Chúa Ba Ngôi Trong Đời Sống Hội Thánh

Chính vì vậy mà kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều thần học gia chủ trương trình bày học thuyết Chúa Ba Ngôi bớt dựa trên các luận chứng lý trí mà thiên về các suy tư linh đạo. Nói cách khác, việc vận dụng nguyên tắc lý trí để giải trình và biện hộ cho nội dung đức tin đã được các Giáo Phụ và biết bao thế hệ thần học gia của Hội Thánh thực hiện cách xuất sắc. Ngày nay, nhiệm vụ cấp bách hơn được đặt ra đối với các giáo huấn của Hội Thánh là làm sao giúp cho các Kitô Hữu sống đức tin cách hiệu quả nhất.

Đọc tiếp

Con Người: Có Học – Có Giáo Dục Dưới Nhãn Quan Kitô Giáo

Con Người một hữu thể mầu nhiệm có tiềm năng tư duy vượt trội, có thể vươn tới thực tại Siêu hình và trên hành trình tiến triển, lý trí hầu như không có điểm dừng; song đồng thời Con Người cũng nhận ra chân tính của một thân phận yếu đuối, dễ nghiêng chiều theo sự xấu, nổi bật xu thế kiêu căng – chuyên chế độc quyền, bởi đó luôn cần được giáo dục hoàn thiện, giúp trí lực phát triển thuận với nhân phẩm thăng tiến. Song thực tế, ‘cái đầu’ (lý trí) không phải lúc nào cũng phục vụ tốt cho đời sống Con Người, nếu không muốn nói, nhiều lúc càng làm đời sống nguy hiểm hơn.

Đọc tiếp

Đức Giê-su Ki-tô – Đường Trái Tim

Trái tim là biểu tượng diễn tả những cảm xúc của con người, chẳng hạn như niềm vui, nỗi buồn, đau khổ, hạnh phúc. Hơn nữa, trái tim còn là biểu tượng diễn tả sự sống thể l‎ý, sự sống tình cảm, sự sống tâm linh. Đặc biệt, trái tim là biểu tượng diễn tả tình yêu của con người. Tháng Năm vừa qua, chúng ta đã suy niệm chủ đề Đức Giê-su – Đường Chữa Lành. Tháng Sáu là tháng Trái Tim Chúa Giê-su, cùng nhau chúng ta suy niệm chủ đề Đức Giê-su Ki-tô – Đường Trái Tim.

Đọc tiếp

Chúa Thánh Thần Trong Cuộc Đời Người Trẻ

Nếu tuổi trẻ là giai đoạn của nhiều ước mơ, thì chính Chúa Thánh Thần sẽ đưa ước mơ ấy thành hiện thực. Bên cạnh người trẻ luôn có một Đấng quyền năng, hiểu biết, đạo đức, khôn ngoan và can đảm. Ngài luôn sẵn lòng đổ đầy nhiệt huyết và sức sống vào cuộc đời người trẻ. Nếu người trẻ muốn đi vào tương quan với Đức Giêsu, thì chính Chúa Thánh Thần làm cho các bạn càng ngày càng đi sâu vào con tim của Đức Giêsu. Khi đó, thành công, hạnh phúc và bình an là điều người trẻ có thể cảm nhận và nắm bắt được.

Đọc tiếp

Từ Hiến Chế Dei Verbum Đến Tông Huấn Verbum Domini

Ngày 11 tháng 11 năm 2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chính thức công bố Tông huấn Verbum Domini về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Hội Thánh.[1] Bốn mươi lăm năm trước, Công đồng Vaticanô II đã công bố hiến chế Dei Verbum, một trong bốn hiến chế trụ cột của Công đồng, và được coi là kim chỉ nam cho toàn thể đời sống Hội Thánh. Tại sao bây giờ lại phải có thêm một tông huấn về Lời Chúa? Phải chăng hiến chế Dei Verbum đã lỗi thời? Phải chăng đã có quá nhiều thay đổi từ đó đến nay nên cần xem xét lại và bổ túc thêm?

Đọc tiếp

350 Năm Dòng Mến Thánh Giá: Lịch Sử Dòng Mến Thánh Giá Thời Kỳ Đầu (1670 – 1700)

Vào đầu thế kỷ XVI, sự nghiệp Nhà Lê bắt đầu suy tàn, nước Đại Việt phải gánh chịu hai cuộc phân tranh Lê – Mạc (1533-1592) và Trịnh – Nguyễn (1627-1672)[1]. Những cuộc nội chiến liên miên và kéo dài đã làm đất nước suy yếu và khiến cuộc sống của người dân vô cùng cơ cực. Trong bối cảnh xã hội như vậy, hạt giống Phúc Âm được gieo trên đất Việt, và Giáo Hội Việt Nam được khai sinh giữa biết bao gian nan thử thách, có lúc tưởng chừng như mất hút vì các cuộc cấm cách và bách hại, nhưng thực tế vẫn luôn còn đó một sức sống mãnh liệt phát sinh từ niềm tin kiêu hùng làm trổ sinh hoa trái dồi dào trong Giáo Hội.

Đọc tiếp

Tổng Giáo Phận Hà Nội: Thông Báo Sáp Nhập Pháp Nhân

Sau khi tham khảo ý kiến của các vị Tổng Giám mục tiền nhiệm và các vị hữu trách cũng như với các thành viên trong Nam Hiệp hội ĐTTT, chiếu theo Giáo luật điều 320, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã ký Sắc Lệnh ngày 24 tháng 5 năm 2020: Sáp nhập Nam Hiệp hội ĐTTT vào Tổng Giáo Phận Hà Nội. Các Linh mục của Nam Hiệp hội sẽ trở thành linh mục của Tổng Giáo phận Hà Nội. Sắc lệnh này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đọc tiếp