Tranh – Cuộc Tử Đạo Của Cha Jean-Louis Bonnard Hương Ngày 01-05-1852 Tại Vĩnh Trị

Bức họa cao 1,070 m, rộng 1,789 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng. Phần chính của bức họa được vẽ rất sống động từ góc nhìn cố định theo luật cận viễn và có dùng bóng sáng tối đồng thời áp dụng cả luật đồng hiện trong hội họa dân gian. Chúng tôi tạm chia bố cục bức họa thành hai phần: sau cuộc hành hình – nghi thức an táng.

Đọc tiếp

Về Các Thánh Và Những Vị Anh Hùng Trong Tông Huấn ‘Gaudete Et Exsultate’

Một giáo sư đại học Pháp đã rất thành công khi xuất bản gần đây một cuốn sách có tính học thuật cao nhưng khá thú vị mang tựa đề “Comment parler des livres qu’on n’a pas lu” (Làm thế nào để nói về những cuốn sách mà ta không đọc). Một cuốn sách mà mọi người ngay lập tức nói về nó mà chưa đọc. Thật sự, đây là vấn đề lười biếng thông thường của thông tin đại chúng khi bình luận về những tác phẩm hay những bản văn trang trọng dài nhằng mà chỉ dựa vào thông cáo báo chí đơn giản.

Đọc tiếp

Suy Tư Năm Mục Vụ Gia Đình 2018 – Bài 8 :Tự Do Chứ Không Bị Ép Buộc

Trong lễ cưới, trước khi nói lên lời ưng thuận, đôi bạn sắp kết hôn được linh mục hỏi công khai trước mặt những người chứng và cộng đồng về sự tự do, tự nguyện kết hôn. “AnhT… và chị T…, anh chị đến đây để kết hôn với nhau, anh chị có bị ép buộc không?”, và “Anh chị có hoàn toàn tự ý và tự do không?”, “Khi chọn đời sống hôn nhân, anh chị có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời không?”

Đọc tiếp

Caritas Việt Nam: Hội Thảo “Chia Sẻ Kinh Nghiệm Và Nâng Cao Năng Lực Truyền Thông Bảo Vệ Ngôi Nhà Chung Và Giảm Thiểu, Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu”

CARITAS VINH – Từ ngày 26 đến 28/7/2018, tại  khách sạn Trung Kiên (đường ngang số 8, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An), Caritas Việt Nam đã tổ chức khóa hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực truyền thông bảo vệ ngôi nhà chung và giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Đọc tiếp

Ngày 1/8: Thánh Đaminh Nguyễn Văn Hạnh Và Thánh Bênađô Vũ Văn Duệ

Khi cuộc bắt đạo diễn ra, cha Hạnh đang làm mục vụ cách âm thầm tại làng Quần Anh Hạ. Khi tình hình căng thẳng, cha muốn chuyển sang làng Trung Thành. Hai người làng Quần Anh hứa đưa cha đến nơi an toàn nhưng chính họ lại bắt nộp cha cho quan. Ngày 07/05/1838, cha bị bắt giải về thị trấn Nam Định.

Khi quan khuyên cha bước qua Thập giá, cha nói: “Thập tự đối với chúng tôi tượng trưng cho ơn cứu độ, nên không ai được chà đạp, vì đó là một trọng tội.

Đọc tiếp

Ngày 31/7: Thánh Phêrô Đoàn Công Quý Và Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng

Sau cùng cha Quý được cử về giáo họ Đầu Nước, Cù Lao Giêng, An Giang. Khi quân tổng đốc An Giang bao vây nhà ông Lê Văn Phụng, cha Quý đã ẩn náu an toàn nhưng ra trình diện để cứu gia chủ. Cha nói “Tôi là đạo trưởng. Ai muốn theo đạo, tôi sẵn sàng chỉ dạy”.

Thế là cha Quý, ông Phụng và 32 tín hữu bị xiềng xích giải về Châu Đốc. Quan tổng đốc khuyên cha bỏ đạo: “Thầy là người thanh liêm, nhân từ, đức hạnh, tại sao lại mê theo tà đạo”. Cha Quý trả lời: “Dạ, thưa quan tôi là người giảng dạy đạo này, sao lại có thể bỏ đạo cho được? Vả nữa, đây là chính đạo, vì chỉ dạy điều tốt lành, chứ không phải là tà đạo như quan hiểu lầm đâu”.

Đọc tiếp

Đền Thánh La Vang – Và Văn Hoá Đình Làng

Cũng như các đình làng, Đền Thánh La Vang sừng sững cây đa (bằng đá) nơi linh đài Mẹ hiện ra, nhắc nhớ chuyện Mẹ đến an ủi và hứa che chở, ban bình an cho con cái của mình trong cuộc bách hại đạo khốc liệt năm 1798, thời vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn. Hình ảnh tượng trưng ba cây đa này thật gần gũi với tâm hồn Việt : trọng sự linh thiêng, tin tưởng ơn trên phù trợ, chở che, cứu vớt. Trên Đất Thánh, gần cổng ra vào giống cổng Tam quan.

Đọc tiếp