chính là thái độ, lòng trí của người tham dự Thánh lễ khi phải đối diện hay đang sống với một xã hội mà các phương tiện truyền thông lan tràn đến độ mỗi người đều cầm một điện thoại di động trên tay khi tham dự Thánh lễ. Lẽ ra chiếc điện thoại phải ở yên trong giỏ hay túi quần, túi áo mà không có tiếng chuông nữa.

Như vậy, chuyện Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người cần và lưu tâm không dành cho riêng ai, cho những người làm truyền thông hay cầm máy chụp hình. Vấn đề chính yếu ở đây vẫn là của từng người khi tham dự Thánh lễ.

Đọc tiếp

Một cõi đi về

Bài hát “Một cõi đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất quen thuộc đối với nhiều người trong chúng ta. Dù tác giả không cùng quan điểm tín ngưỡng với Kitô giáo, nhưng lời bài hát gợi nhớ chúng ta về sự mỏng giòn chóng qua của kiếp con người. Chính tác giả đã giải thích ý nghĩa của bài hát này: “Chúng ta từ hư vô mà đến, khi kết thúc cuộc đời lại trở về với hư vô”. Những câu đầu của bài hát vừa như một trải nghiệm về tính hữu hạn của cuộc đời, vừa như một khám phá và kết luận rằng những năm tháng sống trên trần gian, dù có miệt mài biết mấy, có thể chỉ là những “loanh quanh” vô định.

Đọc tiếp

Những đại án

“Chớ lấy của người; Chớ tham của người”. Đó là hai trong mười lệnh truyền của Thiên Chúa, được ghi lại trong luật Giao ước Ngài đã ban cho dân Do Thái qua thủ lãnh Môisen. Đó cũng là luật Chúa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người. Lời giáo huấn này cũng được diễn tả trong mọi nền văn hóa. . . Lòng tham của con người vẫn là một cám dỗ mạnh mẽ. Nó làm cho người ta quên Chúa, quên tha nhân và tìm cách chiếm đoạt bằng mọi giá.

Đọc tiếp

Hành trình cuộc đời

Hành trình cuộc đời, hành trình đức tin và hành trình thập giá hòa quyện với nhau và làm nên đời sống người Kitô hữu. Một người Kitô hữu chính danh không loại bỏ hành trình nào trong ba cuộc hành trình trên. Họ không thể viện cớ “thoát tục” để khước từ những bổn phận trần thế; họ không được nhân danh “tự do” để chối bỏ những bổn phận thiêng liêng; họ cũng không được dựa vào những yếu đuối mà chối từ thập giá. Ba hành trình này đã trở nên một nơi cuộc đời người tín hữu và bổ túc cho nhau. Quả vậy, hành trình đức tin sẽ giúp chúng ta đón nhận và nhìn cuộc đời với lăng kính mới. Hành trình thập giá sẽ làm cho đức tin nên tinh ròng và đức ái nên hoàn hảo. Nếu được chu toàn với ý thức và với lòng cậy trông, ba khía cạnh này làm nên đời sống thánh thiện. Đó cũng là lý tưởng của mỗi người Kitô hữu chúng ta.

Đọc tiếp

Lòng nhân và của lễ

Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế”. Lời khẳng định này vẫn có giá trị cho mọi thời, mọi tôn giáo, nhất là đối với Kitô hữu chúng ta. Lâu nay, tại Việt Nam, phổ biến tình trạng lễ hội “trăm hoa đua nở”. Người ta tổ chức những lễ hội ồn ào, tốn kém. Một số không nhỏ những lễ hội này mang nặng màu sắc mê tín dị đoan. Thêm vào đó, những hành động bị phê phán là phản cảm, vô văn hóa và trục lợi kinh doanh càng ngày càng phổ biến. Thực ra, Thượng Đế, các thần linh hoặc các bậc tổ tiên không có nhu cầu thụ hưởng các lễ tế của con người.

Đọc tiếp

Tâm Sự của một Giáo Lý Viên

Cái “nghề” này không phải chúng tôi quá rảnh không có việc mới làm, tôi cũng như bao anh chị em giảng viên giáo lý đang âm thầm phục vụ công việc gieo mầm tin yêu, chúng tôi đi vì một sứ vụ đặc biệt, một sứ vụ đặc trách mà Chúa giao ban cho mỗi người, chỉ có tiếng gọi trong sâu thẳm trong tâm hồn cùng một sự điều khiển thôi thúc mới là động lực khiến chúng tôi làm công việc này. Nhiều lúc cũng nản chí, chán chường chúng tôi quyết tâm dừng lại, không muốn tiếp tục đi hành trình này vì nó quá gian nan nhưng tiếng gọi ấy cứ vang vọng thôi thúc chúng ta đi. Ban mai mở mắt ra điều chúng tôi nghĩ đến là cơm áo gạo tiền cho mãi đến chiều tối, để đến tối chúng tôi tạm gác lại ý nghĩ đó để hướng lòng dạy học cái TỐT XẤU cho các em. Giáo dục ở nhà nước chỉ dạy cái ĐÚNG SAI, còn chúng tôi không những dạy cái ĐÚNG SAI mà còn dạy TỐT XẤU.

Đọc tiếp