Thảm Kịch 39 Người Chết Trên Đường Di Cư Và Những Dấu Chấm Hỏi

Dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra, nhưng diễn tiến và các thông tin đang cho thấy rằng các nạn nhân của thảm hoạ 39 di dân chết trong container hầu chắc là người Việt Nam.

Trước mỗi biến cố đau thương, có lẽ điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là thinh lặng để cảm nhận sự mất mát, cầu nguyện cho nạn nhân, và nhất là hiệp thông với nỗi đau của những thân nhân họ. Tuy nhiên, những thảm kịch thư thế này luôn chứa đựng một tiếng kêu gào mạnh mẽ đối với bất cứ ai còn nhạy bén với lương tâm của mình, thúc đẩy ta truy vấn về trách nhiệm liên đới, và đặt ra những câu hỏi cho toàn xã hội.

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô: “Tôi Có Thể Làm Điều Gì Tốt Cho Tin Mừng?”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Trong Thượng Hội đồng chúng tôi đã tự hỏi, mong muốn mở ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng. Và trên hết, chúng tôi cảm thấy sự cần thiết, như người thu thuế trong Tin mừng hôm nay (xem Lc 18,13-14), đặt mình trước Chúa, đặt Chúa lại ở trung tâm, ở cấp độ cá nhân và Giáo hội, bởi vì chúng ta chỉ loan báo những gì mình sống.

Vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 27.10.2019, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ dinh tông tòa để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu.

Trong bài huấn dụ, Liên kết với Thượng Hội đồng Giám mục về miền Amazon mới kết thúc với Thánh lễ được cử hành trong đền thờ thánh Phêrô..

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô: Mỗi Chúng Ta Đều Có Một Chút Biệt Phái Và Một Chút Như Người Thu Thuế

Trong bài giảng Thánh lễ kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin nhận ra mình tội lỗi nghèo hèn cần được thương xót và loại bỏ sự khinh khi tự phụ đối với người khác. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở Giáo hội biết lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, là tiếng kêu hy vọng của Giáo hội.

Sáng Chúa nhật 27/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon, sau 3 tuần nhóm họp tại Vatican. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có các Hồng y, Giám mục và linh mục tham dự Thượng hội đồng.

Đọc tiếp

Những Sinh Hoạt Cuối Cùng Của Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazzonia

Đức Thánh Cha nói: “Trước tiên, vì điều này xảy ra ở Roma, nên trong tư cách là giám mục giáo phận, tôi xin lỗi những người bị xúc phạm vì hành động này”. Ngài cũng cho biết là hiến binh Italia đã tìm lại được các pho tượng không bị hư hại và giữ ở trụ sở Hiến binh gần Vatican. Ngài chào mừng tin này và cho biết đã ủy quyền cho Đức Hồng y Quốc vụ khanh cứu xét xem có nên trưng các pho tượng này trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục Amazzonia sáng Chúa nhật 27/10 này tại Vatican hay không.”

Đọc tiếp

ĐHY Gracias: Chia Sẻ Linh Mục Trên Toàn Cầu Cũng Là Giải Pháp Cho Vấn Đề Thiếu Linh Mục

“Tôi tin chúng ta phải chia sẻ linh mục trên toàn cầu”, đó là ý kiến của ĐHY Gracias liên quan đến những giải pháp cho tình trạng thiếu linh mục ở miền Amazon.

Một giải pháp được ĐHY Gracias đề nghị: “Chúng ta cũng cần có sự chia sẻ linh mục toàn cầu. Việt Nam có rất nhiều ơn gọi… Họ có thể gửi và huấn luyện các linh mục để đi đến Amazon. Ấn Độ không có dư nhưng có khá nhiều linh mục. Chúng tôi có thể gửi các linh mục đến đó. Và có lẽ Philippines cũng vậy, và có khả năng là Hàn Quốc…

Đọc tiếp

Đức Hồng Y Hollerich Lên Án Vụ 39 Người Thiệt Mạng Trong Xe Thùng

Tuyên bố hôm 23/10/2019 vừa qua trong cuộc họp của các Giám mục đại biểu các nước thuộc Liên hiệp Âu Châu, Đức Hồng y Hollerich dòng Tên, nói rằng: “Tại Âu Châu, chúng ta nói về căn tính Kitô, nhưng tôi tự hỏi làm sao có thể nói về căn tính Âu Châu khi con người còn tiếp tục chết như thế và thảm trạng này không đánh động chúng ta nhiều hơn. Chúng ta phải làm sao để mọi người cảm thấy được đón nhận. Những người nam nữ này trốn chạy những tình trạng chiến tranh, nghèo đói, bất công, và chúng ta biết rằng họ không cần phải đi theo những con đường lén lút như thế để vào đất nước chúng ta…”.

Đọc tiếp

300 Triệu Kitô Hữu Bị Bách Hại

“Bị bách hại hơn bao giờ hết. Tập trung vào cuộc đàn áp chống Kitô giáo giữa các năm 2017 và 2019”, là tên tài liệu nghiên cứu của tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ”, được trình bày hôm 24/10, tại nhà thờ thánh Bartolomeo ở Roma, là nơi mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II muốn là nơi tưởng niệm các vị tử đạo mới của thế kỷ XX và XXI.

Theo tài liệu nghiên cứu, cứ 7 Kitô hữu thì có một người bị bách hại vì đức tin của mình; gần 300 triệu Kitô hữu sống tại các miền đất bị bách hại. Ngày nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị ảnh hưởng nhiều nhất và là trung tâm của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, đang chuyển từ Trung Đông sang châu Phi, Nam Á và Đông Á.

Đọc tiếp