Mẹ Là Mùa Xuân

Mùa xuân luôn mang một hình ảnh đẹp đẽ thân thương. Mùa xuân vừa ấm áp, vừa vui tươi và đầy ắp hy vọng. Mỗi khi mùa xuân về, lòng người cảm thấy hân hoan phấn khởi. Niềm vui của mùa xuân vừa mang nét đẹp của đất trời giao kết, vừa đậm tình nhân ái của con người. Giữa biết bao danh xưng Giáo Hội dùng để tôn vinh thiên chức cao cả của Đức Trinh nữ Maria, người tín hữu ca tụng Đức Mẹ là Mùa Xuân. Đây là một danh xưng rất có ý nghĩa, giúp chúng ta nhận ra sứ mạng cao cả của Trinh nữ Maria trong chương trình của Thiên Chúa, và vai trò của Mẹ trong đời sống người Kitô.

Mùa xuân là biểu tượng của sự canh tân đổi mới. Đức Maria được xưng tụng là “Người Nữ Mới”.  “Người Nữ Mới” là phản diện của người phụ nữ ở đầu lịch sử, đó là bà Evà.

Đọc tiếp

Ấm áp mùa đông

Cách nay hơn hai ngàn năm, tại cánh đồng Belem, Con Thiên Chúa đã sinh hạ, giữa đêm đông giá lạnh trong một hang đá dành làm chỗ trú ngụ cho bò lừa. Qua sự sinh hạ kỳ diệu này, Ánh Sáng đã bừng lên trong đêm tối để soi sáng những góc khuất của cuộc đời; Thiên Chúa đã hiện diện giữa dương gian để đồng hành với con người trên bước đường dương thế. Đêm đông giá lạnh đã trở nên ấm áp dịu dàng, vì tình thương của Chúa bao trùm nhân gian. Hai mươi thế kỷ sau đêm hồng phúc ấy, Lễ Giáng Sinh vẫn tiếp tục đem lại sự ấm áp giữa mùa đông.

Đọc tiếp

Hoàng tử Hoà bình

Mỗi năm, Mùa Vọng đến rồi lại đi, khởi đầu rồi lại kết thúc. Chúng ta hãy lắng nghe sứ điệp hoà bình các thiên thần đã hát lên tại cánh đồng Belem năm xưa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, hoà bình dưới thế cho người thiện tâm”. Không chỉ lắng nghe, mà mỗi tín hữu được mời gọi trở nên sứ giả, đem tin mừng Giáng Sinh đến mọi nẻo đường của cuộc sống. Liệu chúng ta có khả năng khẳng định chắc chắn với những người cùng thời rằng: Chúa đã đến và đang hiện diện giữa chúng ta. Người là Hoàng tử Hoà bình.

Đọc tiếp

Sống đẹp – Chết đẹp

Con người hiện hữu trên đời, chỉ có một lần sinh ra và một lần chết. Dù văn minh tiến bộ đến đâu, người ta không thể phủ nhận điều ấy. Nếu người ta không được quyền chọn lựa nơi chốn, gia đình và quê hương để sinh ra, thì người ta lại có thể lựa chọn hoặc chuẩn bị cho mình một cái chết. Có những người tuy cuộc đời ngắn ngủi mà để lại danh thơm tiếng tốt; cũng có những người già lão cao niên, nhưng tên tuổi của họ để lại nỗi kinh hoàng cho người đời. Vì thế, người ta nói đến “sống đẹp” và “chết đẹp”, như một nguyện ước và một lý tưởng để phấn đấu noi theo.

Thế nào là sống đẹp? ai cũng hiểu, sống đẹp là sống hòa thuận liên đới với mọi người. Người sống đẹp là người biết đối nhân xử thế, kính trên nhường dưới, đức độ hài hòa và luôn biết sống vì tha nhân, đem niềm vui cho người khác.

Đọc tiếp

Chuyện chụp hình và Thánh lễ

Vài ngày qua, cả thế giới mạng phát sốt lên với những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc chụp hình trong Thánh lễ. Trước tâm tình này của vị Cha chung kính yêu, kẻ ít người nhiều, kẻ nói ra người nói vào, và có thể không khéo sẽ gây tranh cãi không cần thiết.

Chuyện Đức Thánh Cha nhấn mạnh đó chính là thái độ, lòng trí của người tham dự Thánh lễ khi phải đối diện hay đang sống với một xã hội mà các phương tiện truyền thông lan tràn đến độ mỗi người đều cầm một điện thoại di động trên tay khi tham dự Thánh lễ. Lẽ ra chiếc điện thoại phải ở yên trong giỏ hay túi quần, túi áo mà không có tiếng chuông nữa.

Như vậy, chuyện Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người cần và lưu tâm không dành cho riêng ai, cho những người làm truyền thông hay cầm máy chụp hình. Vấn đề chính yếu ở đây vẫn là của từng người khi tham dự Thánh lễ.

Đọc tiếp

Một cõi đi về

Bài hát “Một cõi đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất quen thuộc đối với nhiều người trong chúng ta. Dù tác giả không cùng quan điểm tín ngưỡng với Kitô giáo, nhưng lời bài hát gợi nhớ chúng ta về sự mỏng giòn chóng qua của kiếp con người. Chính tác giả đã giải thích ý nghĩa của bài hát này: “Chúng ta từ hư vô mà đến, khi kết thúc cuộc đời lại trở về với hư vô”. Những câu đầu của bài hát vừa như một trải nghiệm về tính hữu hạn của cuộc đời, vừa như một khám phá và kết luận rằng những năm tháng sống trên trần gian, dù có miệt mài biết mấy, có thể chỉ là những “loanh quanh” vô định.

Đọc tiếp

Những đại án

“Chớ lấy của người; Chớ tham của người”. Đó là hai trong mười lệnh truyền của Thiên Chúa, được ghi lại trong luật Giao ước Ngài đã ban cho dân Do Thái qua thủ lãnh Môisen. Đó cũng là luật Chúa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người. Lời giáo huấn này cũng được diễn tả trong mọi nền văn hóa. . . Lòng tham của con người vẫn là một cám dỗ mạnh mẽ. Nó làm cho người ta quên Chúa, quên tha nhân và tìm cách chiếm đoạt bằng mọi giá.

Đọc tiếp