Đức Giê-su Ki-tô – Đường Mục Tử Nhân Lành

Tháng Sáu vừa qua, chúng ta đã suy niệm chủ đề Đức Giê-su Ki-tô – Đường Trái Tim. Tháng Bảy này, chúng ta cùng nhau suy niệm chủ đề Đức Giê-su Ki-tô – Đường Mục Tử Nhân Lành. Hình ảnh mục tử và đoàn chiên là hình ảnh phổ biến diễn tả nội dung đức tin Ki-tô Giáo. Trong Cựu Ước, hình ảnh này chủ yếu diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và Dân Do-thái, Dân Riêng của Người. Trong Tân Ước, hình ảnh này diễn tả tương quan giữa Đức Giê-su và toàn thể mọi người trong gia đình nhân loại. Đây cũng là hình ảnh được sử dụng để diễn tả tương quan giữa các vị lãnh đạo trong Giáo Hội và những người mà các vị được ủy thác chăm sóc.

Đọc tiếp

Nhận Xét Về Tầm Quan Trọng Của Chữ Nôm Công Giáo

Ai cũng biết đến cái tên Alexandre de Rhodes (1593-1660), là người đã có công san định chữ quốc ngữ trong buổi đầu, và đã soạn ra cuốn sách giáo lý bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, in ở Roma vào năm 1651. Nhưng có một điều mà từ lâu trong số các học giả Việt Nam ít ai để ý là: cũng ngay trong buổi đầu khi mới sang Việt Nam truyền giáo, thì các giáo sĩ Tây phương cũng đã học và sử dụng chữ Nôm, trước chữ quốc ngữ, để viết nhiều sách đạo cho người mình đọc, tuy biết đó là thứ chữ rất khó học, khó đọc, khó hơn cả chữ Hán.

Đọc tiếp

Bộ Giáo Lý Đức Tin: Một Vài Suy Xét Liên Hệ Đến Những Người Đồng Tính

Gần đây, dự luật coi việc phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục là bất hợp pháp được đề xuất ở nhiều khu vực khác nhau. Tại một số thành phố, chính quyền đã xây các nhà công cộng dành cho các cặp đồng tính (cũng như các cặp khác phái tính chưa kết hôn), mà đúng ra những nhà này phải được dành cho các gia đình. Những sáng kiến như thế trong thực tế có thể gây tác động xấu đến gia đình và xã hội, ngay cả khi chúng có vẻ hướng đến việc hỗ trợ các quyền dân sự căn bản, hơn là dung dưỡng các hoạt động và lối sống đồng tính.

Đọc tiếp

Thánh Phêrô, Vị Giáo Hoàng Tiên Khởi: Chuyên Cần Và Liên Kết Với Mọi Người Trong Cầu Nguyện

Vị tông đồ tự hỏi vì sao lại xảy ra tình cảnh này. Ngài đã tìm ra hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, do người ta để cho những dục vọng, ý riêng, lòng ích kỉ thống trị mình (x. Gc 4, 1-2a); thứ hai, vì thiếu cầu nguyện: “Anh em không xin” (Gc 4, 2b), hoặc cầu nguyện theo cách không thể giải thích được: “Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4, 3).

Đọc tiếp

Giáo Hội Và Sứ Vụ Giáo Dục

Cũng thế, tầm nhìn về con người như một nhân vị là tầm nhìn định hướng hoạt động giáo dục. Nói cách khác, nền tảng của triết lý giáo dục là triết lý về con người. Giáo dục Công giáo có mặt trong nhiều môi trường văn hóa và xã hội khác nhau. Tại nhiều nơi, nền giáo dục Công giáo được đánh giá cao, nhưng lại có những nơi nền giáo dục này bị triệt hạ cách phũ phàng. Nhưng dù ở đâu chăng nữa, tầm nhìn nền tảng của giáo dục Công giáo vẫn là tầm nhìn nhân vị (personalistic vision)

Đọc tiếp

Bản Chất Và Ý Nghĩa Của Trưởng Thành Nhân Bản Toàn Diện

Nói đến con người là phải nói đến các mối tương quan với Thiên Chúa, với những con người khác và với chính mình. Chính trong các mối tương quan đó mà Người Trưởng Thành phải được định nghĩa một cách bao quát là người biết mình là ai, biết mình muốn gì và làm chủ được chính mình, làm chủ được các cảm xúc, lời nói và hành vi, với tất cả những khả năng và những giới hạn của mình.

Đọc tiếp

Cha Alexandre De Rhodes: Một Gương Mặt Truyền Giáo

Với tinh thần “Ôn cố tri tân – Ôn lại chuyện cũ người xưa để suy xét việc nay đời nay”, bài viết này như một ghi chép những suy ngẫm tản mạn, từ một số bút tích xa xưa của tiền nhân, để: “tích cực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước chúng ta”.[1] Trong bài, xin đọc lại một số ghi chép của Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) trong Hành trình và Truyền giáo.[2] và Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài.[3]

Đọc tiếp