“Nền Kinh Tế Phanxicô” Đã Có Mặt Trên Mạng Xã Hội

ĐTC Phanxicô muốn Nền kinh tế Phanxicô có mặt trên mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram, YouTube và Flickr). Đây là một nền kinh tế đặc biệt dành cho người trẻ. Sự kiện sẽ được tổ chức tại Assisi từ ngày 26 đến 28 tháng 3 năm 2020.

Chỉ trong vòng vài ngày ban tổ chức đã nhận được hơn 500 yêu cầu tham gia của các doanh nhân và sinh viên dưới 35 tuổi đến từ hơn 45 quốc gia. Và chỉ trong vài tháng trang web củs sự kiện (www.francescoeconomy.org) đã đạt 2000 thành viên.

Đọc tiếp

Lịch Trình Làm Việc Hàng Ngày Của Đức Thánh Cha Phanxicô

Từ khi được chọn để lãnh đạo Giáo hội Công giáo vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô dành quãng đời còn lại của mình để sống và phục vụ tại Vatican. Các giáo hoàng có những con đường và cách thức khác nhau để trở nên con người của Thiên Chúa và của dân chúng, nhưng trong suốt hai ngàn năm qua, không ai có thể phủ nhận trách nhiệm nặng nề của một vị giáo hoàng.

Kế vị ngai toà thánh Phê-rô để hướng dẫn 1,2 tỷ người Công Giáo trên toàn thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô có nhiệm vụ dẫn dắt con người ngày nay trở nên gần gũi với Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô.

Đọc tiếp

Chuyến Tông Du Thứ 31 Của Đức Thánh Cha – Giới Thiệu Đất Nước Và Giáo Hội Mauritius

Tổng quan Mauritius là một hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương có diện tích 2,040 km2, tức là xấp xỉ diện tích Sàigòn. Hòn đảo này nằm cách Madagascar 800km về phía Đông. Có nguồn gốc từ núi lửa, Mauritius có một cao nguyên trung tâm cao khoảng 400 mét so với mực nước biển. Núi nằm rải rác trên đảo, rừng nhiệt đới và thực vật là những yếu tố khác làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của hòn đảo. Dân cư trên đảo hầu hết là người gốc Ấn Độ, kế đến là những người

Đọc tiếp

Chuyến Tông Du Thứ 31 Của Đức Thánh Cha – Giới Thiệu Đất Nước Và Giáo Hội Madagascar

Tổng quát Madagascar, trước đây gọi là nước Cộng hòa Malagasy, là đảo quốc lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Indonesia), nằm ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của Phi châu trong Ấn Độ Dương, đối diện với Mozambique. Quốc gia này bao gồm đảo Madagascar, là đảo lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Greenland, New Guinea, và Borneo, và nhiều hòn đảo ngoại vi nhỏ hơn. Với tổng diện tích 587,041 km2 (1.7 lần Việt Nam) trong đó 581,540 km2 là đất liền, Madagascar là quốc gia lớn thứ 48 trên thế giới. Hầu

Đọc tiếp

Chuyến Tông Du Thứ 31 Của Đức Thánh Cha – Giới Thiệu Đất Nước Và Giáo Hội Mozambique

Tổng quát Mozambique là một quốc gia ở đông nam Phi châu, phía đông giáp với Ấn Độ Dương, bắc giáp Tanzania, tây giáp Malawi, Zambia, và Zimbabwe, nam giáp Swaziland và Nam Phi. Với tổng diện tích 799,380 km2 (khoảng 2.5 lần Việt Nam) trong đó 786,380 km2 là đất liền, Mozambique là quốc gia lớn thứ 36 trên thế giới. Từng là một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, Mozambique là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Tuy chưa bao giờ bị Anh quốc đô hộ, Mozambique cũng xin

Đọc tiếp

Yêu Chúa Và Tha Nhân Là Đường Hẹp Vào Thiên Đàng, Nhưng Được Dành Cho Mọi Người

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa nhật 25.08, tại quảng trường thánh Phêrô, dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa nhật XXI mùa Thường năm C, ĐTC Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy sống đức tin của mình, nghĩa là thể hiện qua hành động, yêu Chúa và tha nhân, con đường hẹp để vào Thiên đàng. Ngài cũng nhắn nhủ các tín hữu rằng để được Chúa đón nhận vào “nhà” Chúa, Kitô hữu phải có sự hiệp thông thật sự với Chúa qua cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và lắng nghe Lời Chúa.

Đọc tiếp

Liên HĐGM Châu Mỹ Latinh Lên Tiếng Về Vụ Cháy Rừng Amazon

Những vừa qua, đám cháy khủng khiếp đã thiêu rụi các khu vực tại Alaska, Greenland, Siberia, các Đảo Canarias và đặc biệt tại Amazon, các giám mục vùng Châu Mỹ Latinh đã quan tâm đặc biệt đến thảm hoạ nghiêm trọng này với một tuyên bố chung, không chỉ ở tầm mức địa phương hay vùng nhưng trên bình diện quốc tế.

Tuyên ngôn viết: “niềm hy vọng của Thượng hội đồng gần kề về Amazon, được triệu tập bởi ĐTC Phanxicô, bị biến thành nỗi buồn sâu sắc vì thảm hoạ thiên nhiên to lớn này. Đối với anh chị em người bản địa sống trong khu rừng nhiệt đới yêu dấu này, chúng tôi bày tỏ sự gần gũi và hiệp nhất tiếng nói với anh chị em để kêu gọi thế giới liên đới và chú ý đến sự tàn phá này.”

Đọc tiếp