Tinh Thần Hiệp Hành Nơi Sứ Vụ Linh Mục

Cẩm nang cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về tính hiệp hành đã chỉ rõ:  “Các linh mục và phó tế có vai trò then chốt trong việc cùng nhau cất bước hành trình giữa dân Chúa, khi họ hiệp nhất với giám mục và phục vụ các tín hữu. Họ có thể nhân danh giám mục thông truyền ý ngài cho các tín hữu và ngược lại họ cũng có thể thông đạt ý của các tín hữu cho giám mục. Họ là những tác nhân hiệp thông và hiệp nhất trong việc xây dựng Thân thể Chúa Kitô, giúp các tín hữu đồng hành với nhau, cùng nhau tiến bước giữa lòng Hội thánh.

Đọc tiếp

Thứ Trưởng Ngoại Giao Toà Thánh Vatican Đến Việt Nam

15g29 phút ngày 20 tháng 4 năm 2022, Đức ông Mirosaw Stanislaw Wachowski, Thứ trưởng Ngoại giao Toà Thánh đã đáp chuyến bay đến Hà Nội, bắt đầu những ngày thăm và làm việc tại Việt Nam. Tháp tùng Đức ông Thứ trưởng có Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung, Viên chức Bộ Ngoại giao, Linh mục Han Hyuntaek, Viên chức Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.

Đọc tiếp

Vì Một Giáo Hội Hiệp Hành: Những Đề Tài Cần Được Suy Tư

Giáo hội tại Việt Nam cũng đang bước vào tiến trình cử hành Thượng Hội đồng Giám mục 2023, vốn đã bắt đầu từ ngày 17/10/2021.[1] Trên bình diện giáo phận, các mục tử của Giáo hội tại Việt Nam luôn ước mong hay mơ về một Giáo hội tại Việt Nam như một cộng đoàn Giáo hội nhập thể vào những nơi chốn đặc thù trên quê hương này tìm được một cách thức mới để sống và hiện thực khi Giáo hội đáp ứng lại những thay đổi của xã hội và thế giới dưới mọi lãnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…[2]

Đọc tiếp

Lễ Phục Sinh Trong Phụng Vụ

Trong phụng vụ Rôma, Lễ Phục sinh bắt đầu với Canh thức trọng thể vào đêm Thứ Bảy Tuần Thánh và tiếp tục trong 50 ngày của Mùa Phục sinh, kết thúc bằng Lễ Hiện xuống. Đây là thời gian mà Giáo hội hân hoan với Chúa Kitô Phục sinh, như đang chờ đợi Ngài trở lại trong vinh quang. Chúng ta sẽ noi theo sự gợi ý từ các bản văn của Sách Lễ Rôma mới.

Đọc tiếp

Giáo Lý Kinh Thánh của Lễ Vọng Phục Sinh

Thánh lễ vọng Phục Sinh là phụng vụ lớn nhất trong năm, đồng thời là đỉnh điểm vừa là điểm khởi hành cho toàn năm đã bắt đầu trước đó và tiếp theo sau đó. Vì thế, cách mà Giáo Hội công bố Kinh Thánh trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh thật quan trọng, vì đây là thời khắc then chốt mà các dự tòng và ứng viên mới được trình diện với giáo huấn đức tin, và những người hiện diện đã được khai tâm vào đời sống bí tích của Giáo Hội cũng được nhắc nhớ về niềm tin của mình và nguồn gốc Kinh Thánh của những niềm tin đó.

Đọc tiếp

Để Tham Dự Tam Nhật Vượt Qua Cách Trọn Vẹn

Trong Tam Nhật Vượt Qua – từ Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh – điều kỳ diệu nhất sẽ xảy ra. Hàng triệu Kitô hữu trên khắp thế giới quy tụ lại để tôn kính sự chịu sỉ nhục, đánh đập, và đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô. Trong một nền văn hóa toàn cầu thường tôn vinh quyền lực, sức mạnh và vẻ đẹp, thì sự tôn kính công khai đối với một điều quá khủng khiếp như vậy luôn gây ra một chút sửng sốt. Phải chăng điều lôi cuốn người ta trong tường thuật về Cuộc Khổ nạn lại chính là tính dễ bị tổn thương của Thiên Chúa?

Đọc tiếp

Suy Niệm Tuần Thánh

Cuộc sống của chúng ta cũng có những cơn “hấp hối” nho nhỏ: một cơn bạo bệnh, sự hiểu lầm của người thân, nỗi sợ hãi vì uy tín và danh dự bị đe dọa. Trong tất cả những tình huống ấy, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải cầu nguyện. Trong Vườn Cây Dầu, Ngài muốn có các môn đệ thân tín bên cạnh để làm gì? Phải chăng để được nghe những lời an ủi? Không, Ngài muốn họ cùng cầu nguyện với Ngài: “Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao? Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14,37-38).

Đọc tiếp