Giáo Hội Úc Hướng Đến Tháng Truyền Giáo

Trong tinh thần hướng đến Tháng Truyền giáo, Ban Giám đốc Quốc gia của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo và Cơ quan Truyền giáo Công giáo Úc đã thực hiện một video “#WeAreStillHere-Chúng tôi vẫn ở đây”, mục đích kết nối những gương mặt và những trải nghiệm truyền giáo hiện diện ở hơn 25 quốc gia trên thế giới, với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau.

Video được lấy cảm hứng từ những lời của Đức Thánh Cha và là một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu, được phát động như một phần của các hoạt động của tháng 10, Tháng Truyền giáo, và theo tinh thần của Chúa nhật Thế giới Truyền giáo ngày 18/10 tới đây.

Đọc tiếp

Tổng Thống Al Assad Của Syria Trả Lại Một Cơ Sở Cho Dòng Phanxicô Ở Aleppo

Một cơ sở ở Aleppo, trước đây là “Học viện Thánh Địa”, trụ sở của dòng Phanxicô phụ trách Thánh Địa, nằm ở phía bắc Syria, đã chính thức được nhà nước Syria trao trả cho các cha dòng Phanxicô thuộc tỉnh dòng Phao-lô.

Trong một lá thư đề ngày 8/9, được phổ biến và đăng trên tài khoản Facebook, cha Firas Lufti, giám tỉnh tỉnh dòng Phao-lô, bao gồm các tu sĩ Phanxicô tại Syria, Li-băng và Jordan, đã thông tin về việc chính phủ hoàn trả lại cơ sở cho dòng.

Đọc tiếp

ĐHY Krajewski Thay Mặt ĐTC Chia Buồn Với Cộng Đoàn Và Cầu Nguyện Cho Cha Roberto Malgesini

Sáng thứ Bảy 19/9, trong Thánh lễ an táng cha Roberto Malgesini tại nhà thờ chính tòa Como, Đức Hồng y Konrad Krajewski đã đại diện Đức Thánh Cha gửi lời chào thăm và hiệp nhất trong nỗi đau và kinh nguyện với gia đình cha Roberto Malgesini, với cộng đoàn giáo xứ nơi cha phục vụ và với những người khốn khổ mà cha phục vụ cho đến giây phút cuối.

Cha Roberto Malgesini bị một người vô gia cư đâm chết hôm 15/9 vừa qua.

Đọc tiếp

Tòa Thánh Muốn Mở Văn Phòng Tại Bắc Kinh

Theo tạp chí America của Dòng Tên ở Mỹ, Tòa Thánh muốn mở một Văn phòng thường trực ở Bắc Kinh, mặc dù có Tòa Sứ thần ở Đài Bắc, nhưng nhà nước Trung Quốc từ chối. Dầu vậy, hai bên đồng ý tiếp tục giữ liên lạc.

Về phương diện chính thức, Tòa Thánh nói với Đài Loan rằng hiệp định tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc chỉ liên hệ tới vấn đề nội bộ của Giáo hội, chứ không phải là một vấn đề chính trị, như quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Đọc tiếp

ĐTC Sẽ Gửi Thông Điệp Đến Đại Hội Đồng LHQ

Đức Thánh Cha sẽ tham gia Tuần lễ Cấp cao khóa 75 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bằng cách sau ngày 22/9 gửi một thông điệp. Hôm 16/9, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh đã xác nhận như trên trước câu hỏi của một số nhà báo về việc tham gia của Đức Thánh Cha trong sự kiện quan trọng này.

Cách đây 5 năm, 2015, Đức Thánh Cha đã tới thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha đã có một bài phát biểu quan trọng trước đại diện của tất cả các quốc gia, trong đó ngài kêu gọi sự quan tâm đến người nghèo và biến đổi khí hậu. Ngài nói: “Thế giới yêu cầu các giải pháp khẩn cấp và hiệu quả”.

Đọc tiếp

ĐTC Mời Gọi Các Linh Mục Cao Niên Và Đau Bệnh Đừng Sợ Đau Khổ

Nhân dịp các linh mục cao niên và đau bệnh của miền Lombardi tham dự ngày cầu nguyện và huynh đệ dành cho họ tại đền thánh Đức Mẹ Caravaggio, Đức Thánh Cha đã gửi thư cám ơn tình yêu trung thành của các ngài, chứng tá thầm lặng của các ngài đối với Tin mừng sự sống, và khuyến khích các ngài đừng sợ đau khổ, vì Chúa vác thập giá cùng chúng ta. Ngày Linh mục cao niên và đau bệnh của miền Lombardi đã được tổ chức từ 6 năm nay. Đức Thánh Cha khen ngợi sự quan tâm của các giám mục đối với các linh mục già yếu. Đồng thời ngài khẳng định “trong cầu nguyện, lắng nghe, dâng các đau đớn” các linh mục này thực hiện “một thừa tác vụ không phải là thứ yếu trong Giáo hội.”

Đọc tiếp

Đại Diện Tòa Thánh Phê Bình Nghị Quyết Của Liên Hiệp Quốc Ủng Hộ Phá Thai

Nghị quyết mang tựa đề: “Câu trả lời bao quát và có phối hợp đối với đại dịch Covid-19”, đã được thông qua ngày 11/9/2020 vừa qua, trong đó có đoạn kêu gọi tất cả các nước “hãy đề ra những biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các phụ nữ và thiếu nữ được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe, kể cả sức khỏe tính dục và sinh sản, và các quyền sinh sản”. Các kiểu nói này đã được du nhập vào các hội nghị quốc tế, từ hội nghị ở Bắc Kinh năm 1995, và chúng thường bị giải thích là các phụ nữ được quyền phá thai, phá thai để chọn phái tính, mang thai mướn và làm tuyệt đường sinh sản, những việc làm này được coi là những chiều kích của “sức khỏe sinh sản”.

Đọc tiếp