Caritas Quốc Tế Thuộc Thẩm Quyền Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện

Một sắc lệnh chung của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ Khanh Toà Thánh, được phê chuẩn bởi Đức Thánh Cha, thiết lập thẩm quyền của Bộ Phát triển Con người Toàn diện trên Caritas quốc tế.

Hôm nay 31/5, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã công bố một sắc lệnh chung được ký bởi ĐHY Quốc vụ Khanh Pietro Parolin liên quan đến Liên hiệp các tổ chức bác ái (hay còn gọi là Caritas) được thiết lập từ năm 1951. Sắc lệnh quy định: Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện là cơ quan “thẩm quyền” đối với Caritas quốc tế “trong tất cả các lĩnh vực hoạt động thể chế” và “không ảnh hưởng đến thẩm quyền của các cơ quan khác của Giáo Triều Roma và Quốc gia thành Vatican”.

Đọc tiếp

Laudato Sí của ĐTC Phanxicô truyền cảm hứng cho Đại Hội Caritas

Hơn 400 đại biểu từ 146 tổ chức Caritas các nước đã tụ họp nhau ở Rôma cho Đại hội Caritas lần thứ 21 (từ ngày 23 đến 28-05-2019), một sự kiện được dành cho các đại biểu tụ họp nhau trong tình liên đới và để đưa ra những đướng hướng mới cho việc phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Chủ đề của Đại hội là “Một Gia Đình, Một Ngôi Nhà Chung,” được ĐTC Phanxicô mời gọi trong Laudato Si để nghe được “tiếng kêu cứu của trái đất và tiếng kêu cứu của người nghèo.”

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô: Ơn Cứu Độ Không Có Được Từ Mua Bán Nhưng Là Quà Tặng Nhưng Không

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 30.05, ĐTC Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ. ĐTC nhắc rằng chính nhờ Chúa Thánh Thần mà những lời loan báo của con người trở nên hiệu năng, trở thành lời trao ban sự sống. ĐTC mời gọi các tín hữu vâng nghe theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, hiệp nhất và kiên trì cầu nguyện để sống hiệp thông trong Giáo hội.

Bài giáo lý đầu tiên được ĐTC diễn giải dựa trên đoạn sách Công vụ Tông đồ 1,3-4.

Đọc tiếp

Đức Thánh Cha: Buồn Bã Không Phải Là Lối Sống Của Người Ki-Tô Hữu

Buồn bã không phải là thái độ của người Kitô hữu. Đức Thánh Cha đã khẳng định như thế trong thánh lễ sáng 28/5/2019 tại nhà nguyện thánh Marta. Ngay cả khi cuộc sống không phải là một lễ hội, và dù có rất nhiều khó khăn chăng nữa, chúng ta cũng có thể vượt qua và luôn bước tới. Nhưng chúng ta cần trò chuyện với Chúa Thánh Thần mỗi ngày. Người luôn đồng hành với chúng ta.

Có một vị thánh từng nói rằng: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn. Cũng thế, một Kitô hữu buồn là một Kitô hữu đáng buồn. Người ấy không bước tới. Thánh Thần chính là Đấng có thể giúp chúng ta vác lấy thập giá.

Đọc tiếp

ĐTC Tái Kêu Gọi Cấp Thiết Cứu Trái Đất

ĐTC tái kêu gọi các chính quyền thế giới quyết liệt dấn thân cứu vãn trái đất trước hiểm họa tàn phá, đồng thời đặt sinh mạng con người lên trên các lợi lộc kinh tế.

Ngài đưa ra lời kêu gọi tha thiết trên đây chiều ngày 27-5-2019 vừa qua trong cuộc gặp gỡ bà Chủ tịch Đại Hội đồng năm nay của LHQ, nhóm họp với các vị Bộ trưởng tài chánh của nhiều quốc gia tại trụ sở Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh ở nội thành Vatican về đề tài ”Sự thay đổi khí hậu và những bằng chứng mới từ khoa học, ngành kỹ sư và chính sách”.

Đọc tiếp

Những Thách Đố Với Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo

Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, Đức TGM Giampietro Dal Toso, kêu gọi tăng cường nền tảng thần học cho các hoạt động truyền giáo, và tìm phương thức lạc quyên mới, đứng trước sự suy giảm các ngân khoản tài trợ cho các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội.

Đức TGM Dal Toso đưa ra lời kêu gọi trên đây hôm 27-5 vừa qua trong buổi khai mạc khóa họp thường niên của khoảng 116 vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, đang nhóm tại ‘Nhà Huynh Đệ’, Fraterna Domus, của dòng Scalabrini ở Sacrofano gần Roma, cho đến ngày 1-6 tới đây. Trong số các tham dự viên có cha Giêronimô Nguyễn Đình Công, thuộc giáo phận Xuân Lộc, Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo hoàng truyền giáo ở Việt Nam.

Đọc tiếp

Công Bố Sứ Điệp ĐTC Nhân Ngày Di Dân Và Tị Nạn 2019

Trong sứ điệp, ĐTC tố giác sự kiện các xã hội có nền kinh tế cao đang có xu hướng ngày càng theo cá nhân chủ nghĩa, cùng với não trạng duy lợi ích, gia tăng các mạng thông tin tạo nên hiện tượng hoàn cầu hóa sự dửng dưng.. Trong bối cảnh đó, những người di dân và tị nạn, những người tản cư và các nạn nhân nạn buôn người trở thành biểu tượng sự loại trừ, vì ngoài thân phận đau thương của họ, họ còn phải chịu nhiều thành kiến tiêu cực, coi họ như nguyên nhân gây ra các tai ương xã hội”.

Đọc tiếp